Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, 1 Tháng Mười, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Những chuyện ngụ ngôn ngắn nhưng chứa đựng triết lý sâu sắc trên internet

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

Những chuyện ngụ ngôn ngắn nhưng chứa đựng triết lý sâu sắc trên internet

* Nguyễn Huy Trứ

Con người sống ở đời, không nên trông mong cuộc sống sẽ không có “bi ai thống khổ,” mà việc thật sự nên làm là luôn luôn sẵn sàng chịu khổ, việc nên trông mong là bản thân có thể từ cái khổ đó mà trưởng thành, thấu hiểu… như vậy cái “khổ” đó sẽ không còn nữa.

1. Người mù thắp đèn lồng

Truyện ngụ ngôn của Nhật, Anh thiền sinh nọ đang gấp rút về nhà lúc nửa đêm, nhìn thấy một người mù nghe đang thắp đèn lồng, anh này cảm thấy rất kỳ lạ, bèn tiến đến hỏi: “Anh là một người mù, vậy tại sao còn thắp đèn lồng?”

Người mù nói, “Tôi nghe người ta nói, mỗi lần đến tối nếu không có đèn lồng, mọi người sẽ không nhìn thấy gì cả, sẽ biến thành một người mù giống như tôi. Vì vậy, mỗi buổi tối tôi đều thắp đèn lồng.”

Anh học trò ngạc nhiên nói: “Hóa ra anh làm vậy vì muốn mang lại ánh sáng cho mọi người?”

Người mù thành thật trả lời: “Thật ra phải nói là tôi vì chính mình thì đúng hơn!”

Người học trò càng mơ hồ, không hiểu là thế nào, người mù vội giải thích: “Tôi là một người mù, không nhìn thấy gì cả, nhưng tôi thắp đèn lồng chiếu sáng đường đi lối về giúp mọi người, cũng đồng thời giúp họ nhìn thấy tôi, như thế họ sẽ không vì không nhìn thấy mà đụng tôi té ngã nữa.”

Tôi xin phóng tác câu chuyện sau đây, chuyện ngụ ngôn Việt Nam mượn ý Nhật: “Áo Gấm dạ hành,”  Lê Huy Trứ.

Truyện ngụ ngôn của Nhật, được ‘phụ đề Việt Ngữ:’  Chú điệu nọ đang gấp rút đón xe Taxi về nhà lúc nửa đêm, nhìn thấy nhạc sĩ đàn cò Văn ‘Dĩ’ đang lái xe Taxi ở Sài Gòn, mở đèn pha sáng lóa mắt, sãi này cảm thấy rất kỳ lạ, bèn tiến đến hỏi: “Ông là một người mù, vậy tại sao còn lái xe Taxi mà lại còn cần phải bật đèn pha sáng chói?”

Nhạc Sĩ  mù Văn ‘Dĩ’ nói: “Tôi nghe người ta nói, mỗi lần đến tối nếu không có đèn ngay cả lái xe, mọi người sẽ không nhìn thấy gì cả, sẽ biến thành một người mù giống như tôi. Vì vậy, mỗi buổi tối tôi đều thắp đèn pha khi lái xe Taxi đón khách sáng mắt.”

Sãi ngạc nhiên nói: “Hóa ra ông làm vậy vì muốn mang lại ánh sáng cho mọi người nhưng ông không cần phải bật đèn pha lóa mắt người sáng mắt lái xe đêm. Xe sẽ ‘chẹt’ ông chết đấy.”

Nhạc Sĩ  mù Văn ‘Dĩ’ thành thật trả lời: “Thật ra phải nói là tôi vì chính tôi, sợ tôi, sẽ chẹt họ chết thì đúng hơn.”

Chú điệu càng mơ hồ, không hiểu là thế nào, Nhạc Sĩ  mù Văn ‘Dĩ’ vội giải thích: Tôi đang mang áo gấm lái Taxi đêm nên phải thắp đèn đuốc để mọi người chiêm ngưỡng cái áo gấm qúy giá, xinh đẹp trên người vì tôi mù lòa không thể thấy được nó đẹp như thế nào?”

Ngài nhạc sĩ mù nói tiếp: “ Tuy nói vậy chứ không phải như vậy.  Tôi là một người mù nhưng tôi mặc áo gấm dạ hành lẫn thắp đèn pha chiếu sáng để giúp mọi người, cũng đồng thời giúp họ nhìn thấy ‘tôi,’ người mù lái xe, mang áo gấm sáng lóng lánh mang rách nát trong tâm linh.  Và như thế, mong họ sẽ ‘không mù,’ có mắt không tròng, để không nhìn thấy đường, thấy tôi, thấy ‘Ngã’ đi lối về, mà không đụng tôi Ngã tại Ngã ba đường trong cái Ngã cụt không tên tuổi này.”

Đi Taxi Bát Nhã của Nhạc Sĩ Văn Dĩ lái là an toàn nhất nước.  Bảo đảm tiêu diêu cực lạc. Người ta phải tránh ngài chứ ngài không cần tránh ai cả, ngày cũng như đêm.  Nhưng đi có tới nơi, tới chốn không là chuyện khác.

2. Câu chuyện về trái khổ qua

Ở ngôi chùa nọ, có một lần chúng đệ tử cùng nhau xuống núi hành hương. Lúc này, sư phụ mang đến một trái khổ qua và nói: “Mang trái khổ qua này theo bên mình, nhớ là ngâm nó vào mỗi con sông thánh mà các con đi qua. Hơn nữa, nhớ mang chúng vào thánh điện nơi các con thờ phụng, đặt lên bàn cúng bái, thờ cúng nó, lúc quay về, thì đem theo cùng về.”

Chúng đệ tử đi viếng qua rất nhiều sông thánh và thánh điện, cũng luôn theo lời sư phụ dặn dò mà làm. Sau khi quay về, họ đem trái khổ qua đưa lại cho sư phụ. Và rồi, sư phụ lại bảo họ đem khổ qua nấu chín, lúc ăn tối sẽ dùng. Đến bữa cơm tối, sư phụ cắn một miếng khổ qua, sau đó nhẹ nhàng nói: “Kỳ lạ thật! Ngâm qua nhiều sông thánh như thế, tiến vào nhiều thánh điện như thế, trái khổ qua vậy mà vẫn không trở nên ngọt.”

Chúng đệ tử nghe xong, lập tức đều tỉnh ngộ. Đắng là bản chất của khổ qua, nó sẽ không vì ngâm nước thánh hay vào thánh điện mà thay đổi.

Cuộc sống của con người cũng giống như vậy, sẽ không vì bạn đạt được địa vị gì, giành được học vị gì hay là tôn thờ một vị thần nào đó mà thay đổi.

Con người sống ở đời, không nên trông mong cuộc sống sẽ không có “bi ai thống khổ,” mà việc thật sự nên làm là luôn luôn sẵn sàng chịu khổ, việc nên trông mong là bản thân có thể từ cái khổ đó mà trưởng thành, thấu hiểu… như vậy cái “khổ” đó sẽ không còn nữa.

Loạn bàn cho vui:

Khổ quá nói mải, biết rồi! Rồi thì khổ cũng sẽ qua. Khổ qua!  Khổ qua! 

3. Người khác là tấm gương phản chiếu của chính mình

Tô Đông Pha và thiền sư Phật Ấn là bạn tốt của nhau. Có một hôm, ông ấy và thiền sư Phật Ấn cùng nhau đàm thiền. Tô Đông Pha muốn đùa giỡn một chút với đại sư nên nói: “Đại sư, ngài xem, tôi ngồi ở chỗ này nhìn giống cái gì?”

“Nhìn giống một pho tượng Phật,” đại sư Phật Ấn nói. Tô Đông Pha chế giễu cười nói: “Nhưng tôi lại thấy ngài giống một đống phân trâu”. Đại sư Phật Ấn chỉ mỉm cười không nói gì.

Sau khi về nhà, Tô Đông Pha đem chuyện này kể lại cho Tô tiểu muội nghe. Tô tiểu muội chỉ nhẹ nhàng nói: “Vì bản thân là Phật nên nhìn người khác cũng sẽ thấy giống Phật, còn như bản thân là phân trâu, nhìn người khác đương nhiên sẽ thấy giống phân trâu”.

Người khác chính là tấm gương phản chiếu bản thân. Bạn dùng ánh mắt như thế nào nhìn họ, cũng chính là dùng ánh mắt đó nhìn bản thân.

Chúng ta đối với cuộc sống này, đối với người khác nên có suy nghĩ tích cực, khoan dung và lạc quan hơn. Khi bạn bao dung người khác cũng chính là đang bao dung chính mình, làm cho nhân cách của mình thêm “đẹp”, thêm đáng quý, cũng như cách mà đại sư Phật Ấn đã làm vậy.

Loạn bàn cho vui:

Lạ thật tôi nhìn ai cũng, dường như, giống như Phật cả vậy mà khi tôi quán tự tại, soi kiếng chiếu yêu, lại thấy mình không giống một con giáp cả, chứ đừng nói chi đến đống phân trâu? 

4. Cùng một sự việc, mỗi người lại có cách nhìn khác nhau

Hai bà ngồi trò chuyện với nhau, trong đó có một người nói: “Con trai bà thế nào rồi.”

Đừng nhắc nữa, thiệt là xui xẻo, đứa con này làm tôi lo lắng chết đi được.” người còn lại trả lời.

Bà này nói tiếp, “Nó thiệt là quá xúi quẩy, lấy phải một người vợ cực kì lười biếng, không nấu cơm, không quét dọn, không giặt quần áo, không chăm con, cả ngày chỉ ngủ. Bữa sáng, con tôi còn đem tới tận giường kìa!”

“Vậy thế còn con gái bà thì sao?” người kia lại hỏi tiếp.

“Nó thì tốt số rồi.” Bà kia cười tươi nói, “Nó được gả cho một tấm chồng tốt, trước giờ không phải làm việc nhà, một tay đều do chồng nó lo hết, nấu cơm, giặt đồ, quét dọn, chăm trẻ, hơn nữa mỗi sáng còn đem thức ăn sáng tới tận giường cho nó ăn đó.”

Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng, cùng một trường hợp, nhưng khi đứng từ những góc độ khác nhau để nhìn nhận, xem xét, thì sẽ có cách nhìn không giống nhau. Do vậy nhìn phiến diện, một chiều, vì điều này sẽ tạo nên rất nhiều hiểu lầm không đáng có.

Đối với bất kỳ việc gì, chúng ta cũng nên có cái nhìn khách quan, đứng ở lập trường của người khác mà xem xét, hoặc đổi một góc độ khác mà nghĩ, khi đó, mọi chuyện sẽ có chiều hướng tích cực hơn.

Loạn bàn cho vui:

Con trai bà này tâm sự: con vợ con nó làm gì sai nấy, nấu cơm thì suýt cháy nhà, giặt đồ thì nước lụt cả nhà, quét dọn thì nó quét tất cả ra khỏi nhà kể cả con, chăm trẽ thì trẽ phải trông lại nó, nếu mỗi sáng không đem thức ăn sáng tới tận giường cho nó ăn đó thì nó không cho làm chuyện vợ chồng.  Đây là cái chuyện ái dục sinh tử trên đời, nên con phải chịu nhẫn nhục mà năn nĩ nó ban cho chút ân huệ vợ chồng.

Cô con gái bà kia tâm sự: Chồng con khó tính còn hơn má chồng làm gì cũng chê thua Mẹ mình.  Nấu ăn thì chê nấu dỡ hơn Mẹ mình, giặt đồ thì chê không ủi thẳng, sắp xếp ngay ngắn, chăm trẽ thì cho là không bằng Mẹ mình trông cháu, hơn nữa mỗi sáng chồng con “còn đem thức ăn sáng tới tận giường cho con ăn” trước khi nó đi làm vì nó sợ con ăn nhiều tốn cơm.  Nó muốn control từ thể xác tới tâm hồn con, vừa hà tiện vừa bần tiện, đàn ông gì mà để ý từng chi tiếc, nói dai như dẽ rách cho nên con phó mặc mọi chuyện trong nhà nó…cho nó gánh, hơi sức đâu mà phải lo còn bị nó cằn nhằn, chữi bới.  Nó lấy con vì muốn gở gạt cái chuyện đó.  Đó là vũ khí phòng thân cuối cùng của con.

 Tóm lại….Hừm!  Tại sao cái gì tui cũng phải nói hết?   Để qúy vị tự suy nghĩ và kết luận lấy.

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
23 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
24 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Quan Âm “Vui hội Trăng rằm” cùng các cháu Trường Mầm non Sơn Ca 3 huyện Hoà Bình

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Quang cảnh chương trình toạ đàm
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Next Post

NỤ CƯỜI SƠ TÂM

ĐỜI TĂNG SĨ

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Ban Trị sự Phật giáo huyện Phước Long phát 415 suất cơm chay

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
29/09/2023
0

Nhân dịp rằm tháng tám, tại Trụ sở BTS Phật giáo huyện Phước Long, Ban Trị sự huyện đã tổ...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

21/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thiền Trúc Lâm qua văn thơ chữ Hán (Thanh Từ)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

10/2023
CNT2T3T4T5T6T7
1
17/8
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/9
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
31
17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 82
  • 497
  • 324.738

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN