Nhiếp ảnh ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (Phần 1)
* Nguyễn Đức Hiệp
Bài biên khảo này tìm hiểu lịch sử nhiếp ảnh tại Việt Nam từ khi kỹ thuật nhiếp ảnh ra đời và phổ thông vào giữa thế kỷ 19 ở Âu châu… cho đến các thập niên đầu thế kỷ 20 khi các nhiếp ảnh gia người Việt bắt đầu xuất hiện. Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ20 ở Việt Nam và Saigon – Chợ Lớn (Phần 1)
“Quand je prends des photos, ce n’est pas moi qui photographie, c’est quelque chose en moi qui appuie sur le déclencheur sans que je décide vraiment…” Pierre Verger (1902-1996) Từ khi bức ảnhđầu tiên được chụp ở Pháp vào năm 1826 bởi nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce, thì cho đến nay kỹ thuật nhiếp ảnh đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển lý thú. Và qua những cố gắng và sự đam mê của nhiều nhà nhiếpảnh từ giai đoạn đầu cho đến ngày nay, chúng ta đã đượcđể lại nhiều di sản không những có giá trị về lịch sử kỹthuật mà còn có giá trị to lớn về văn hóa và xã hội. Mục đích của bài biên khảo này là tìm hiểu về lịch sử nhiếp ảnh tại Việt Nam bắt đầu từ khi kỹ thuật nhiếpảnh ra đời và phổ thông vào giữa thế kỷ 19 ở Âu châu (đặc biệt là Pháp), sau đó lan đếnĐông Dương do những nhà nhiếpảnh tiên phong người Pháp đến Nam Kỳ (Cochinchine), Trung Kỳ (Annam) và Bắc Kỳ (Tonkin) làm việc hay lập nghiệp, cho đến các thập niên đầu thế kỷ 20 khi các nhiếp ảnh gia người Việt bắt đầu xuất hiện. Họ là những nhà nhiếp ảnh Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ – Hòa Lan, Hoa, Việt, Algérie mà đa số là chuyên nghiệp, hoàn toàn sống vào nghề mới mẻ này và đa số cũng có văn phòng chụp ảnh và rửa ảnh ở Saigon. Có thể kể đến ông Émile Gsell với các bức ảnh nổi tiếng ở Cam Bốt, Nam Kỳ, Bắc Kỳ vào các năm trong thập niên 1860, 1870 trong chuyến thám hiểm Angkor, sông MeKong, và những ngày đầu của Pháp khi họ đến ở Nam Kỳ,Bắc Kỳ. Ông Pun Lun (繽 綸,Tân Luân) người Hoa từ Hồng Kông có văn phòng nhiếp ảnh ở Saigon với các bức ảnh Saigon cực kỳ hiếm có trong thập niên 1860, 1870 và 1880; ông Aurélien Pestel với các hình ởSaigon vào cuối thế kỷ 19, và ông Khánh Ký (Nguyễn Đình Khánh) với các ảnh chụp trong các thập niên 1920, 1930 của các nhà cách mạng Việt Nam như Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc, hoặc cho tổng thống Pháp Raymond Poincaré (1913), toàn quyền Pierre Pasquier và các phóng sự ảnh đăng trên báo L’Illustration(1933) (1). Ta cũng không quên nhắc đến nhà nhiếp ảnh Thụy Sĩ nổi tiếng Martin Hürlimann đã có ghé Việt Nam năm 1926 và đã chụp tại đây các bức ảnh đầy nghệ thuật về đền tháp, tượng, cảnh trí Champa ở miền Trung, và Hà Nội ở miền Bắc Việt Nam. Những hình ảnh họ chụp từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 là những tư liệu vô cùng quý giá cho nhiều đềtài nghiên cứu lịch sử và xã hội học ở Việt Nam. Hiện nay chúng ta chưa khai thác hết được các hình ảnh đã có hay vẫn còn nằm ở các kho chứa dữ liệu hay trong những bộ sưu tập tư nhân. Như một ngạn ngữ người Anh thường nói: một tấm hình có giá trị bằng cảngàn chữ (A picture is worth a thousand words), các hình ảnh sinh hoạt đời sống xã hội thường ngày và những cảnh quan, nhà cửa, kiến trúc… trong thời quá khứ do đó là cơsở mà tự nó có thể chứa rất nhiều thông tin cho các công trình nghiên cứu khoa học xã hội. Đi đôi với lịch sử nhiếp ảnh là lịch sửphim ảnh. Cuốn phim được quay đầu tiên ở Việt Nam có tên là “Le Village de Namo – Panorama pris d’une chaise à porteurs” do hai anh em Lumière (Auguste và Louis) thực hiện vào năm 1896 ở một làng gọi là Namo (Nam Ô) gần Đà Nẳng, ngay sau khi hai anh em người Pháp này sáng chếra máy quay phim vào năm 1895. Hai anh em trướcđó đã phụ giúp cha mình trong nghề nhiếp ảnh, và từ đó tìm ra được cách dùng cuộn phim chạy liên tục trong camera. Sau sự kiện lịch sử sáng chế máy quay phim (1895) của mình, Ausguste và Louis Lumière đã cho người đi đến nhiều nơi trên thế giới để quay các phim ảnh, mang lại những kỳ thú quan xa lạ ởnhững xứ sở ngoại quốc (kể cảcác xứ thuộc địa) đến các diễn giả ở Pháp (1). Bài biên khảo này không có mụcđích đi sâu vào lịch sửphim ảnh mà mục tiêu chủ yếu là nhiếp ảnh và vì thế sẽ đềcập đến lịch sử phim ảnh ởViệt Nam trong một bài nghiên cứu sau. Vài nét về lịch sử kỹ thuật nhiếp ảnh và nhiếp ảnh ở Việt Nam
Kỹ thuật nhiếpảnh từ thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20 có thể được tóm tắt như sau: Kỹ thuật Daguerreotype:
Năm 1837, Louis Daguerre tìm ra phương pháp nhận hình ảnh trên bảng đồng đã được phủ trước đó trên mặt một lớp “phim” với hóa chất silver iodine (AgI2, bạc iodine) hay silver chloride (AgCl2, bạc choride). Ảnh “chụp” sau đóđược tráng bằng hơi thủy ngân (Hg) trên mặt phim, qua đó hơi thủy ngân tụ lại trên hình, ở nơi có phô ra ánh sáng và phảnứng với hợp chất đẩy bạc ra bám vào nền đồng. Cường độphản ứng tùy thuộc vào độánh sáng đã đến trên mặt phim. Phần còn lại hóa chất được rửa đi bằng hóa chất sodium thiosulphate. Năm 1839, chính phủPháp công bố phương pháp chụpảnh Daguerrenhư một món quà cho nhân loại. Các hình trên bảng đồng được bảo vệ bằng một tấm kiếng phủtrên mặt hình đặt trong khung gỗhay kim loại chung quanh. Vì có chất bạc trên mặt hình nên mặt ảnh giống như gương phản chiếu khi nhìn xoay nghiêng theo nhiều góc độ. Cácảnh dùng phương pháp daguerreotyperất bền, nếu khung kính bảo vệtrên mặt bảng đồng không bịhư hại qua thời gian. Trong giai đoạn sauđó, máy ảnh không những đã ghi lại những hình ảnh quen thuộc, các sự kiện xảy ra ở Pháp, mà máyảnh còn làm ngạc nhiên nhiều người ở Paris, gây nhiều ấn tượng và khơi dậy sự tò mò của quần chúng, khi các hình ảnh được mang về từ những miền đất xa xôi, những đất nước với phong tục văn hóa kỳ lạ đối với họ,do những nhiếp ảnh gia dùng máy ảnh kỹ thuật daguerreotypeđã dày công sức mang theo trênđường du hành (2). |