NHỮNG BÀI HỌC TỪ PHẬT GIÁO THỜI TRẦN * Giáo sư Minh Chi Từ kết quả những nghiên cứu về Phật giáo và Thiền học đời Trần đã ra đời tác phẩm Thiền học đời Trần, xuất bản năm 1995 và đã được tái bản. Trong cuốn sách này, tôi có bài tổng kết với đầu đề : Vài ý kiến góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần (trg.293). Bài này đã được đăng lại nhiều lần ở các tạp chí trong và ngoài nước. Vì vậy, ở đây, tôi không nhắc lại nữa chi tiết của bài tổng kết. Tôi chỉ xin ghi lại đây một vài tư tưởng chủ đạo của Phật giáo đời Trần , mà riêng tôi suy nghĩ, rất xứng đáng cho Phật tử và Tăng Ni Việt Nam hiện nay học tập, rút kinh nghiệm ôn cũ để biết mới. Ở đây không có gì là vọng cổ, hoài cổ hay phục cổ cả. 1. Tư tưởng siêu việt thế tục, nhưng không phải là chán đời. Dưới đời Lý là đời Trần, có những ông vua kiêm Thiền sư, nhưng không xuất gia. Thí dụ : dưới đời Lý, có vua Thái Tông là một Tổ thuộc thế hệ thứ 7 phái Thiền Vô Ngôn Thông, là phái Thiền thứ 2 ở Việt Nam. Vua Lý Thánh Tông là Tổ thứ hai của phái Thiền Thảo Đường, là phái Thiền thứ 3 ở Việt Trần Thái Tông cũng như cháu ông là Trần Nhân Tông là những ông vua siêu việt lên trên thế tục, không vướng mắc thế tục, chứ không phải là trốn tránh thế tục. Đầu đề bài phú Nôm “Cư Trần Lạc Đạo” của vua Trần Nhân Tông rất có ý nghĩa. Cư trần là sống giữa trần tục, lạc đạo là vui với đạo, vui niềm vui của đạo, trong bài phú, ông viết : “Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc, Sơn lâm chẳng cốc, hoạ kia thật đả đồ công” Ý thứ hai câu trên là : Sống giữa trần tục mà tu thành công, được giác ngộ…thì phúc đức là đáng quý hết sức. Còn ẩn tu giữa núi rừng mà tu không thành công, không được giác ngộ, thì đó là cái hoạ uổng công vô ích. Nói chung, phương châm của đạo Phật không lánh đời mà hiểu đời, nhờ đó mà không bị danh lợi và chuyện thị phi ở đời lôi kéo, chi phối. Trong bài thơ chữ Hán “Sơn phòng mạn hứng” vua Trần Nhân Tông viết hai câu : “Thị phi niệm trục triêu hoa lạc, Danh lợi tâm tuỳ dạ vũ hàn”. Nghĩa là ý nghĩa chạy theo chuyện thị phi như là theo hoa rụng ban mai, tâm chạy theo danh lợi như là theo mưa lạnh chiều hôm. Các ông vua đầu đời Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông tuy làm vua, ngồi trên ngai vàng, nhưng vì kiêm là Thiền sư, có giác ngộ, có tu chứng cho nên có thể nói là các ngài sống ung dung tự tại giữa đời mà không bị hệ luỵ với đời. Chính triết lý đạo Phật đã giúp cho các ông vua đầu đời Lý và đời Trần có được một thái độ siêu thoát, phóng khoáng và ung dung tự tại như vậy. 2. Tư tưởng người chính là Phật không khác. Khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, các vị cao đệ của Phật chỉ có một hoài bảo khiêm tốn là chứng quả A La Hán, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Phật giáo Đại thừa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II trước công nguyên, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan niệm về đức Phật. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức là cái mầm giác ngộ có sẵn ở trong mình, cho nên chúng sanh nào cũng có thể có khả năng thành Phật. Nhân vật đặc trưng cho Phật giáo Đại thừa không phải là A Lan Hán nữa mà là Bồ Tát, phát nguyện lớn thành Phật là quả giác ngộ vô thượng, dù có phải tu trải qua vô lượng vô số kiếp. Đến Phật giáo đời Trần, chúng ta nghe được một giọng nói khác, lúc ban đầu còn dè dặt, nhưng dần dần được khẳng định hơn. Thí dụ, ban đầu Quốc sư Viên Chứng, còn nói với vua Trần Thái Tông, sau khi vua bỏ lên núi cầu đạo, cầu làm Phật : “Sơn bản vô phật, duy tồn hồ tâm. Tâm tịch nhi tri thị danh chân Phật.” (Xem Thiền Tông Chỉ Nghĩa là : Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó là ông Phật thật. Nhưng với Trần Thái Tông trong cuốn Khoá Hư Lục (bài Niệm Phật Luận) và Tuệ Trung Thượng Sĩ trong cuốn “Thượng Sĩ Ngữ Lục”, tư tưởng đó tỏ ra dứt khoát hơn và khẳng định hơn : Phật không phải chỉ là ở trong tâm người, mà chính là người Phật : “Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng” (Khoá Hư – Niệm Phật Luận) Hay là các câu : “Khi mê không biết ta là Phật, khi ngộ thì ra Phật là ta” (Tuệ Trung Thượng Sĩ) Cũng như câu của Trần Nhân Tông : “Nhân khuẩy bổn nên ta tìm Bụt, Chỉn mới hay chính Bụt là ta” (Cư Trần Lạc Đạo Phú) Như vậy là theo các nhà Phật học đời Trần, con người thật của chúng ta là Phật. Còn con người chúng ta tưởng là thật, với cái tâm tham, sân, si lại là con người giả, cái Ta giả. Và tu đạo Phật không có gì khác là bỏ con người giả, cái Ta giả trở về cái Ta thật, con người thật của chúng ta. Đó chính là ý nghĩa đích thực của nhân sinh, đó là lời giải đáp cho câu hỏi muôn thuở vì sao chúng ta lại có mặt trên thế gian này. Có thể nói, đạo Phật đã cung cấp cho con người một lý tưởng, một lẽ sống thực sự cao quý, đủ để tạo cảm hứng không những cho một cuộc đời, mà cho nhiều đời, mãi cho tới khi chúng ta thành Phật mới thôi. Mà thành Phật ở đây lại không có gì khác là nhận chân con người thật của mình chính là Phật. Đó chính là lý do vì sao đạo Phật chủ trương tìm cầu chân lý không thể hướng ra bên ngoài mà phải hướng vào nội tâm của mình mà tìm. Và tất cả những lời dạy của Phật, ba tạng giáo điển bất quá chỉ là phương tiện để giúp cho con người nhận chân được mình là Phật. Trong kinh “Ví Dụ Con Rắn” (trung Bộ Kinh, thuộc Kinh Tạng Nam Tông và Kinh Kim Cang thuộc Bắc Tông) đức Phật cảnh cáo học trò mình rằng Phật Pháp ví như cái bè, dùng để qua sông (sinh tử) chứ Phật Pháp không phải là chân lý cứu kính để cho con người cố chấp và vướng mắc. Đúng như vậy, Phật Pháp cũng chính là phương tiện, chứ không phải là một mớ giáo điều để cho tín đồ tin và nắm vững một cách mù quáng và cuồng tín. Trong truyền thống của Phật Giáo Việt Nam cũng như Phật Giáo của các nước khác trên thế giới, không có bạo lực tôn giáo hay chiến tranh tôn giáo, bởi lẽ bạo lực tôn giáo hay chiến tranh tôn giáo đề trái ngược với lòng từ, lòng bi, với tư tưởng bất hại (ahimsa) và bất bạo động của đạo Phật. Và nhất là mâu thuẫn với lời dạy của đức Phật Pháp không phải là giáo điều, chỉ là cái bè, chỉ là phương tiện đạt tới chân lý, chứ không phải là bản thân chân lý. Điều này giải thích vì sao, trong những thời kỳ cực thịnh của Phật giáo như thời kỳ Lý và Trần, đạo Nho và đạo Lão đều tồn tại và phát triển, các kỳ thi ba giáo được mở ra vài năm một lần để tuyển dụng nhân tài. Tinh thần của đạo Phật là tinh thần bao dung, đoàn kết, tạo cơ sở cho sự đoàn kết của nhân dân. Đạo Phật tránh không nói tôn giáo của ta, chùa chiền của ta…bởi vì cái Ta bao giờ cũng là đầu mối của mọi sự tranh chấp. Trái lại, đạo Phật nói Phật ở trong lòng, mầm giác ngộ tức là Phật tánh vốn có sẵn trong tất cả mọi người mọi chúng sanh. Thậm chí, chùa cũng không phải là chùa của sư, mà là chùa của làng, của tất cả dân làng . “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” 3.Hai trách nhiệm của Phật Giáo Việt a. Có thể hay không Phật Giáo Việt Nam hiện nay đang cung cấp được cho nhân dân Việt Nam, bao gồm cả cán bộ lãnh đạo những yếu tố tư tưởng giúp con người Việt Nam siêu việt lên trên những giá trị thế tục tầm thường như danh vọng, quyền lực, tiền tài, sắc đẹp nam và nữ…Phật giáo đời Trần đã làm được việc đó, cho nên có những ông vua như Trần Thái Tông đã khẳng khái tuyên bố : “Ta xem ngai vàng như chiếc giày rách, bỏ lúc nào cũng được”. Có những vị tướng như Trần Bình Trọng mắng quân Nguyên “Thà làm ma nước Hiện nay, nhân dân Việt Nam cũng đang làm một việc phi thường là vừa thoát khỏi 30 năm chiến tranh (nếu kể cả chiến tranh Campuchia thì là 50 năm) mà đề ra quyết tâm lớn đuổi kịp các nước tiến tiến trong khu vực và thế giới trong thời gian ngắn nhất. Để làm công việc đó, nhân dân Việt Nam cũng cần được hướng dẫn bởi những yếu tố phi thường, giúp cho con người Việt Nam sống giữa đời mà không hệ luỵ với đời, coi thường đồng tiền và danh lợi như cỏ rác…có như vậy thì nhân dân sẽ không còn hối lộ, cán bộ lãnh đạo sẽ không còn tham nhũng, dân tộc Việt Nam sẽ sớm đạt được điểm cao của giàu mạnh, hạnh phúc và công bằng xã hội. Có thể gọi là tư tưởng siêu việt thế tục, ở giữa trần tục mà vua với đạo vốn có trong Phật giáo đời Trần . Đến với đạo Phật đến với chùa là để được bồi dưỡng với những yếu tố tư tưởng siêu việt thế tục như vậy, chứ không phải đến chùa cầu danh vọng lợi lộc. Đến chùa như vậy thì gần chùa, gần Tăng nhưng lại xa Phật. Ở đây không có vấn đề nhập thế hay xuất thế, được hiểu theo nghĩa thông thường. Đã sống trong thế gian này, đã làm người thì không ai có thể thoát khỏi thế gian được, kể cả những người tu trong rừng sâu, núi cao. Vì sao ? Vì bậc ẩn tu đó cũng phải có mặc, ở, đi lại như người bình thường, nhưng không tham. Người hiểu đạo vui niềm vui cao quý, trong sáng, bền lâu của đạo, chứ không vui cái vui tạm bợ, hư giả của thế tục. Trong bài “Cư Trần Lạc Đạo phú” vua Trần Nhân Tông viết : “Nhược chỉnh vui bề đạo đức, nửa gian lều quý nhử thiên cung” (Hội 2, Cư Trần Lạc Đạo – bản phiên Nôm của Thích Thanh Từ – trg. 184 cuốn “Tam Tổ Thực Lục”) Nghĩa của câu phú trên là : nếu thực sự vui được cái vui của đạo đức, thì sống với nửa gian lều cũng quý như là sống trong cung điện của Chư Thiện. Chúng ta chú ý đây là lời nói của một ông vua, đang sống trong cung điện sang trọng. Theo vua Trần Nhân Tông thì vui của cái vui của nếp sống đạo đức còn quý hơn là cái vui sống trong cung điện. Hiện nay, đạo Phật không khuyên chúng ta bỏ nhà ngói, sống trong lều tranh vách đất. Không đến nỗi như vậy. Đạo Phật hiện nay chỉ khuyên chúng ta, đã có một biệt thự rồi đừng ham có thêm hai, ba biệt thự nữa. Nghĩa là đừng có tham, vì tham thì thâm. Ăn không tham ăn, nhưng vẫn ăn như người bình thường, mặc không tham mặc, ở không tham ở v.v… Bởi vì theo đạo Phật, niềm vui chân chính không phải là ở những vật ngoài thân, mà là ở trong nội tâm mình. Đó là yếu tố tư tưởng thứ nhất mà đạo Phật ở Việt b. Yếu tố tư tưởng thứ hai là thấy và khẳng định bản thân mình là Phật người người cũng là Phật, do đó, muốn tìm Phật không phải vào chùa hay lên núi mà tìm. Mọi người hãy hướng vào bên trong mình mà cầu tìm Phật, hay nói đúng hơn, nhận chân mình chính là Phật. Muốn vậy, không phải nói suông mà được, mà phải như lời Phật dạy, phải thường xuyên tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, làm trong sạch tâm ý mình. Đùng như là lời của quốc sư Viên Chứng nói với vua Trần Thái Tông khi vua lên núi Yên Tử : “Tâm lặng mà biết thì đó là ông Phật thật”. Phật lặng là cái bỏ hết phiền não, tham, sân, si và nhờ vậy mà giác ngộ và giải thoát. Tôi thấy không có một tư tưởng nào tôn vinh giá trị của con người đến như vậy, tôn vinh con người ngang hàng với Phật. Lý tưởng cao quý và thật sự nhân bản này sẽ chỉ là hoang tưởng nếu chúng ta không quyết tâm thực hiện nó hàng ngày, hàng giờ với một tâm hồn trong sáng và một đời sống trong sáng, vượt xa lên trên những giá trị thế lực tầm thường vốn là đầu mối của mọi tranh chấp, xung đột. |
Cập nhật ( 02/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com