NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO NGÀNH PHẨU THUẬT * GS Trần Phương Hạnh Có ai ngờ những thầy thuốc hành nghề mổ xẻ xưa kia ở châu Âu chỉ được quyền rạch da, trích mụn có người phục vụ như những kẻ hầu ở những nhà tắm công cộng, để cắt những cục chai ở tay chân hoặc dùng dao kéo để làm theo một số yêu cầu của khách tắm! Trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện Ambroise paré (1509 – 1590), người đã có tác động “mở đường” cho nghành phẫu thuật trong y khoa. Ambroise paré ra đời ngày 7-12-1509, tại thị trấn Laval, thuộc tỉnh Mayenne, miền Tây Bắc nước Pháp, trong gia đình một người thợ mộc. Thưở nhỏ ông là một cậu bé gầy gò, nhưng khoẻ mạnh và rất nghịch ngợm. Nhà nghèo nhưng không đủ tiền cho cậu đi học. Công việc làm đồ gỗ không đủ nuôi sống gia đình, nên ông bố và người anh trai phải đổi sang làm nghề cạo râu, cắt tóc, và Paré phải phụ giúp thêm cho hai người. Phải chăng điều đó đã giúp cho năng khiếu khéo tay của cậu bé phát triển. Trong những lúc nô đùa, hễ có bạn nào bị ngã sứt chân, chảy máu đầu, bao giờ Paré cũng là đứa trẻ bình tĩnh nhất để chăm sóc bạn. Năm 13 tuổi, cậu đến giúp việc cho Đức Cha Dorsay, ở đây cậu được nuôi nấng, dạy dỗ, học hành. Năm sau, cậu đến học nghề tại một cửa hiệu cắt tóc đông nhất giữa thị trấn Năm 22 tuổi, chàng thanh niên Ambroise đến Năm 1533, mùa đông khắc nghiệt và bệnh dịch khiến có nhiều người chết trong bệnh viện, Paré tranh thủ dịp này để mổ nhiều xác người để học hỏi thêm. Ông có dự định dự kỳ thi cuối khoá để được công nhận tốt nghiệp trường Y khoa Những cuộc chiến tranh liên tiếp ở Pháp và các nước Anh, Ý, Đức thu hút nhiều thầy thuốc vào quân đội, trong đó có Ambróie Pars. Ông được làm phụ tá mổ xẻ trong binh đoàn của Thống chế Montjean. Với kinh nghiệm ít ỏi của một thầy thuốc 27 tuổi, Paré chưa hề biết cách xử trí những vết thương do hơi thuốc súng đều bị nhiễm độc nên cần phải được sát trùng bằng… dầu dây cơm cháy đun sôi. Paré đã chứng kiến nhều thầy thuốc làm như thế và bản thân ông đã cũng từng làm như vậy. Ông cảm thấy tim mình nhói đau mỗi khi nghe những người lính kêu khóc lúc ông đỗ dầu đun nóng lên vết thương của họ. Một lần, thấy loại dầu thường dùng đã hết nhẵn, Paré, theo kinh nghiệm dân gian, đã lấy lòng đỏ trứng hoà với dầu hoa hồng, dầu nhựa thông và bôi phủ lên các vết thương. Sáng ra thăm bệnh, ông rất ngạc nhiên khi thấy các vết thương ấy không hề bị sưng phù, không hề viêm đỏ. Những người lính này lại rất tỉnh táo vì đã ngủ được một giấc thật ngon. Còn những người lính khác được đổ dầu sôi thì vẫn sốt cao, đau nhứt rên la. Ông quyết định thử lại nhiều lần và từ đó không bao giờ đổ dầu sôi vào vết thương như trước nữa. Những năm tháng trong quân ngũ đã tạo điều kiện cho Paré học hỏi và chữa trị nhều loại bệnh ngoại khoa. Năm 29 tuổi, Paré rơi quân ngũ, trở về Năm 1542, trong cuộc vây hãm thành Jacpues Dubois, thầy dạy của Vesalius, thấy tài năng tuyệt vời của ông, đã khuyên ông nên viết lại những cách chữa trị vết thương do súng đạn. và năm sau, của sách của Paré ra đời, thu hút rất nhiều sự chú ý của giới thầy thuốc. Năm 1552, chiến tranh lại bùng nổ, Paré trở lại quân đội. Những người lính bị thương nằm la liệt trong các trạm xá: gãy xương, cụt chi; phải cấp cứu cầm máu rồi cắt đoạn chi cho họ. Trong suốt nhiều thế kỷ, các thầy thuốc chỉ biết làm theo lời khuyên cổ xưa: “Bệnh gì không chữa được bằng thuốc sẽ được điều trị bằng sắt, nếu không khỏi sẽ được điều trị bằng lửa…” (!) Cả Pippocrate cũng làm như vậy.Và thế là các thầy thuốc cầm dao rạch vết thương, trích mủ, rồi dùng sắt nung đỏ làm chấy da thịt để cầm máu. Người ta cắt cụt chi cũng theo cách như vậy. Những cảnh tượng ấy, Paré không sao chịu đợc. Thay vì dùng sắt nung đỏ, Paré nghĩ cách chế tạo những chiếc kim nhỏ, luồn lách dưới các lớp cơ, rồi buộc thắt các mạch máu để máu khỏi bị chữa nhiều. Thật ra. Kỹ thuật này đã được người Hy Lạp xưa áp dụng, nhưng chính Paré đã suy nghĩ và làm sống lại kỹ thuật này. Ông còn chế tạo nhiều dụng cụ ngoại khoa như kim buộc, kẹp nhỏ, dao kép phẫu tích. Chính ông đã đặt ở phương pháp buộc thắt mạch máu trực tiếp mà nhiều thầy thuốc ngày nay vẫn áp dụng. Năm 1559, ông rời khỏi quân đội trở về Thời đó, người ta chưa hiểu rõ cấu trúc cơ thể con người, nên không biết rằng trong ó mạch máu thường có kèm theo những dây thần kinh, mãi đến thế kỷ XVIII, các thầy thuốc mới xác nhận những cơn đau này là do thắt buộc cả vào sợi dây thần kinh và khuyên nên tách rời mạch máu để buộc riêng rẽ. Lúc đó, phương pháp thắt buộc mạch máu theo ý kiến của Paré mới được áp dụng rộng rãi. ParéKhông chỉ chú trọng phẩu thuật, ông còn nghiên cứu và phát hiện nhiều loại bệnh như túi phình động mạch chủ do giang mai, ngộ độc oxyd carbon (CO), mô tả bệnh bướu lành tiền lập tiến, … Những đóng góp của ông đã dành được phần thưởng xứng đáng: Ambrroise Paré, người phụ việc thợ cạo năm xưa ở Laval, đã được bầu vào các nhà phẩu thuật tại trường Y khoa Saint Côme, Ông qua đời ngày 20-12-1590 và được an táng tại nhà thờ Andrés des Arts. Paré xứng đáng là người mở đường cho nghành phẩu thuật, làm cho những phẩu thuật viên có một vị trí tốt đẹp trong việc chăm sóc điều trị bệnh nhân. |
Cập nhật ( 06/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com