NHIẾP ẢNH TỈNH BẠC LIÊU QUA 10 NĂM * NSNA. Võ An Khánh Nói đến nhiếp ảnh không ít người cho rằng nó là sự sao chép bằng máy, có máy ảnh trên tay ai cũng chụp được hình. Nghề ảnh chỉ làm dịch vụ và giải quyết những yêu cầu trước mắt mà thôi…Nhưng công bằng mà nói hay đánh giá một cách khách quan, trung thực thì nhiếp ảnh không chỉ dừng lại ở sự sao chép hay làm dịch vụ thông thường mà nó ngày càng vươn lên tầm cao mới. Thực tế nó đã vượt lên chính nó để bay cao hơn, xa hơn giới hạn mà người ta tưởng. Giá trị về tư liệu và giá trị nghệ thuật do nó tạo ra là mệnh mông vô tận không thể đo, đếm bằng con số được mà ở đây cái máy chỉ là phương tiện, còn cái đầu mới là quan trọng và quyết định. Quá trình đi lên đó nhiếp ảnh đã tự khẳng định mình, tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng người của toàn xã hội. Nhớ lại những ngày đầu chia tách tỉnh, lực lượng nhiếp ảnh tỉnh Bạc Liêu còn quá mỏng; chỉ có 4 nghệ sĩ và 2 câu lạc bộ nhiếp ảnh ở hai nơi: thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, với trên dưới mười tay máy, cón các địa phương chỉ có người chụp ảnh dạo, chiếc máy ảnh trở thành “cần câu cơm”, bởi chưa có sự tác động nào của nghề nghiệp, hoặc chưa có điều kiện để họ tham gia sáng tác.Riêng số người chơi ảnh nghệ thuật ở tỉnh Bạc liêu thời đó cũng chưa có ai kinh qua trường lớp nghiệp vụ nào, cũng chưa có kinh nghiệm sáng tác ảnh nghệ thuật, nhưng họ sớm tìm ra chất dinh dưỡng cho tinh thần, sự lý thú và cao đẹp của ảnh nghệ thuật, nên tự nguyện dấn thân, chấp nhận mọi khó khăn, tốn kém với nhiều thất bại ở buổi ban đầu để tạo ra tác phẩm, tồn tại và phát triển. Từ cái nghề – còn goi là sân chơi – bổ ích này dần dần đã lôi cuốn được nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần tham gia, đã đưa số tác giả là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ở tỉnh từ 4 lên đến 13 người. Tổng số người tham gia sáng tác ở 5 câu lạc bộ hiện gấp gần 10 lần hơn trước đây. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu cũng đã tổ chức 3 lớp nhiếp ảnh tại tỉnh và một lớp cho các huyện, điểm tập trung tại Đông hải. Ngoài ra, còn đưa nhiều người đi dự trại sáng tác của khu vực tổ chức tại hai tỉnh Tiền Giang và Cần Thơ. Đặc biệt là trại sáng tác nâng cao cho gần 40 anh chị em cầm máy của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, khai mạc tại Bạc Liêu vào đầu tháng 12 năm 2006. Thường thì mỗi lần sinh hoạt,các câu lạc bộ nhiếp ảnh đều có phần trao đổi, rút kinh nghiệm sáng tác nhầm bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vũ cho hội viên. Riêng câu lạc bộ nhiếp ảnh Nhà văn hóa Trung tâm của tỉnh, hàng tháng có trao phần thưởng cho các bức ảnh khá, được Ban chủ nhiệm lựa chọn. Mười năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức được 21 lần hội thi ảnh – có giải thưởng – cũng là 21 lần tổ chức triển lãm – 11 cuộc thi của Hội Văn học – nghệ thuật tỉnh và 10 cuộc do Hội Nhà báo tổ chức nhân dịp Ngày nhà báo Việt Nam (21/6) hàng năm. Ngoài ra, nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Võ An Khánh có 2 triển lãm cá nhân, một cuộc tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỉ niệm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/2003, đã có hơn 10 tờ báo và tạp chí ở Trung ương, thành phố đua tin và bình luận. Một triển lãm khác tại hội chợ Bạc Liêu, nhân kỉ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/2005; đồng thời xuất bản được hai đầu sách ảnh tư liệu nghệ thuật. Riêng gia đình ông Đặng Quang Sanh có 6 người nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, trong đó có 2 người là hội viên Liên đoàn nhiếp ảnh quốc tế FIAP và là gia đình đã đoạt nhiều giải thưởng nhất của các cuột thi ảnh. Cuộc thi ảnh của thị xã, khai mạc chiều ngày 9/12/2006 do đồng chí Võ Văn Dũng, ủy Đảng, Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị xã ủy Bạc Liêu là người đề xuất nội dung cũng là chủ khảo của cuộc thi ảnh này. Đề tài xây dựng cái tốt và phê phán cái chưa tốt đã được dư luận đồng tình và ủng hộ rộng rãi, giúp cho từng cá nhân, cơ quan, đơn vị có dịp nhìn lại mình, kiểm điểm mình nếu ai có thiếu sót thì khắc phục sửa chữa. Các câu lạc bộ nhiếp ảnh trong tỉnh cũng đã tổ chức hơn 20 cuộc thi ảnh – có giải thưởng và triển lãm, trong đó huyện Vĩnh Lợi được 9 lần Đông Hải 5 lần. Tính Đến nay tỉnh đã có 16 ảnh được giải thưởng và triển lãm quốc tế, 28 ảnh được triển lãm và có giải thưởng toàn quốc và thành phố Hồ Chí Minh… Vài con số trên đây không sao nói hết công sức mà anh chị em đã đống góp và xây dựng quê hương, xây dựng nghành nhiếp ảnh tỉnh lớn mạnh, sánh bước cùng bạn bè gần xa. Thành tích đó đáng được trân trọng và ngợi khen. Nó cần phát huy hơn nữa để xứng đáng với lòng tin yêu của mọi người và cũng để theo kịp với thời đại công nghệ phát triển và hội nhập này. Dưới đây xin trích đoạn bài giới thiệu tập sách ảnh nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, xuất bản năm 2005 của số nhạc sĩ Nguyễn Đặng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhíp ảnh Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Hội nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh… “Khi tái lập tỉnh Bạc Liêu chỉ có Võ An Khánh, Lâm Thanh Đạm, Đặng Quang Thanh, Đặng Quang Khương là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, con số 4 đáng lo ngại cho một miền đất mới. Nhưng nỗi lo lắng ấy chẳng được bao lâu thì nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn rất ngạc nhiên khi các giải thưởng cao qua những hội thi do Hội nhiếp ảnh thành phố, Nhà văn hóa Phụ nữ, Báo kinh tế Sài Gòn, Liên hoan ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long và toàn quốc đã rơi vào Bạc Liêu với các tên tuổi mới, như Thu Đông (Nhật Nam), Quang Vinh, Võ Dũng (Nam Nhật) tiếp đến là Lê Đức Toại, Anh Nhi… từ con số 4 đó hôm nay tỉnh Bạc liêu đã có tới con số 12. Xin trích thêm một ý kiến của nhà văn Nguyễn Thanh, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau: “…Nhiếp ảnh tỉnh Bạc Liêu đã góp phần không nhỏ cùng với nhiếp ảnh cả nước tự tin và đĩnh đạt trên đường hội nhập với nhiếp ảnh thế giới…” Là người có nhiều năm gần gũi với anh chị em, gắn bó với phong trào nhiếp ảnh của tỉnh, tôi có đôi điều tâm sự với bạn đồng nghiệp. -Bên cạnh đa số người yêu nghề, yêu quê hương tha thiết, mong muốn làm được cái gì đó để đáp đền… lại có số người muốn vào câu lạc bộ nhiếp ảnh để có được giấy chứng nhận, tạo thuận lợi và dể dàng cho việc làm ăn, nhưng không tham gia sinh hoạt, không sáng tác và đống góp tác phẩm, quên mất mình là ai. -Tình hình chung hiện nay có vài ba người được một vài tác phẩm trưng giải hay triển lãm thì vội lên râng “đi mây về gió”, kiêu căng, tự mãn, xa lánh anh em để rồi nhận lấy phần thua thiệt, mất mát về mình. -Khi chưa được vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thì tích cực sáng tác, cố “chạy chọt” để đủ số điểm theo quy định. Khi trở thành nghệ sĩ rồi thì không cần phấn đấu nữa, tự thỏa mãn với cái gì mà mình đã có, danh hiệu “nghệ sĩ” không ai “cách” được, xem đó là đỉnh cuối cùng của nghề nghiệp. Tác phẩm ít dần, các cuộc thi sáng tác thưa dần, đến không cần đi sáng tác nữa để rồi tự đánh mất mình trong thời buổi khoa học công nghệ đang vùn vụt lướt qua. Nhiếp ảnh tỉnh Bạc Liêu tuy chưa xuất hiện nhiều kiểu hai người nói trên nhưng nên lưu ý, ngừa bệnh hơn là trị bệnh để chúng ta có một đội ngũ nhiếp ảnh vừa hồng,vừa chuyên,vừa có tài, vừa có đức với cái tâm trong sáng. Chính cái đức, cái tâm trong sáng ấy là ngọn đuốc soi đường cho ta đi đến mọi thành công./. |
Cập nhật ( 27/09/2014 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com