NGUYỄN TỬ QUANG Một đời người, một đời văn * Tường Vi Những cống hiến cho nghiệp văn chương Lật lại báo Sóc Trăng hơn 10 năm qua và cả những số báo mới nhất, ông cũng đều có từ 1-3 bài khảo luận đều đều mỗi số. Ngoài ra tác giả còn là cộng tác viên thường xuyên của báo Bình Dương và nhiều tờ báo khác ở miền Giai đoạn 1955-1975, thầy giáo Nguyễn Tử Quang nổi tiếng ở vùng Bạc Liêu – Sóc Trăng. Những học trò cũ của ông đều nhớ người thầy giáo ngày hai buổi cọc cạch đạp xe đến trường, say sưa truyền dạy những kiến thức, những câu chuyện “học làm người” thật dí dỏm, dễ nhớ mà sâu sắc. Biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành vẫn nhớ về ông, nhớ những bài học như vậy. Sau ngày giải phóng, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sóc Trăng, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Sóc Trăng, tác giả Nguyễn Tử Quang viết khảo luận, sử luận với bút danh Nguyễn Thảo Lư, Nguyễn Chính Văn, Vô Ngã, Nguyễn Tử Quang. Nghiệp viết của ông được tập hợp thành 17 tập sách thuộc lĩnh vực biên khảo, khảo luận, học làm người được các NXB lớn in từ những năm 1950. Ngoài ra, ông còn đang chuẩn bị cho 4 tập sách tiếp theo: “Ông vua cuối cùng của nhà Hậu Lê”, “Chiến thắng giặc Tống”, “Nghìn năm chuyện cũ một ngọn đèn” (2 tập), “Tạp luận” (tập 2). Được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân Huy chương các loại, ông còn được giới báo chí và văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên đến thăm ông – “cây đại thụ” trong làng cầm bút của cả nước. Người dân Sóc Trăng hay gọi ông là Thầy một cách kính mến – dù có người chưa từng được ông dạy qua ngày nào. Hình ảnh ông lão hay đạp xe, nay thì đã già yếu phải nhờ con cháu chở, đi gởi bản Thảo ở tòa soạn báo Sóc Trăng, Hội văn nghệ hay Bưu điện thị xã đã trở thành hình ảnh quen thuộc – thậm chí một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa thị xã này. Nhiều người nói rằng: “Muốn hiểu nhiều về ông Sáu, cứ đọc sách của ông và nhìn cách ông làm việc”. “Cây bút” triết lý mà nhân hậu Những trang viết biên khảo của tác giả Nguyễn Tử Quang nhẹ nhàng như không mà vẫn rất thâm thúy. Trong “Ném đá xuống ao” mở đầu tập “Tạp luận” (tập 1) vừa in tháng 10-2005, ông kể chuyện người thợ giữ lấy hòn đá tên hào phú dùng để ném mình với lời thề sẽ có ngày ném trả lại. Hơn mười năm sau, anh thợ tình cờ gặp lại người hào phú năm xưa, nay đã trở thành kẻ ăn mày. Thế nhưng, nhìn thấy dáng vẻ đáng thương của kẻ sa cơ lỡ vận, anh ta đã ném hòn đá xuống ao bèo với ý nghĩ: “Lúc người ta giàu có thân thế ta không dám báo thù; giờ người ta đã thất thế nghèo khổ mà ta báo thù là hèn”. Rồi bằng giọng văn nhẹ nhàng, ông Sáu viết: “Hành động khá đẹp, làm thẹn cho hạng người trước cảnh “giậu đổ bìm leo”, trước người “ngã ngựa”, trước kẻ “xuống chó” thì hùa nhau chém sát ván với bảng “luận án” gắt gỏng dài thòng. Đáng buồn cười hơn là có một số trước nịnh hót tâng bốc hết tầm cỡ đối với hào phú đó, thì bây giờ hào phú trở thành một kẻ ăn mày, chính họ lại vác đá bồi thêm”. Khảo luận của ông Sáu là thế. Văn phong của ông lúc nào cũng rất giản dị, dẫn chuyện lý thú, lời bình thật ngắn gọn, bình dân, dễ hiểu -nhưng khiến người đọc giật mình vì chợt nhớ hình như mình đã gặp những điều ông viết ở đâu đó. Điều đó khiến người đọc đã cầm sách của ông lên rồi, thật khó để xuống. Ấn tượng sâu đậm còn lại trong lòng người đọc là sự khâm phục: ông cụ đã viết như một triết gia vậy. Từ mấy mươi năm nay, ông Sáu vẫn không thay đổi cách viết bản thảo bằng cách nắn nót chép lại từng nét chữ từ bản nháp trên giấy pơ-luya, không gạch, không xóa. Trước mắt ông bao giờ cũng đầy những tư liệu, sách tham khảo và không thể thiếu ít nhất ba cuốn từ điển tiếng Việt. Nay, tuổi cao sức yếu như lời ông tự thuật trong truyện ngắn “Thầy cò già”: “Cụ hay quên, hay nhớ mờ ớ. Mấy năm nay đã mấy lần thay đổi kính thế mà nhìn dấu hỏi hóa thành dấu ngã hay ngược lại. Chữ U ra chữ N, Ư ra Ơ hoặc ngược lại. Nguy quá”. Thế nhưng, bất chấp lưng đau, mắt mỏi, ông vẫn miệt mài viết một cách đầy cẩn trọng như đã trót mắc nợ văn chương từ muôn kiếp trước. Trong cả công việc nhận dò chính tả cho tạp chí văn nghệ địa phương, khi gặp quá nhiều lỗi thông thường, ông Sáu tự nhiên đâm ra nghi ngờ trí nhớ của mình: “Thế là cụ phải lò mò lật tra từ điển tiếng Việt, đồng âm tự vị hay quyển để viết đúng chính tả… Một quyển chưa tin, hai quyển còn hoài nghi, phải đến ba quyển của ba soạn giả thống nhất mới “ăn chắc” để quyết định” (trích từ “Thầy cò già”).
Nguyễn Tử Quang tên thật là Quang Bảo Phong, sinh năm 1918, lớn lên tại làng Vĩnh Mỹ, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Giác ngộ cách mạng từ rất sớm, vào khoảng năm 1937-1938, kể từ đó ông đã cống hiến không ngừng cho lý tưởng mà ông theo đuổi. Tuy hiếm muộn đường con cái, nhưng vợ chồng ông luôn sống trong tình thương yêu, kính trọng của gia đình người con gái nuôi. Nay ông đã có cháu cố – sống sum vầy trong gia đình “tứ đại đồng đường”. Trong câu chuyện vui, ông Sáu nhắc nhiều về những người bạn văn từ thời làm báo kháng chiến như nhà nghiên cứu Sơn
|
Cập nhật ( 01/07/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com