NHỮNG ĐIỂM VĂN HỌC NỔI BẬT CỦA HÁN TẠNG PHẬT GIÁO QUA “HÌNH ẢNH NGƯỜI CƯ SĨ” TRONG KINH DUY MA (KỲ CUỐI) * Kim Hiền Vũ Kinh Duy Ma-cật có sự suy nghĩ về nguyên tố loại hình văn học. Kinh Duy Ma Cật được học giả coi là kịch nói hoặc tiểu thuyết, như Hồ Thích từ trí tưởng tượng và kết cấu hình thức bình luận, nhận định kinh Duy Ma “Đáng lẽ là một cuốn tiểu thuyết, giàu tính văn học” còn gọi là “tác phẩm nửa tiểu thuyết, nửa kịch nói”.Theo Trần Dần Cách thì mang quan hệ của“Đại phương Đỉnh Vương kinh”,“Nguyệt thượng Nữ kinh”,“Tư duy tam vị kinh”,“Phật Dụ kinh” và kinh“Duy Ma” coi như quan hệ của“Thuyết Đường tiểu anh hùng truyện”,“Tiểu Ngũ Nghĩa”,“Trùng Mộng”,“Hậu Truyện” vì chính truyện của sách này cho rằng theo loại văn học mà nói nó là tác phẩm cùng loại, mà ông Trần thật sự coi kinh Duy Ma như tiểu thuyết.
Phật giáo và văn học Trung Quốc” của Tôn Xương Vũ thì cho rằng kinh Duy Ma là một vở kịch ba màn,“Nghiên cứu kinh Duy Ma Cật” của Vương Chí My thì coi là vở kịch bảy màn. Nguyên tố chủ yếu của kịch và tiểu thuyết là tình tiết, vai diễn và bối cảnh những thứ này kinh “Duy Ma” đều có, tỉ dụ và tượng trưng của kỹ xảo văn học, kinh“Duy Ma” cũng có luôn, kinh“Duy Ma” được coi là một loại hình văn học, xác thực thì gần tiểu thuyết hay kịch hơn. Sau đây khảo sát thêm về tính kịch nói hay tiểu thuyết của kinh “Duy Ma”. Cao trào lên xuống trong tình tiết kinh“Duy Ma”, tràn đầy sức kịch tính, mà bối cảnh biến hóa cũng nhiều, dễ khiến người ta liên tưởng đến kịch. Thật ra, gần đây, đặc tính kịch của kinh“Duy Ma” là do dùng cách tường thuật khách quan, xử lý đối thoại và ghi nhận hành động. Còn mô tả về trạng thái tâm lý nhân vật thì ít mà “nét độc đáo của tiểu thuyết là thể hiện cuộc sống tâm linh, đây là cách biểu hiện tồi tệ của kịch”. Kỳ diệu là nhân vật trong kinh “Duy Ma” đều có khả năng thần thông, có khi còn biểu hiện sự cảm thông tâm ý giữa nhân vật như “Phẩm Đệ tử thứ 3”:“Lúc đó trưởng giả Duy Ma Cật đang bệnh trên giường, Thế tôn đại bi, thà không thương xót. Đức Phật biết ý, liền nói Xá-lợi-phất…”. Đây đơn giản kể về tâm lý nhân vật, nhưng cũng hình thành một loại diễn viên diễn kịch hợp ý và có hiệu quả. Giá Trị Thiết Thực Qua Hình Ảnh Của Cư sĩ Duy Ma Cật Trong Đời Sống Tu Tập Qua hình ảnh cư sĩ Duy Ma Cật, cho chúng ta thấy rõ Bồ-tát luôn luôn lấy chúng sanh làm quyến thuộc của mình, luôn quan tâm để tìm phương cứu trợ. Vì ngài tuy không xuất gia tu hành nhưng công lực tu hành rất thâm hậu. Điều đó nhắc nhở cho hàng xuất gia nhớ rằng, hình thức chỉ là phương tiện để vươn lên. Đúng vậy, chiếc áo chỉ là một hình thức của chiếc áo, Kinh Đại Niết Bàn ghi:“ Chiếc áo thầy tu khi lọt vào tay thợ săn điêu ngoa sử dụng, nó trở thành một thứ cạm bẫy sát sanh đoạn mạng, con Sư Tử có bộ lông vàng quý hiếm chết một cách oan ức đau thương, chỉ vì lầm tưởng chiếc áo tu sĩ của tên thợ săn độc ác kia, là chiếc áo của vị chân tu mà mình thường lân la thân cận "[1]. Hiện nay, có những hiện tượng đau buồn cho Phật Giáo, có một số người mang hình tướng tu sĩ nhưng sống ngoài khuôn mẫu giáo pháp, không chịu khép mình vào thanh quy, giới luật. Mà lý tưởng của người xuất gia“Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh" bên trong thì lìa tướng nhập tánh, ngoài bỏ ngã chấp, pháp chấp để tu Bồ- tát Đạo, làm lợi ích cho cuộc sống và nhân sinh. Hòa quyện vào dòng đời, đem tình yêu thương đến với nhân loại, không chỉ an phận ở chốn thiền môn tu tập mà còn phải dấn thân vào xã hội làm những việc hữu ích. Như quay về lịch sử các triều đại chúng ta thấy rõ qua hình ảnh của vua Lý Thánh Tông nhìn thấy con gái yêu quý của mình, được ăn ngon mặc ấm liền nhớ đến những tù nhân đói rét, thiếu thốn mà liền chẩn cấp ngay cho họ. Vua Trần Thái Tông biết nghe lời khuyên của quốc sư Viên Chứng:“Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình ", gác lại nguyện vọng riêng, trở về đảm đương trách nhiệm với đất nước; Vua Trần Thái Tông sẵn sàng nhường ngôi lại cho em, khi người ấy đến tuổi lớn khôn… dễ dàng “Lìa bỏ ngai vàng như trút bỏ chiếc giày rách", còn trở lại thời đại ngày nay, biết bao Phật tử tu hạnh Bồ-tát, cùng nhau đóng góp trên tinh thần nhường cơm sẽ áo, giúp đỡ nhân dân gặp cảnh thiên tai lũ lụt… biết bao nhà từ thiện xã hội, tình thương… được thành lập, tất cả đều được thể hiện trên tinh thần vì tha nhân.Đây là tư tưởng Bất Nhị của cư sĩ Duy Ma Cật, phá tan tư tưởng ranh giới cư sĩ và hàng Xuất gia, Tiểu thừa và Đại thừa. Vạch ra một con đường giải thoát cho những người còn có bổn phận đối với gia đình, xã hội, chưa đủ duyên lành xuất gia cầu đạo, không vì thế mà họ chịu thiệt thòi, chẳng được tu pháp môn thù thắng giải thoát. Vì:“Quả vô thượng Bồ Đề không phải là cái hứa hẹn để cho mọi người mỏi mòn hy vọng mơ ước, mà con người ai cũng có khả năng đạt đến bằng trí huệ của chính mình", người nào có tu thì người ấy có an lạc, ai có khả năng đoạn sạch vô minh trừ hết phiền não thì “Tức thân thành Phật" dù cho bất cứ hình thức nào.
Như bài kệ: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền Trong nhà có báu thôi tìm kiếm Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền”[2] Theo quan điểm Phật giáo“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh" đạo Phật là đạo bình đẳng không phân biệt Phật tánh tu sĩ hay Phật tánh của người tại gia. Hễ ai tu chân chánh thì được giác ngộ giải thoát, an lạc ngay chốn trần gian này chứ không phải một cảnh giới nào khác, hay còn gọi là“bình thường tâm thị đạo" Trong cái bình thường mà sống đầy chất thiền vị an lạc như vậy mới thật là phi thường. Con người luôn nghĩ rằng chân lý an lạc giải thoát là những gì mầu nhiệm tối thượng, cao siêu vượt ngoài sự hiểu biết, vượt ngoài khả năng thành tựu của chúng ta. Hòa thượng Thanh Từ đã nói: “Thấy được chân lý trong việc bình thường là thấy đạo, nếu trái lại là lạc hướng”.[3]Qua đây, hình ảnh cư sĩ Duy Ma đã chuyển hóa được tâm thức và mở rộng tầm nhìn của chúng ta theo chiều hướng mới, đó là không còn chấp chặt vào những hình thức, tri kiến sai lầm, mà phải quán sát bằng trí tuệ Bát Nhã, cũng như hằng tu tập, ứng dụng thực tế trong mỗi mỗi việc làm hằng ngày, mọi chứng nghiệm luôn được biểu hiện qua cách tiếp vật xử thế, từ đó ta mới mong thẩm thấu được bản chất thật của vạn pháp. Thay Lời Kết Kinh Duy Ma là một bộ kinh đưa mọi người quay về lại thời Đức Phật, là một lối thể hiện nét đẹp cao quý của tinh thần qua giáo lý Đại thừa. Đã phác họa hình ảnh lý tưởng của một Bồ-tát cư sĩ dù chưa xuất gia thọ giới nhưng đạt được trình độ tu chứng cao thâm dưới hình thức một cư sĩ bình thường và sống cuộc đời một vị Bồ-tát. Đây là một niềm khích lệ đối với hàng Phật tử, hình ảnh cư sĩ Duy Ma với tấm lòng chí đạo không hề thua kém hàng xuất gia, hay đúng hơn không thua kém thập đại đệ tử của Phật. Duy Ma đã đạt được bản tâm thanh tịnh và sống với thật tướng các pháp, nhưng Ngài hiện thân lại cuộc đời này, tùy thời, tùy lúc, tùy duyên thị hiện và biến hiện trong cuộc sống của xã hội, để từng bước dìu dắt mọi người tiến gần đến Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Dù khoác trên mình chiếc áo Cà sa hay cư sĩ, đều nhận lãnh ý Phật mà hội nhập vào đời sống nhân loại, đây là tinh thần bình đẳng của Phật giáo "Tất cả chúng sanh đều có phật tánh". Cư sĩ Duy Ma xuất hiện trên cõi trần gian làm cho hàng ngũ xuất gia cần phải khắc phục lối sống của mình để vươn tới chân-thiện-mỹ. Bồ-tát Duy Ma muốn nhắc nhở hàng xuất gia lấy trí tuệ làm nền tảng đạo đức, giác ngộ, lấy cuộc đời làm môi trường sinh hoạt đấu tranh để chuyển hóa ba độc trong lòng mình và người. Thực hiện lý tưởng lấy chốn nhân gian để chứng nhập thực tại, đem đạo vào đời góp phần xây dựng ngôi nhà chánh pháp và xã hội ngày một tốt đẹp và lành mạnh hơn. Con người là nhân tố của xã hội, con người tốt thì xã hội văn minh. Đây là giáo dục nhân tính của Phật Giáo, dù bất cứ nơi đâu chúng ta phải đầy đủ trí tuệ và đạo đức mới đưa đến thành công mỹ mãn. Quả thật, ngôi nhà chánh pháp xưa và nay vẫn còn dư âm lời luận bàn giáo lý Đại thừa,người đệ tử siêu việt Duy Ma Cật của bậc Thiên Nhơn Sư. Học tập nghiên cứu Kinh Duy Ma chúng ta khắc ghi những tư tưởng Đại thừa Bồ-tát Đạo của Ngài Duy Ma Cật, luôn luôn sống hợp với chân lý, một lòng phục vụ đồng bào, đồng loại, lấy niềm vui nhân loại làm niềm vui cho chính mình. Chúng ta thật sự tri ân ngài Duy Ma Cật đã truyền trao ngọn pháp đăng giải thoát bất tư nghì cho thế hệ hậu sanh để cho ánh sáng chánh pháp Đại thừa lưu truyền mãi mãi ở chốn nhân gian này.
[2] Thích Thanh Từ, Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20, Nxb Thành Hội Phật GiáoTPHCM, 1992, tr.67 [3] Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang giảng giải, Nxb Tôn Giáo, 2010, tr.18 |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com