NGUYỄN DU VÀ ĐẠO PHẬT * GS Doãn Quốc Sĩ Nói đến Nguyễn Du là nói đến Truyện Kiếu trước hết và dĩ nhiên chúng ta cũng không quên bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của ngườì nữạ. Vậy tốt hơn hết chúng ta hãy “Cảo thơm lần giở trước đèn” để xem đạo Phật đã thể hiện ra sao qua nội dung truyện Kiều. Chúng ta hãy ôn lại Truyện Kiều từ đầu tới cuối. Vào dịp: Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Kiều đã cùng hai em là Vương Quan và Thúy Vân đi chơi xuân, gia nhập vào cảnh: Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Và Kiều đã chúng kiến cảnh nấm mồ hương khói vắng tanh của nàng Ðạm Tiên, một ca nhi tài sắc một thời. Và nàng Kiều đã nói:
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương Rồi đối cảnh sinh tình: Rút trâm sẵn giắt mái đầu Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần Và Ðạm Tiên đã hiển linh để tạ lòng ngưới tri kỷ khiến Kiều càng xúc động: Lòng thơ lai láng bồì hồi Gốc cây lại vạch một bài cổ thi. Kế đó là cuộc gặp gỡ Kim Trọng – (bạn của Vương Quan) – lần đầu tiên: Chàng Vương quen mặt ra chào Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa Tuy nhiên với Kiều thì tình ý có tế nhị hơn: Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoaì còn e Ðêm đó Kiều mơ thấy Ðạm Tiên tới báo cho Kiều hay là: Một mình lưỡng lự canh chầy Ðường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh Vương bà chợt thức giấc hỏi Thúy Kiều vì sao trằn trọc khóc thầm trong lúc canh khuya như vậỵ, và Thúy Kiều đã thành thực thưa với mẹ về việc Ðạm Tiên báo mộng cho biết số kiếp đoạn trường sau này của cuộc đời nàng. Và Vương Bà đã nói với con: Dạy rằng “Mộng huyễn chắc đâu Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao! Trở lại với chàng Kim thì lòng chàng cũng Mành tương phân phất gió đàn Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi. Nhưng mấy lần tới trước cổng nhà Kiều thì: Thâm nghiêm kín cổng cao tường Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh Kim Trọng bèn thuê căn nhà của một thương gia ngay sát bên nhà Kiều: Lấy điều du học hỏi Thuê Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang Nhưng đã hai tuần trăng qua mà chàng Kim vẫn chưa có dịp đươc thấy mặt nàng Kiềụ Cho đến một hôm: Cách tường phải buổi êm trời Dưới đào dường có bóng ngườì thướt tha Buông cầm xóc áo vội ra Hương còn thơm nức người đà vắng tanh Lần theo tường gấm dạo quanh Trên đào nhác thấy một cành kim thoa Kim Trọng đã vội lấy cành kim thoa chờ lúc Thúy Kiều từ trong nhà trở ra tìm mới lên tiếng: Thoa này bắt được như không Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về Và vào dịp Thúy Kiều xin lại cành kim thoa, Kim Trọng mới có dịp bày tỏ nỗi lòng tương tư của chàng và xin được hứa hôn cùng nàng. Thúy Kiều đã đáp lời chàng: Dù khi lá thắm chỉ hồng Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha Tuy nhiên chàng Kim đã nhân dịp đó mà cùng nàng Kiều: Sẵn tay khăn gấm quạt qùy Với cành thoa ấy tức thì đôi trao Sau đó nhân ngày sinh nhật ngoại gia, cả nhà đi dự duy có nàng Kiều ở nhà một mình mới có dịp Cánh hoa sẽ đặng tiếng vàng Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông Và Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng ngay tại căn phòng thuê của chàng, ngắm bức họa mới vẽ của chàng, và theo lời đề nghị của chàng, Kiều đã: Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu Câu chuyện cứ tiếp diễn như vậy, Kiều đã có lần đánh đàn cho Kim Trọng nghe. Lần đó Kim Trọng đã: Xem trong âu yếm có chiều lả lơi Và Kiều đã phải cảnh giác chàng:
.. Thì con người ấy ai cầu làm chi Rồi sau đó Kim Trọng phải về quê Liêu Dương thọ tang chú Rỉ Rằng: “Nhân quả dở dang Ðã toan trả nợ đoạn trường được sao Số còn nặng nghiệp má đào Nàng dù muốn quyết trời nào đã cho Hãy xin hết kiếp liễu bồ Sông Tiền Ðường sẽ hẹn hò về sau.” Tới đây chúng ta mới thấy Nguyễn Du đề cập tới nhân quả của nhà Phật, nghiệp cuả Nhà Phật Trước ý chí cương quyết cuả Kiều, Tú Bà nhượng bộ, và Kiều được ra ở lầu Ngưng Bích. Tại đây Sở Khanh xuất hiện nói là sẽ ra tay tế độ cưú nàng. Nhưng khi Kiều đã ưng theo lời Sở Khanh thì Sở Khanh lẩn trốn và Tú Bà đã bắt Kiều trở lại lầu xanh tại Lâm Truỵ. Nơi đây Kiều gặp được Thúc Sinh – đã có vợ Cả là Hoạn Thư – ra tay tế độ cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Cha mẹ Thúc Sinh nổi giận đòi trả lại Kiều về chốn lầu xanh. Nhưng qua lời thú thực cuả Thúc Sinh, phủ Quan được biết Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, có tài làm thơ. Phủ Quan ra lệnh Kiều đề thơ và khi xem bài thơ của Kiều phủ Quan đã phải thốt lên: Khen rằng giá đáng thịnh đường Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân Và Thúc Ông cũng đổi thái độ mà: Thương vì hạnh trọng vì tài Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba Suốt một năm ròng hương lửa, Kiều khuyên Thúc Sinh nên về thăm vợ cả Hoạn Thư: Xin chàng kíp liệu lại nhà Trước người đẹp ý sau ta biết tình Nhưng Thúc Sinh đã không làm theo lời khuyên của nàng Sau khi đã xum họp vợ Chồng với Hoạn Thư, đã tới thời Thúc Sinh trở lại Lâm Truy gặp lại Kiềụ Thúc Sinh đi theo đường bộ, Hoạn Thư sai gia nhân đi đường biển gần hơn tới Lâm Truy trước đó để bắt Kiều về. Trong khi đó với Kiều thì: Ðêm thu gió lọt song đào Nửa vành trăng khuyết ba sao trên trời Nén hương đến trước Phật đài Nỗi lòng khấn chưả cạn lời vân vân Dưới hoa dậy lũ ác nhân Ầm ầm khốc quỷ Kinh thần mọc ra Kiều bị tưới thuốc mê mang đi, và để khiến mọi người sau đây tưởng lầm là Kiều đã chết bèn bày bàn thờ: Sẵn thây vô chủ bên sông Ðem vào để đó lộn sòng ai hay Quả Nhiên khi đám gia nhân cuả Thúc Ông tới dập tắt lưả cháy thì: Chạy vào chốn cũ phòng hương Trong tro thấy một đống xương cháy tàn Thì ngay tình tin là Kiều đã chết cháỵ Thúc Ông bèn cho thu lượm gom lại, khâm liệm làm tang lễ. Thúc Sinh cũng vừa về tới và dĩ nhiên cũng tin là Kiều đã chết cháỵ. Nhưng gần miếu có một Thầy “Cao tay thông huyền” Thúc Sinh bèn tìm đến hỏi thì được Thầy cho biết: Kiều “Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho”. Hãy đợi một năm nưã thì sẽ biết tin! Và chính vào dịp này Thúc Sinh sẽ lâm vào tình trạng trớ trêu: Hai bên giáp mặt triền triền Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay Thúc Sinh không tin lời ông Thầy và nghĩ rằng Chẳng qua đồng cốt quàng xiên Người đâu mà lại thấy trên cõi trần Trong khi đó Khuyển Ưng đã khiêng Kiều xuống thuyền và: Buồm cao lèo thẳng cánh suyền Dè chừng huyện tích băng mình vượt sang Kiêu bị đánh đòn rồi bị chuyển thành thị tì với tên là Hoa Nô. Thế là Kiều không được dip gặp Thúc Sinh ở Lâm Truỵ. Thúc Sinh đành rời Lâm Truy trở về gia hương. Hoạn Thư đón mừng sai Kiều ra chàọ Thúc Sinh biết mình đã mắc mưu ai rồị. Vị trí Kiều với Thúc Sinh nay đã biến đổi thành con ở và chủ nhà. Và khi Kiều bị Hoạn Thư bắt gãy đàn thì Hoạn Thư và Thúc Sinh ở hai tâm cảnh khác nhau: Cũng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm. Sau đó Hoạn Thư nguôi ngoai cơn ghen và theo lời Thúc Sinh cho Kiều tu tại Quan Âm Các ở ngay vườn nhà với pháp danh Trạc Tuyền: Áo xanh đổi lấy Cà Sa Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền Nhân dịp Hoạn Thư về nhà vấn an cha mẹ, Thúc Sinh vội tìm gặp Kiều, khuyên Kiều hãy nên cao chạy xa bay: Liệu mà cao chạy xa bay Ái ân ta có ngần này mà thôi Bây giờ kẻ ngược người xuôi Biết bao giờ lại nối lời nước non Dẫu rằng sông cạn đá mòn Con tằm đến thác cũng còn vương tơ Vừa lúc đó Hoạn Thư xuất hiện, nói là: Tìm hoa quá bước xem người viết kinh Nhưng sau đó hỏi hoa tì Kiều được hoa tì cho hay:
Nhón chân đứng nép độ đâu nửa giờ Do đó Kiều hốt hoảng tự nhủ thầm: Thân ta ta phải lo âu Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này Và Kiều đã trốn khỏi Quan Âm Các vào khoảng canh ba mang theo chuông vàng khánh bạc để phòng thân. Ði miệt vừa rạng sáng thì: Chuà đâu trông thấy nẻo xa Rành rành Chiêu Ẩn Am ba chữ bài Tại dây Kiều đã gặp Sư Trưởng Giác Duyên nói thác là: Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh Quy sư quy Phật tu hành bấy lâu Bản sư rồi cũng đến sau Dạy đưa pháp bảo sang hầu sư huynh Rày vâng diện hiến rành rành Chuông vàng khánh bạc bên mình giở ra Trong thời gian được lưu trú lại chùa Kiều đã: Kệ kinh câu cũ thuộc lòng Hương đèn việc trước trai phòng quen tay Sớm khuya lá bối phiến mây Ngọn đèn khuê nguyệt tiếng chày nện sương Thấy nàng thông tuệ khác thường Sư càng nể mặt nàng càng vững chân Chẳng may có người tới thăm chùa nói với sư trưởng “chuông vàng khánh bạc sao giống loại chuông vàng khánh bạc đã mất cắp tại chùa nhà Hoạn Thư. Chờ đêm thanh vắng Giác Duyên hỏi Kiều, Kiều thực tình thưa lại sự tình. Giác Duyên khuyên Kiều hãy sang ở tạm nhà Bạc Bà – một Phật tử thường hay lui tới chùa nàỵ “Ai ngờ Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng môn”. Bạc Bà khuyên Kiều hãy lấy cháu mình là Bạc Hạnh tính tình thực thà, có cửa hàng buôn bán ở Châu Thai, 2 người lấy nhau rồi sẽ trở về Châu Thaị. Ngay phút đầu gặp mặt Kiều đã sinh nghi: Thiếp như con én lạc đàn Phải cung rày đã sợ làm cây cong Quả thực sau này vỡ lẽ: Bạc Hạnh cũng là người buôn người và y đã bán Kiều vào lầu xanh. May thay lần này Kiều gặp được Từ Hải và được Từ Hải chuộc ra khỏi lầu xanh để: Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên Phỉ Nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng Nhưng: Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương Thế là Từ Hải lại ra đi mong sớm thực hiện chí lớn. Ở lại một mình Kiều nhớ nhà, nhớ các em, nhớ chàng Kim. Từ Hải đã thành công. Binh tướng cuả Từ Hải tới đón Kiều để làm lễ vu quy. Ðây là dịp để Kiều trả ân báo oán. Trước hết Kiều báo ân Thúc Sinh, Giác Duyên…sau đó báo oán: Bạc Hạnh , Bạc Bà, Sở Khanh, Khuyển, Ưng, Tú Bà, Mã Giám Sinh. Giác Duyên – Vì trước đó đã được gặp sư Tam Hợp có tài tiên tri nên khi từ biệt Thúy Kiều đã khẳng định với Kiều là trong 5 năm nữa sẽ lại gặp nhaụ. Hồ Tôn Hiến thuyết Từ Hải hãy quy hàng triều đình để được hưởng công danh phú quý. Từ Hải không muốn hàng, nhưng Kiều nhẹ dạ cả tin cố thuyết phục Từ Hải. Vì nghe theo Kiều, Từ Hải đã mắc mưu Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết đứng vì uất ức. Kiều gắng xin Hồ Tôn Hiến một mảnh đất để chôn Từ Hải: Xin cho tiện thổ một đời Gọi là đắp điếm lấy người tử sinh Tối hôm đó vào lúc tiệc mừng chiến thắng Hồ Tôn Hiến đã ép Kiều phải vào đánh đàn: Trong quân mở tiệc hạ công Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan Bắt nàng thị yến dưới màn Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây nhỏ Máu năm đầu ngón tay Ve ngâm vượn hót nào hay Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu Và Hồ hỏi Kiều có muốn làm lại cuộc đời kết duyên cầm sắc với ai không? Kiều đã trả lời: Thưa rằng: chút phận lạc loài Trong mình nghĩ đã có người thác oan Còn chi nữa cánh hoa tàn Tơ lòng đã đứt dây đàn Tiểu Lâm Rộng thương còn mảnh hồng quần Hơi tàn đuốc thấy gốc phần là may Ðến lúc rạng ngày Hồ Công hối hận việc ép Kiều đánh đàn cho mình nghe hôm trước: Nghĩ mình phương diện quốc gia Quan trên nhắm xuống người ta trông vào Bèn gán ép Kiều cho một người thổ quan: Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền Và: Triều đâu nổi tiếng đùng đùng Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Ðường Kiều sực nhớ lại lời Ðạm Tiên xưa đã nói với mình trong mộng: Sông Tiền Ðường sẽ hẹn hò về sau Thế là Kiều quyết định ngay: Thôi thì một thác cho rồi Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông Trông vời non nước mênh mông Ðem mình gieo xuống giữa dòng Trường Giang Thổ quan theo vớt vội vàng Thì đà đắm ngọc chìm hương mất rồi Trở lại với Giác Duyên, từ thuở giã biệt Kiều để tiếp tục trên đường vân du, Sư bà đã có dịp gặp Tam Hợp đạo cô bèn hỏi Ðạo cô về trường hợp của Kiều: Người sao hiếu nghĩa đủ đường Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi Sư bà được đạo cô cho hay là: Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan Vô duyên là phận hồng nhan đã đành Lại mang lấy một chữ tình Khư khư mình buộc lấy mình vào trong Khi thầy Giác Duyên nghe nói rụng rời đạo cô bèn trấn an ngay: Sư rằng song chẳng hề chi Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều Mắc điều tình ái khỏi đường tà dâm Lấy tình thâm trả nghĩa thâm
Hại một người cứu muôn người Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi Như vậy là Kiều đã “đức năng thắng số”. Ðạo cô khuyên: Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau Tiền đường thả một bè lau rước người Giác Duyên làm đúng theo lời chỉ dẫn của Tam Hợp đạo cô Một nhà chung chạ sớm trưa Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng Bốn bề bát ngát mênh mông Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau Trở về chuyện chàng Kim. Chàng ở Liêu Dương nửa năm, khi chàng trở về chốn cũ mới hay Kiều đã bán mình chuộc tội cho cha Vương Quan với Thúy Vân sống nghèo túng, may thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi. Ông bà Viên ngoại còn sống. Thấy chàng Kim thương nhớ Kiếu, Vương Ông quyết định vội vàng sắm sưả chọn ngày để: Duyên Vân sớm đã se dây cho chàng Sau đó Vương Quan, Kim Trọng thi đỗ. Kim Trọng đi nhậm chức tại Lâm Truy, gặp Thúc Sinh mới hay về chuyện Từ Hải chết đứng. Và Kim Trọng quyết định đi tìm Kiều: Rắp mong treo ấn từ quan Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng pha Dấn mình trong áng can qua Vào sinh ra tử họa là có nhau Vừa lúc đó có chiếu vua cải nhận Kim Trọng tới Nam Bình, Vương Quan tới Phú Dương. Hai chàng cùng chuẩn bị lên đường thì vưà hay thế giặc đã tan: Sóng êm Phúc Kiến lửa tàn Chiết Giang Và: Ðược tin Kim mới rủ Vương Tiện đường cùng lại tìm nàng sau xưa Tới Hàng Châu tìm hỏi tin tức mới hay chuyện Từ Hải chết đứng, Thúy Kiều bị ép duyên cho thổ quan đã trầm mình xuông sông Tiền Ðường. Thật tội nghiệp: cả nhà vinh hiển riêng oan một nàng! Hai chàng bèn làm lễ chiêu hồn giải oan ngay bên bờ sông Tiền Ðường thì may sao: Cơ duyên đâu bỗng lạ Sao Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi Vì gặp Giác Duyên mọi người mới biết Thúy Kiều còn sống. Kiều gặp đủ mặt người thân: Tưởng bây giờ là bao giờ Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao Nhưng khi Vương Ông bảo Kiều hãy theo mọi người cùng về thì Kiều đã thưa lại: Nàng rằng: Chút phận hoa rơi Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay Tính rằng mặt nước chân mây Lòng nào còn tưởng có rày nữa không Ðược rày tái thế tương phùng Khát khao đã thỏa tấm lòng lâu nay Ðã đem mình bỏ am mây Tuổi này gởi với cỏ cây cũng vừa Mùi thiền đã bén muối dưa Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng Sự đời đã tắt lửa lòng Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi Vương Ông vẫn khuyên Kiều hãy quay về xum họp, vì chấp kinh cũng phải tòng quyền rồi: Ðộ Sinh nhờ đức cao dày Lập am rồi sẽ rước Thầy ở chung Và Kiều đã: Nghe lời nàng phải chiều lòng Giã sư giã cảnh đều cùng bước ra Về tới nhà trong bữa tiệc xum họp nàng Vân tuyên bố là xưa vì nạn nhà mà mối duyên của chị với chàng Kim nàng phải đứng ra thay chị nhưng: Bây giờ gương vỡ lại lành
Còn duyên may lại còn người Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa Kiều gạt phắt lời em, vì nghĩ thân mình dãi gió dầm mưa đã nhiều Một lời đã chót thâm giao Dưới dày có đất trên cao có trời Dẫu rằng vật đổi sao dời Tử Sinh cũng giữ lấy lời tử Sinh Kiều vẫn cương quyết khước từ và thưa thẳng với chàng Kim: Thiếp từ ngộ biến đến giờ Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa Bấy chầy gió táp mưa sa Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn Và nàng đề nghị hãy từ tình duyên đổi sang tình bạn: Chàng dù nghĩ đến tình xa Ðem duyên cầm sắt ra duyên cầm kỳ Chàng Kim vẫn cương quyết nói với nàng là chữ trinh kia cũng có ba bảy đường: Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay Trời còn để có hôm nay Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa Cả Vương Ông, Vuơng Bà cùng chàng Kim dồn Thúy Kiều vào thế hết lời khôn lẽ chối lời Cúi đầu nàng những ngắn dài thở than Và nàng chịu làm lễ đủ đôi với chàng. Nhưng đêm hôm đó trong phòng chỉ còn riêng hai người nàng mới thỏ thẻ nói lại với chàng lý lẽ của mình. Em Vân đã thay nàng trả nợ tình xưa, còn mình thì: Chữ trinh còn một chút này Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan Còn nhiều ân ái Hay gì vẫy cánh hoa tàn mà chơi Sau cùng Kim Trọng hoàn toàn đồng ý với nàng đem duyên cầm sắt ra duyên cầm kỳ. Chàng cũng khẳng định là Bấy lâu đáy bể mò kim Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa Ai ngờ lại họp một nhà Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm Và Kiều đã sửa áo cài trâm khấn đầu lạy tạ Chàng Kim: Thân này gạn đục khơi trong Là nhờ quân tử khác lòng người ta Sau đó Kim Trọng lại yêu cầu cho nghe lại tiếng đàn xưa của nàng. Nàng thuận tình chiều ý chàng nhưng lần này thì Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Khúc đâu êm ái xuân tình Ấy hồn Thục đế hay mình Ðỗ Quyên Trông sao châu nhỏ duềnh quyên Ấm sao hạt ngọc Lam Ðiền mới đông Thúy Kiều cũng không quên Nhớ lời lập một am mây Khiến người thân tín rước Thầy Giác Duyên Nhưng: Ðến nơi đóng cửa cài then Rêu trùm kẽ ngạch cỏ lên mái nhà Sư đà hái thuốc phương xa Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu Nặng vì chút nghĩa bấy lâu Trên am cứ giữ hương dầu hôm mai Thúy Kiều tiếp tục cuộc sống thảnh thơi hạnh phúc của kẻ đã trả nợ xong nghiệp cũ: Một nhà phúc lộc gồm hai Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần Thừa ai chẳng hết nàng Vân Một cây cù mộc một sân quế hòe Và Nguyễn Du đã kết thúc Truyện Kiều với những lời thơ đề cập tới chữ tài, chữ mệnh , chữ tâm, thiện căn và nghiệp nơi con người: Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân
Cho thanh cao mới được phần thanh cao Có đâu thiên vị người nào Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai Có tài mà cậy chi tài
Ðã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần xa Thiện tâm ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh Như vậy là đọc lại từ đầu đến cuối Truyện Kiều, chúng ta thấy cụ Tiên Ðiền đã 6 lần đề cập đến đạo Phật hoặc qua nhân vật hoặc qua tình tiết truyện. Lần thứ nhất: Khi Kiều dùng dao tự vẫn trước Tú Bà, trong cơn ngất bằn bặt Kiều đã được Ðạm Tiên báo cho hay: Rỉ Rằng: Nhân quả dở dang Ðã toan trốn nợ đoạn truờng được sao Số còn nặng nợ má đào Người dù muốn quyết trời nào đã cho Hãy xin hết kiếp liễu bồ Sông Tiền Ðường sẽ hẹn hò về sau Như vậy là lần thư nhất này qua lời báo mộng của Ðạm Tiên , Nguyễn Du đã đề cập đến luật nhân quả và chữ nghiệp cuả nhà Phật Lần thứ hai: Khi biết Thúc Sinh “vườn mới thêm hoa” (gian díu với Thúy Kiều), Hoạn Thư đã: Lửa tâm càng dập càng nồng Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa Hai chữ lửa tâm trên đây cũng đượm phần giáo lý cuả Nhà Phật Lần thứ ba: Khi Thúc Sinh trở lại Lâm Truy bằng đường bộ để gặp lại Thúy Kiều thì Hoạn Thư đã sai lũ gia nhân đi bằng đuờng biển gần hơn bắt Thúy Kiều Trong khi đó với Kiều khi chưa bị lũ gia nhân cuả Hoạn Thư tới bắt thì Ðêm thu gió lọt song đào Nửa vành trăng khuyết ba sao trên trời Nén hương đến trước Phật đài Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân Theo lời bàn xưa thì hình ảnh “nửa vành trăng khuyết ba sao trên trời cũng là gián tiếp nhắc đến chữ Tâm của đạo Phật Lần thứ tư: Khi Kiều đã bị bán mình cho Mã Giám Sinh tay sai của Mụ Tú Bà, tới đây Nguyễn Du qua lời Ðạm Tiên nói với Thúy Kiều đã đề cập tới Luật nhân quả và chữ Nghiệp trong đạo Phật: Rỉ Rằng: Nhân quả dở dang Ðã toan trả nợ đoạn trường được sao Số còn nặng nghiệp má đào Nàng đà muốn quyết trời nào đã cho Lần thứ năm: Khi Kiều trầm mình xuống sông Tiền Ðường nàng được sư bà Giác Duyên cứu sống và Kiều đã theo về thảo lư chung sống với sư bà. Lần thứ sáu: Với sáu câu sau cùng cuả Truyên Kiều cụ Nguyễn Du đã dùng đến chữ Nghiệp và chữ Tâm cuả Nhà Phật để hàm ý khuyên chúng ta một nếp sống tâm linh lành mạnh: Ðã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. |
Cập nhật ( 17/01/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com