NGƯỜI THẦY VÀ ĐẠO HỌC TRONG CÁCH NHÌN ĐẠO LỊCH SỬ * TS Nguyễn Mạnh Hùng Nếu phải đi tìm những dân tộc tiêu biểu cho phương Đông, các nhà văn hóa học thuộc khu vực châu Á đã có thể chọn ra được hai dân tộc Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên, 2 dân tộc đại diện ấy có sự khác biệt nhau về tâm lý nhân sinh và địa thế môi trường. Trung Hoa ưa chuộng đại đồng, sùng bái luân lý Khổng học, tạo dựng mẫu người luôn tu chỉnh để hoàn thiện trong phương pháp vận dụng chính trị làm động cơ phát triển nhân cách và giác ngộ tinh thần. Từ cách nhìn này, xã hội của nền văn hóa Trung Hoa là xã hội có tôn ti trật tự, bao quát toàn diện nhân quần. Ngược lại, Ấn Độ đi vào nội tâm để tìm về bản ngã trường cửu, suy nghiệm trầm mặc để hòa mình vào hồn của tạo vật theo cách nghĩ của R. Tagore, một nhà đạo học Ấn Độ. Do đó, nhìn chung nhà đạo học phương Đông gieo trồng một tinh thần hướng nội để phán xét bên ngoài và suy ngẫm vũ trụ như Comaraswamy – nhà phê bình nghệ thuật Ấn Độ đã nói: Đạo sĩ phương Đông lấy vũ trụ làm đối tượng sáng tạo, đạo sĩ Trung Quốc vẽ núi sương, Ấn Độ miêu tả mục đồng”, cả hai đã miêu tả những nét đại cương biểu hiện cách sống mãnh liệt phong phú và trầm lặng. Nhìn từ bên ngoài cách sống ấy trông giản dị, thô sơ. Do đó, muốn chiêm ngưỡng phải vận dụng nội tâm thật tế nhị công phu và dày dặn. Trong khi đó, nhà đạo học phương Tây – nhìn vũ trụ bằng thái độ cách biệt. Đối với vũ trụ, họ phân tích và phê phán tưởng chừng như vũ trụ là đối tượng cần tìm hiểu, thử nghiệm cần phải chế ngự trong bàn tay gọi là để soi rọi dưới ánh sáng khoa học hơn là phải chấp nhận như một nguồn đạo học bao la cao cả theo cách nghĩ của phương Đông để hòa nhập một cuộc sống hiền hòa, ưng thuận – thậm chí không ngại ngùng phải vùi mình trong đau khổ và cay đắng mà thượng đế đã sắp đặt, bố trí. Từ sự phân tích như trên, chúng ta thử bước vào tìm hiểu kẻ sĩ- người thầy đồ trong xã hội Việt Có gì có tự mảy may Không thì có thế gian này cũng không Thử xem bóng nguyệt dòm xong Ai hay không có, có mà không là gì Cũng cách nhìn như thế, kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ – người gần gũi với vũ trụ nhưng có lúc lại thiên lệch sang lối tư duy đại đồng chính trị của Khổng học để tôn vinh một tổ chức xã hội bằng quyền thế. Công hầu khanh tướng Không công danh thà nát với cỏ cây Cũng có lúc ông thể hiện cả một tham vọng lớn lao để nhập thế với một ý chí mạnh mẽ. Chí những mong xẻ núi lấp sông Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ Rồi cũng có lúc lại giác ngộ để xuất thế trầm ngâm, mềm mại Đường mây rộng thênh thang cử bộ. Nợ tang bồng trang trắng cỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi rượu bầu Tuy nhiên, nhận thức như trên còn chưa được ổn định khi nền tảng văn hóa Việt X X X Bước sang thời kỳ cận hiện đại – Việt Nam đã trở mình để chuyển hóa tư tưởng, tiếp nhận những nền tảng văn hóa mới, nền tảng triết học mới kể từ sau phát súng của thực dân Pháp bắn phá vào Đà Nẵng (1858). Đó là nền văn hóa lãng mạn phương Tây và triết học Kito giáo (chúa Jesus). Tâm tính người thầy đậ bị phân hóa. Một là sùng cổ, bảo hoàng cố thủ trong lớp võ bọc của văn hóa cổ truyền đã có từ lâu và than vãn: “Cái học ngày nay đã chán rồi. Mười người đi học chín người thôi”. Hai là, theo cái mới để thích nghi (cắt tóc ngắn, học tiếng Tây, ăn bơ sữa…) Ba là giữ thế trung dung lùi về ở ẩn – phát huy nghề làm thầy, thối vi sư). Trong giai đoạn này, người thầy xuất hiện như một loại người mới, tâm tính mới. Nên trước đây nếu người thầy được sùng kính (bán tự vi sư, nhất tự vi sư) như người truyền đạt chủ nghĩa bất di bất dịch của thánh hiền thì gày nay người thầy được xem như là người hướng dẫn hay người bạn để trao đổi kiến thức cùng nhau đi tìm chân lý. Ngày nay, có người thầy muốn phá vỡ những thói tục cũ nhưng cảm thấy chưa đủ tự tin, do còn mang nặng mặc cảm tự ti, nên đã tự trang bị cho mình một loại vũ khí mới để chiến đấu như kẻ biểu tình hô hào cho được tiếp nhận cách xưng hô mới “thầy và tôi” để thay thế cho cái đã cũ trước đây “thầy và em”. Một cuộc cách mạng về nhân quyền hay chăng? Thực chất cách xưng hô mang tính cải lương “thầy và tôi” nó không chỉ thay đổi mẫu mã, kiểu dáng mà chính là thay đổi nhân cách nhằm phủ định tinh thần “tôn sư trọng đạo” (dù rằng không ít thầy không đáng được tôn trọng nữa), không còn để hỏi han, để thỉnh ý kiến mà chính là để biến người thầy như một đối tác (bên thầy là bên A, bên học trò là bên B) để chia chác, mua bán kiến thức qua hợp đồng liên doanh, liên kết như trong công cuộc vận động hòa nhập để làm ăn mua bán bình đẳng hai bên cùng có lợi. Tại sao? Bởi vì giáo dục được tôn vinh là loại hình dịch vụ, như một số người ‘đã hô hào. Còn thậm tệ hơn thế nữa – kinh nghiệm trước đó – cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã làm giản thể lối viết chữ Hán truyền thống rườm rà bằng cách cắt bớt râu, bớt tóc hay giản tiện lối xưng hô bằng cách gọi nhau là “đồng chí”. Cuộc cách mạng này đã lan tỏa trong nhiều quốc gia Đông Á – trong đó, quan trọng nhất là Nhật Bản. người sinh viên Nhật Bản nhớn nhác lên như tìm được chân lý – ví như Karl Mark đã tìm được giá trị thặng dư trong chế độ tư bản để mở đường cuộc đấu tranh giai cấp – và hô hào đặt cho cái tên mới đặt cho thầy mình là “tên khùng” hay “gã khờ” (Bakamono). Trở lại Việt
|
Cập nhật ( 18/05/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com