Những bước tiến trong công tác giáo dục-đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam * Phúc Nguyên Sau ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập, tháng 11/1981, vấn đề giáo dục, đào tạo tăng ni đã được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Qua gần 30 năm phát triển và trưởng thành, GHPGVN đã có những bước tiến không ngừng về mọi mặt, trong đó công tác giáo dục đã có những thành tựu đáng kể, trường lớp đào tạo Phật học phát triển, tạo thành một hệ thống các cấp học khá hoàn thiện, đào tạo nhiều thế hệ tăng ni có trình độ Phật học và thế học, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển GHPGVN, xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh.
Bên cạnh đó, các khóa học chuyên môn, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các chuyên đề bổ trợ… vẫn thờng xuyên được tổ chức theo các cấp độ và quy mô khác nhau, đã làm phong phú và đa dạng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của GHPGVN. 1. Hệ thống các cấp đào tạo Phật học: Các trường lớp đào tạo Phật học của GHPGVN hiện nay tổ chức khá chặt chẽ và bài bản, quy định cụ thể đến từng cấp học, từng nội dung. Theo Nội quy của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua[1], hệ thống đào tạo Phật học của GHPGVN có 3 cấp là: Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học và Đại học Phật học. Cấp học Sơ cấp Phật học là loại hình giáo dục được đào tạo tại các sơ sở tự viện hoặc do Phật giáo các địa phương tổ chức; cấp Trung cấp Phật học tùy tình hình cụ thể về nhu cầu học tập của tăng ni địa phương mà Ban Trị sự Phật giáo xin thành lập Trường Trung cấp Phật học; cấp Đại học Phật học được đào tạo tại các Học viện Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, còn có hệ Cao đẳng chuyên khoa Phật học do các tỉnh, thành hội Phật giáo các địa phương thành lập để nâng cao trình độ chuyên môn cho các tăng ni có nhu cầu học tập nhưng không đủ điều kiện vào học tại Học viện. * Sơ cấp Phật học: Theo quy định của Giáo hội, đây là một trong 3 cấp đào tạo Phật học, tuy nhiên nếu xét trên góc độ quản lý Nhà nước, thì cấp học này chỉ có tính chất trang bị những kiến thức cơ bản về Phật học cho tăng ni, mang tính sơn môn, pháp phái theo hình thức gia giáo. Các lớp cơ sở này thường do các cơ sở tự viện của Giáo hội, mà trực tiếp là thầy Bản sư[2] hoặc Y chỉ sư[3] hướng dẫn. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết đối với các vị có ý định xuất gia tu tập cần phải có những kiến thức nhất định về Phật giáo và các nghi thức, nghi lễ bắt buộc mà mỗi tăng ni phải ghi nhớ, thực hiện trong suốt cả cuộc đời. Ở những chùa tập trung đông tăng ni tu tập, các thầy Bản sư hoặc Y chỉ sư thường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức ngay tại chùa của mình. Với những chùa có ít tăng ni, tổ chức Phật giáo địa phương, thường là Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện, tùy điều kiện và nhu cầu thực tế, thường tổ chức thành các lớp để tập hợp tăng ni hướng dẫn, phổ biến các kiến thức Phật học. Ngoài ra, tăng ni cũng phải thường xuyên chấp tác, công phu[4] ở chùa để rèn luyện và tu dưỡng thân tâm, nâng cao kiến thức Phật học. Cũng theo quy định của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương, cấp sơ cấp Phật học kéo dài 2 năm. Đây cũng là thời gian tối thiểu bắt buộc ở trong chùa của mỗi tăng ni trước khi được thụ giới tỳ kheo. Chương trình học do thầy Bản sư hoặc Y chỉ sư trực tiếp biên soạn theo hướng dẫn chung của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương nhưng không bắt buộc theo một khung cố định. Theo thống kê, số lợng tăng ni đang học tại các lớp sơ cấp Phật học khoảng 5000 vị, trong đó có một nửa là các vị sư theo Phật giáo Nam tông Khơ me[5]. * Trung cấp Phật học: Trường Trung cấp Phật học, trước đây được gọi là Trường Cơ bản Phật học với ý nghĩa là cấp học trang bị cho tăng ni những kiến thức cơ bản về Phật học. Đây là một cấp học do Ban Trị sự Phật giáo các địa phương, trên cơ sở điều kiện thực tế về số lượng tăng ni, nhu cầu học học tập, cơ sở vật chất… xin thành lập. Tăng ni sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Phật học đợc cấp các văn bằng chứng chỉ do cấp có thẩm quyền xác nhận và đủ điều kiện để học các chương trình cao hơn. Trước đây, do chưa có quy định cụ thể thống nhất cấp học Trung cấp Phật học nên thời gian đào tạo ở các Trường có khác nhau. Có địa phương cấp học Trung cấp Phật học kéo dài 7 năm chia làm 2 hệ: Hệ trung cấp Phật học I, kéo dài 4 năm và hệ Trung cấp Phật học II kéo dài 3 năm. Có địa phương chia cấp học Trung cấp Phật học làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 năm. Hiện nay, theo quy định của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương, cấp học Trung cấp Phật học đào tạo trong 4 năm. Chương trình, nội dung, giáo trình… do Trường biên soạn trên cơ sở hớng dẫn của Ban Trị sự Phật giáo và Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương theo các bộ môn kinh, luật, luận, sử học và văn học Phật giáo… Chương trình học của hệ Trung cấp gồm hai phần nội điển và ngoại điển. Nội điển là phần cung cấp kiến thức về giáo lý của đạo Phật qua kinh, luận, luật. Ngoại điển là những phần kiến thức xã hội bổ trợ như: văn học, lịch sử, triết học, xã hội học, ngoại ngữ… Đội ngũ giảng sư do Trường đề nghị và đợc sự hỗ trợ từ Ban Trị sự Phật giáo ở địa phương và Ban Hoằng pháp Trung ương. Theo quy định trước đây đối với hệ Trung cấp Phật học, tuổi tối thiểu để vào học giai đoạn 1 là 12 tuổi. Những vị xuất gia dới 12 tuổi cần hành điệu[6] một thời gian trước khi được vào học. Trình độ văn hóa phải qua cấp Tiểu học (cấp 1). Tuổi tối thiểu để vào học giai đoạn 2 là 16 tuổi. Trình độ văn hóa phải qua cấp Trung học cơ sở (cấp II)[7]. Theo quy định mới của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương, hệ Trung cấp chỉ còn một giai đoạn và đào tạo trong thời gian 4 năm, điều kiện với đối tợng tăng ni dự học tương đơng hệ Trung cấp Phật học giai đoạn 2. Trong quá trình học tập tại Trường Trung cấp Phật học, các tăng ni sinh phải đồng thời học các môn bổ túc văn hóa theo theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nếu cha hoàn thành trình độ văn hóa theo yêu cầu. Tăng ni sinh tốt nghiệp Trung cấp Phật học đợc cấp văn bằng chứng chỉ của Trường và đủ điều kiện để học tiếp lên các trình độ Phật học cao hơn. Hiện nay, GHPGVN có 54 Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo cấp tỉnh thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số lượng Trường Trung cấp Phật học là 32 trờng thuộc 32 địa phưương, đáp ứng tơng đối đầy đủ nhu cầu học tập trình độ Phật học căn bản của các tăng ni. * Đại học Phật học: Cấp học này đợc đào tạo tại hệ thống các Học viện Phật giáo của GHPGVN, trước đây, gọi là Trường Cao cấp Phật học. Năm 1982, Trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội đợc thành lập và tuyển sinh khóa đầu. Năm 1983, Trường Cao cấp Phật học tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập và năm 1984 tuyển sinh khóa đầu. Năm 1997, Trường Cao cấp Phật học tại Huế đợc thành lập và tuyển sinh khóa đầu. Cũng trong năm 1997, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định đồng ý để GHPGVN đổi tên Trường Cao cấp Phật học thành Học viện Phật giáo Việt Nam[8]. Năm 2006, Học viện Phật giáo Nam tông Khơ me đợc thành lập. Nh vậy, hiện nay, GHPGVN có 4 Học viện phân bố theo khu vực là Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Riêng Học viện Phật giáo Nam tông Khơ me là trường đào tạo chuyên biệt cho hệ phái Phật giáo Nam tông Khơ me, 3 Học viện còn lại đào tạo tăng ni sinh của Phật giáo Bắc tông. Nội quy của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương quy định cấp Đại học Phật giáo có 2 hệ là Cử nhân Phật học và Cao học Phật học, trong đó, hệ cử nhân đào tạo 4 năm và hệ cao học đào tạo 2 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, Học viện mới chỉ đào tạo được hệ cử nhân Phật học, chương trình cao học vẫn cha triển khai tuyển sinh và đào tạo. Theo quy định cũ, các Học viện Phật giáo Việt Nam đợc tuyển sinh 4năm/lần, số lợng tuyển sinh mỗi khóa là 200 tăng ni sinh. Những năm gần đây, để phù hợp với nhu cầu học tập của tăng ni sinh Phật giáo Việt Nam, các Học viện Phật giáo Việt Nam đã được phép tuyển sinh gối vụ và tăng chỉ tiêu đầu vào[9]. Theo quy định, điều kiện để được dự thi vào Học viện Phật giáo Việt Nam, tăng ni phải có trình độ cơ bản Phật học, tức tương đơng hệ Trung cấp Phật học, đã đợc thụ giới tỳ khiêu (tỳ khiêu Ni) hoặc đã thụ giới sa di (sa di Ni) được ít nhất 3 năm và phải có sự xác nhận giới thiệu của thầy Bản sư hoặc Y chỉ sư. Trình độ văn hóa phải đạt mức phổ thông trung học hoặc tương đương. Các tăng ni sinh sau khi tốt nghiệp Học viện đợc cấp văn bằng xác thực và được những Trường Phật giáo của các quốc gia khác chấp nhận để theo học Thạc sỹ hoặc Nghiên cứu sinh về Phật học. Chương trình học tại Học viện bao gồm hai phần nội điển và ngoại điển, trong đó các môn ngoại điển như lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam… là những môn học bắt buộc. Đội ngũ giảng sư của các Học viện do GHPGVN tuyển chọn để giảng dạy những môn nội điển và mời giảng sư của các Trường Đại học bên ngoài giảng dạy những môn ngoại điển. Một số Học viện như Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có số lợng giảng sư cơ hữu là giáo sư, tiến sỹ lên đến hơn 50 vị. Ngoài ra, các Học viện, theo điều kiện cụ thể, còn mời những giảng sư là người nước ngoài đến thỉnh giảng những chuyên đề liên quan. Điều đó phần nào cho thấy chất lượng học và dạy tại các cơ sở đào tạo Phật học cao nhất của GHPGVN. 2. Lớp Cao đẳng và các lớp bồi dỡng Phật học * Lớp Cao đẳng Phật học: Lớp Cao đẳng Phật học không phải là một cấp đào tạo của Giáo hội, lớp Cao đẳng được mở ra nhằm mục đích đào tạo những tăng ni sinh không đủ điều kiện học tại Học viện. Vì không phải là một cấp học trong hệ thống đào tạo Phật học của GHPGVN nên các lớp Cao đẳng không có cơ sở riêng, không hoạt động độc lập mà phải mợn cơ sở của Học viện hoặc Trường Trung cấp. Văn bằng tốt nghiệp các lớp Cao đẳng cũng do Trường Trung cấp Phật học (trừ lớp Cao đẳng Phật học Hà Nội do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội) cấp nên làm nảy sinh nhiều bất cập. Hiện nay, GHPGVN có 8 lớp Cao đẳng Phật học tại 8 địa phương là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên – Huế, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bạc Liêu và Cần Thơ. Thời gian học của các lớp Cao đẳng là 3 năm, điều kiện dự thi là tăng ni sinh đã tốt nghiệp Trường Trung cấp Phật học. Chương trình và nội dung học cũng gồm hai phần nội điển và ngoại điển với các môn học về kinh, luận, luật. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng sư của các lớp Cao đẳng do Trường Trung cấp tạo điều kiện. Tuy nhiên, số lượng tăng ni sinh theo học lớp Cao đẳng không nhiều, chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn nh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên -Huế, còn các địa phương khác số lợng tuyển sinh và đào tạo khá khiêm tốn. Tăng ni sinh sau khi tốt nghiệp lớp Cao đẳng đợc cấp văn bằng chứng chỉ, song do đây là lớp chứ không phải Trờng nên tăng ni sinh theo học chỉ có tính chất nâng cao kiến thức, văn bằng không đủ điều kiện để học các chương trình đào tạo sau đại học. * Các lớp bồi dỡng kiến thức Phật học và xã hội: Các lớp bồi dưỡng Phật học là một trong những hình thức đào tạo khá được chú trọng của GHPGVN. Hàng năm, các khóa bồi dưỡng ngắn hạn và trung hạn được tổ chức đều đặn đã góp phần đáng kể vào việc bồi dưỡng không chỉ những kiến thức chuyên sâu về Phật học mà còn bổ trợ các kiến thức liên quan đến các ngành, lĩnh vực hoạt động của Giáo hội. Các chương trình bồi dưỡng rất phong phú như đào tạo giảng sư, bồi dỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng hoằng pháp, bồi dưỡng trụ trì, hội thảo giáo dục Phật giáo, bồi dưỡng pháp luật, công tác hành chính đạo của tổ chức Giáo hội… đợc tổ chức liên tục trong thời gian qua đã góp phần củng cố và tăng cường chất lượng hoạt động của các ban, ngành Trung ương Giáo hội, các Ban Trị sự tỉnh, thành hội, các Trường Phật học cho đến những cơ sở tự viện của GHPGVN. Đặc biệt, nhằm nâng cao trình độ cho tăng ni, phật tử, GHPGVN kết hợp với Ban Biên tập Báo Giác ngộ còn tổ chức chương trình Phật học hàm thụ dới hình thức đào tạo từ xa. Đến nay đã đào tạo đợc hai khóa, 2000 tăng ni, phật tử tốt nghiệp, khóa 3 đang đợc đào tạo với hàng ngàn tăng ni, phật tử theo học[10]. Các khóa bồi dưỡng thường được tổ chức tại các cơ sở tự viện của GHPGVN, do các ban, ngành viện Trung ương Hội đồng Trị sự hoặc Ban Trị sự Phật giáo các địa phương tổ chức. Đối tượng là tăng ni đang tham gia công tác Phật sự tại các ban, ngành Trung ương, các Ban Trị sự hoặc trụ trì các cơ sở tự viện của Giáo hội. Ngoài ra, trong nhiều nội dung bồi dưỡng, đối tượng là tín đồ, phật tử cũng được tham gia. Báo cáo viên tại các khóa bồi dưỡng có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nớc đối với các chuyên đề về pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nớc đối với tôn giáo… GHPGVN cũng liên kết với các học viện, các trờng Đại học thế học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để đào tạo bồi dỡng những kiến thức về xã hội, ngoại ngữ, tin học… cho các tăng ni. Theo báo cáo của GHPGVN[11], Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã kết hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lớp đại học tại chức chuyên ngành triết học và tôn giáo học, đã có 55 tăng ni tốt nghiệp khóa I, 110 tăng ni đang theo học khóa II. Trong hệ thống giáo dục, đào tạo của GHPGVN còn có loại hình đào tạo chuyên biệt cho tăng Phật giáo Nam tông. Tại một số địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long tập trung đông sư sãi Phật giáo Nam tông, GHPGVN mở các lớp học vini, pali trung cấp, sơ cấp, các lớp bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3 và các lớp dạy tiếng Khơ me cho sư sãi Khơ me. Các loại hình trờng chùa cũng rất phổ biến và là nơi đào tạo khá quan trọng về cả kiến thức Phật học và văn hóa không những cho sư sãi mà cả đồng bào dân tộc Khơ me. Phật giáo lấy “duy tuệ thị nghiệp” làm phương châm tu học và hành đạo đã chứng tỏ đạo Phật rất coi trọng sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Điều đó đã đợc khẳng định bằng những bước tiến trong công tác giáo dục đào tạo của GHPGVN trong những năm qua, đào tạo được một thế hệ tăng ni có trình độ Phật học và thế học, đáp ứng nhu cầu công tác phật sự của Giáo hội từ trung ương đến địa phương và nhu cầu đòi hỏi hội nhập và giao lu quốc tế. Để phù hợp với yêu cầu phát triển của Giáo hội trong thời đại mới, GHPGVN đã có nhiều thay đổi trong công tác giảng dạy cũng như học tập tại các cơ sở đào tạo, từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục ở các cấp nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đào tạo tăng tài cho các cấp Giáo hội. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo, tạo tiền đề cho việc xây dựng một hệ thống giáo dục Phật học thống nhất, đồng bộ và chuyên nghiệp. Kiến nghị vấn đề đào tạo sau đại học để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao của tăng ni sinh. Bên cạnh đó, GHPGVN cũng đang từng bước hoàn thiện một số mặt còn hạn chế về công tác giáo dục, đào tạo của mình như: thống nhất chương trình tại các cấp học, xây dựng quy chế tuyển sinh đồng bộ, kiện toàn và dần dần chuyên môn hóa đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lợng và hiệu quả của các khóa đào tạo… để xây dựng đội ngũ tăng ni kế cận có đủ trình độ nhằm xây dựng và phát triển GHPGVN ngày một vững mạnh trong lòng dân tộc./. [1] Nội quy Ban Giáo dục Tăng Ni TW đợc Ban Thờng trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đợc thông qua bằng quyết định số 55/QĐ – HĐTS ngày 10/02/2009. [2] Tất cả tín đồ đạo Phật đều coi Đức Phật Thích ca Mâu ni là ngời thầy đầu tiên giảng dạy những giáo lý căn bản nên gọi là Bản s. Thầy Bản s ở đây đợc hiểu theo nghĩa là ngời đầu tiên mà đệ tử xin thụ giới quy y tu tập gọi là thầy Bản s. [3] Các vị xuất gia sau khi thụ giới phải nơng dựa vào các bậc tiền bối để đợc giám sát, nhắc nhở nhằm tinh tấn trong tu tập. Các thầy bản s có thể gửi đệ tử của mình đến các vị khác để nuôi dạy, hớng dẫn. Những vị đó đợc gọi la Y chỉ s. [4] Chấp tác là các công việc thờng xuyên ở chùa mà các s phải có trách nhiệm thực hiện; công phu là các công việc tu tập, hành trì, kinh kệ của các tăng ni. [5] Số liệu thống kê của Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ trong Dự án “Khảo sát đào tạo, bồi dỡng tăng ni trẻ, thực trạng và giải pháp”. [6] Những vị vào ở chùa nhng cha đủ tuổi để thụ giới gọi là điệu hay tiểu và phải làm các công việc chùa. [7] Trích “Lời đầu chơng trình Phật học các cấp” của Ban Giáo dục Tăng ni TW khóa IV (1997 – 2002). [8] Ngày 23/6/1997, Ban Tôn giáo Chính phủ có quyết định số 19/QĐ – TGCP về việc cho phép GHPGVN đổi tên trờng Cao cấp Phật học thành Học viện Phật giáo Việt Nam. [9] Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2007, 2008 đã tuyển sinh đợc mỗi năm 1000 sinh viên. [10] Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác nhiệm kỳ V (2002 – 2007), phơng hớng nhiệm vụ nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) của GHPGVN. [11] Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác nhiệm kỳ V (2002 – 2007), phơng hớng nhiệm vụ nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) của GHPGVN. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com