NHỮNG NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT * TS Trần Thuận ● Đặng Nghiêm (Canh Dần 1170 – ) Danh sĩ đời Lý Cao Tông. Quê ở làng An Đề, huyện Thư Trì, tỉnh Năm 1185, đỗ khoa thi chọn hiền sĩ, mới 15 tuổi đã được vào kinh hầu giảng sách cho vua nghe. Ông làm quan đến chức Thị lang bộ Công, tiếng tăm vượt hẳn các bậc sĩ phu đương thời. Ông là người khoa hoạn hiển đạt đầu tiên ở tỉnh Danh sĩ, sử gia đời Trần Thái Tông. Quê ở xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ Bảng Nhãn khoa thi năm 1247. Làm pháp quan năm 17 tuổi, giữ việc hình luật, thăng đến chức Thượng thư bộ Binh, tước Nhân Uyên Hầu. Đời Trần Thánh Tông, ông sung chức Học sĩ Viện Hàn lâm, kiêm Gấm tu viện Quốc sử, phụng chỉ nhà vua, ông soạn bộ Đại Việt sử ký. Bộ sách hoàn thành năm 1272. Đây là bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. Ông là thầy dạy học của Thượng tướng Trần Quang Khải. Lê Văn Hưu mất ngày 09.4.1322, thọ 92 tuổi. ● Trần Tung (Canh Dần 1230 – Tân Mão1291) Cư sĩ đời Trần, pháp danh Tuệ Trung Thượng sĩ, con An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Ông là một người có tâm hồn phóng khoáng, không màng công danh, chuyên nghiên cứu đạo Phật, say mê Thiền học và trở thành một Thiền sư đắc đạo. Ông thọ giáo với Thiền sư Tiêu Dao, nổi tiếng tinh thông đạo lý, được vua Trần Thánh Tông kính trọng, Trần Nhân Tông tôn làm bậc thầy. Khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta, ông có công trong kháng chiến, được vua Trần phong chức trọng quyền cao nhưng ông đều từ chối, chỉ nhận tước vị Ninh Vương rồi về ấp phong ở Tịnh Bang, ẩn dật và tiếp tục tham cứu Thiền học. Ông mất năm 1291, thọ 61 tuổi, để lại tác phẩm Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục nổi tiếng. ● Nguyễn Hữu Kính (Canh Dần 1650 – Canh Thìn 1700) Danh tướng đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Còn gọi là Nguyễn Hữu Cảnh. Quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông nổi tiếng là một tướng tài với danh hiệu “Hắc Hổ”, được phong tước Lễ Thành Hầu, tước Chưởng binh. Ông đã cầm quân đánh bại quân Chiêm Thành, bắt vua Bà Tranh (1693) và quân Chân Lạp do quốc vương Nặc Ông Thu chỉ huy (1699). Năm 1698, được chúa Nguyễn cử làm Kinh lược sứ Chân Lạp, năm sau trở về chiêu dân lập ấp, khai thác đất Đông Phố lập nên dinh Trấn Biên, sau đó, lấy xứ Sài Côn lập dinh Phiên Trấn (đất Gia Định về sau). Ông có công lớn trong công tác bình định, khai hoang lập ấp ở Ông mất năm Canh Thìn (1700), thọ 50 tuổi. Nhiều địa phương ở ● Nguyễn Án (Canh Dần 1770 – Ất Mão 1815) Danh sĩ đời Gia Long, tự Kính Phù, hiệu Ngu Hồ. Quê ở làng Du Lâm, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1805, ông được vua Gia Long mời ra làm Tri huyện Phù Dung, tỉnh Hưng Yên. Không bao lâu, ông từ quan về quê ở ẩn. Năm 1807, ông đỗ Cử nhân khoa thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn, lại ra làm Tri huyện Tiên Minh, tỉnh Kiến An. Ông mất năm 1815, lúc mới 45 tuổi, để lại những tác phẩm giá trị: – Phong lãm minh lại thi tập – Tang thương ngẫu lục (hợp soạn với Phạm Đình Hổ). ● Nguyễn Thị Nhược Bích (Canh Dần 1830 – Kỷ Dậu 1909) Nữ học sĩ triều Tự Đức, tự Lang Hoàn. Quê ở huyện An Phước, đạo Ninh Thuận, vùng Phan Rang (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận). Bà nổi tiếng văn thơ. Năm 19 tuổi được tuyển vào cung, dự hàng tài nhân, quí nhân, rồi Bí thư hầu Từ Dũ Hoàng thái hậu (mẹ vua Tự Đức). Năm 1868, làm Tiệp dư dạy 2 hoàng tử là Chính Mông Ưng Xí (vua Đồng Khánh) và Dưỡng Thiện Ứng Đăng (vua Kiến Phúc). Trong cung bà được gọi là “Tiệp dư phu tử”. Năm 1892, vua Thành Thái tấn phong bà là Tam giai Lễ tần. Bà mất năm 1909, thọ 79 tuổi, để lại cho đời tác phẩm giá trị: Hạnh thục ca. ● Nguyễn Phúc Miên Thanh (Canh Dần 1830 – Đinh Sửu 1877) Danh sĩ, con thứ 51 của vua Minh Mạng, hiệu Quân Đình, tự Giản Trọng, tước phong Trấn Biên Quận Công. Ông ham học và yêu thơ văn, từng nghiên cứu nhiều về kinh sử và y học. Tương truyền, năm 1865 ông chữa khỏi bệnh cho vua Tự Đức. Ông đã nhiều lần theo vua Thiệu Trị và Tự Đức đi kinh lý trong nước và xướng họa với các danh sĩ khác cùng vua Tự Đức. Ông mất năm 1877, hưởng dương 47 tuổi, để lại các tác phẩm tiêu biểu: Thuận An thi; Quân Đình thi thảo; Đào Trang thi tập. ● Nguyễn Xuân Ôn (Canh Dần 1830 – Kỷ Sửu 1889) Chí sĩ thời cận đại, hiệu Ngọc Đường, Lương Giang, biệt hiệu Hiến Đình.Quê ở làng Quần Phương, tổng Lương Điền, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An (nay thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Đỗ Tú tài năm 1864, năm 1867 đỗ Cử nhân, năm 1871 đỗi Tiến sĩ (lúc này đã 41 tuổi). Được sơ bổ Tri phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, sau đổi làm Đốc học tỉnh Bình Định, rồi về triều giữ chức Ngự sử, có lúc làm Biện lý bộ Hình. Ông giàu lòng yêu nước, khảng khái cương trực. Khi làm quan thường chỉ trích quan lại tham nhũng; khi Pháp đánh nước ta, ông kiên quyết xin triều đình ra sức đánh Pháp. Từ năm 1883 – 1885, ông về quê chuẩn bị khởi nghĩa chống Pháp, được Tôn Thất Thuyết cử làm Hiệp đốc quân vụ An Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh). Cuộc khởi nghĩa vang dậy cả vùng Nghệ Tĩnh, tạo được nhiều trận thắng lớn. Ngày 25.7.1887, ông bị địch vây bắt lúc đang bị bệnh, giải về nhà lao Vinh. Sau gân 3 năm bị giam, ông được đưa về an trí ở Huế và mất năm 1889, thọ 64 tuổi. ● Lương Ngọc Quyến (Canh dần 1890 – Đinh Tỵ 1917) Chí sĩ yêu nước. Ông còn có tên là Lương Lập Nham, con của nhà yêu nước Lương Văn Can. Quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Năm 1905 ông sang Nhật và được Phan Bội Châu đưa vào học ở Chấn Võ học hiệu. Tháng 12. 1915, ông bị đế quốc Anh bắt giao cho Pháp, giải về nước, kết án khổ sai chung thân và giam tại khám Thái Nguyên. Mặc dù bị tra tấn dã man, bị đục thủng cả hai chân, nhưng ông vẫn tuyên truyền giác ngộ được nhiều binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Cuộc khởi nghĩa của 300 binh lính vào đêm 30, rạng ngày 31.8.1917 do Đội Cấn chỉ huy, Lương Ngọc Quyến được cử làm Cố vấn kiêm Phó tư lệnh. Pháp điều viện binh từ Hà Nội lên phản công đàn áp, nghĩa quân yếu thế rút vào rừng. Ông không đi đứng được nên tự sát để nghĩa quân dễ dàng rút lui, bảo toàn lực lượng. Ông hy sinh tháng 2.1917, lúc mới 27 tuổi. ● Hoàng Khương Ninh (Canh Dần 1890 – Canh Dần 1950) Nhân sĩ yêu nước. Quê ở làng Thắng Tạm, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tốt nghiệp bằng Thành chung nhưng không hợp tác với thực dân Pháp. Ông mở trường tư mang tên ông: “Huỳnh Khương Ninh”, mời bạn bè đồng chí đến dạy, trong đó có Phạm Văn Đồng, Phạm Xuân Thảo,… Trường nổi tiếng một thời, khiến chính quyền thực dân lo sợ. Cuối năm 1945, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa, cho đến cuối năm 1947 mới cho mở cửa trở lại. Nhiều thanh niên yêu nước xuất thân từ ngôi trường này. Ông mất ngày 20.4.1950, thọ 60 tuổi. ● Nguyễn Tất Thành (Canh Dần 1890 – Kỷ Dậu 1969) Tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ cách mạng Việt Lúc nhỏ học Trường Pháp Việt Đông Ba, Trường Trung học Quốc học Huế. Sau cuộc kháng thuế Trung Kỳ 1908, nghỉ học. Trên đường vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành ghé Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh một thời gian. Năm 1911 làm phụ bếp trên tàu buôn Amiral Latouche Tréville sang Pháp rồi đi đến nhiều nước, làm nhiều nghề kiếm sống để học tập và tìm hiểu tình hình. Năm 1917, tham gia Đảng Xã hội Pháp. Năm 1919, gửi đến Hội nghị Năm 1920, sau khi đọc được bàn sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tin theo Quốc tế thứ 3 và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đó ra sức truyển bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau: viết báo, tập hợp thanh niên yêu nước để bồi dưỡng, chọn người cử đi học,… thành lập Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925), phát động phong trào Vô sản hóa (1928). Tất cả là sự chuẩn bị cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đem lại sự toàn thắng cho cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông mất ngày 02.9.1969 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi. ● Lê Thước (Canh Dần 1890 – Ất Mão 1975) Học giả, nhà giáo. Quê ở xã Lạc Thiên, huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Thưở nhỏ theo Hán học, từng thi đỗ Giải nguyên, sau chuyển sang Tây học và đỗ bằng Thành chung rồi làm nghề dạy học. Ông chuyên nghiên cứu văn học, có lúc làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ Hà Nội. Ông nhiệt thành yêu nước và có những đóng góp cho văn hóa dân tộc nhiều công trình có giá trị. Các tác phẩm tiêu biểu ông để lại: – Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) – Văn thơ Nguyễn Khuyến (1957) – Niên biểu Việt Ông mất ngày 01.10.1975, thọ 85 tuổi. (Theo Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1999), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam), Nxb. Văn hóa) |
Cập nhật ( 09/02/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com