Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Ngợi ca Tịnh Độ (Thiền sư Ấn Quang, Pháp Hiền dịch)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

NGỢI CA TỊNH ĐỘ

* Thiền sư Ấn Quang

* Pháp Hiền dịch

Lớn lao thay! Giáo lý của pháp môn Tịnh Độ. Tâm đó làm Phật, tâm đó là Phật, chỉ thẳng tâm người, nét kỳ đặc của giáo lý ấy tựa như khiêm tốn, nhúng nhường. Là niệm niệm Phật, là niệm thành Phật. Trải qua bao kiếp hành giả chứng tu, phẩm chất của nó được vun bồi thêm cao tuyệt. Giáo lý ấy choàng phủ đủ ba căn thương, trung, hạ, xuyên suốt ba tông: Thiền, Giáo, Luật. Như mưa nhuần vạn vật, tựa như biển lớn dung chứa mọi sông ngòi. Tất cả pháp “Biên, Viên, Đốn, Tiệm” đều không thể không chảy từ nguồn pháp ấy. Mọi hạnh lành đại, tiểu, thực, quyền, vẫn không thể không quy vào pháp ấy. Chưa dứt trọn phiền não tế vi, để tự dự vào ngôi Bổ Xứ, là địa vị một lần sinh, trọn đầy trí tuệ (viên mãn Bồ Đề).

Chín giới chúng sinh rời khỏi pháp này, trên không thể hoàn thành Phật đạo, chư Phật mười Phương từ bỏ pháp này, dưới chẳng thể lợi khắp quần sinh. Vì thế, hội chúng Hoa Nghiêm, tận phong vương vị, mười nguyện Phổ Hiền, Pháp Hoa kệ tán, niệm Phật một lần xưng, đều chứng thực tướng các pháp.

Hạnh phương tiện tối thắng, Mã Minh chỉ nơi Khởi Tín. Đường dễ đi mau đến, Long Thọ rộng khơi trong Luận Đại Bà Sa. Trí Giả thân sau của Đức Thích Ca, thuyết Luận Thập Nghi, chuyên ròng Tây hướng. Vĩnh Minh của thị hiện Di Đà, viết Liệu Giảng Tứ Khoa cho việc suốt đời niệm Phật. Tam thừa ngũ tính quay về, đồng chứng chân thường. Trên dẫn đường chư Thánh, dưới chỉ lối phàm phu, cùng lên bờ giác. Vì thế, được cửu giới theo vào, mười phương cộng góp lời ca ngợi. Trăm ngàn kinh luận nhất loạt xiển dương. Hẳn phải nói rằng, một đời Phật dạy, cực điểm của Nhất Thừa là môn niệm Phật. Dẫu thế, nếu không trau dồi cội đức, trải qua trăm kiếp ngàn đời vẫn khó tao phùng. Đã thấy nghe hạnh ngộ, phải cần mẫn tinh tu.

 

Giáo lý, hành, quả

Là cương tông của Phật pháp

Nhớ Phật niệm Phật

Đường ngắn nhất trong mọi nẻo

Khi xưa Phật còn tại thế

Thuận tu một pháp

Mà bốn pháp tự đủ tròn

Đời nay chẳng vậy

Nếu rời Tịnh Độ

Thời quả chứng toàn không

Do quá cách xa

Thời đại của Thánh nhân

Nhân loại tánh căn yếu kém

Nếu chẳng cậy nương sức Phật

Quyết khó giải thoát

Nói pháp môn Tịnh Độ đó

Là phẩm chất choàng đủ ba căn

Cao hơn hẳn Giáo, Luật, Thiền

Thật là lòng bi tận của Phật

Trở vào thể tánh, chúng sinh vẫn đủ

Hội ba thừa, năm tánh

Đồng quy Tịnh vực

Trên dẫn dường chư Thánh

Dưới chỉ lối phàm phu

Đồng chứng chân thường

Chúng sinh chín giới

Rời pháp môn này

Không thể trọn thành Phật đạo

Chư Phật mười phương

Từ bỏ pháp này

Dưới chẳng thể lợi khắp quần sinh

Vì thế, trên Thánh, trước cả Hiền

Ai ai cũng đồng hướng đến

Trăm ngàn Kinh Luận,

Đâu đâu cũng bảo nên về

Tự Hoa Nghiêm, sau khi vào nẻo đó

Chư đại Bồ Tát

Tận tại mười phương

Không ai không cầu sinh Tịnh Độ

Pháp âm Phật thuyết,

Từ độ hội Kỳ Viên

Mọi trứ thuật, diễn bày

Suốt Tây Thiên, Đông Độ

Đều tận kết vào hoa sen ấy.

 

Người xưa vẫn nói

Thân người khó được

Thắng địa khó sinh

Phật pháp khó nghe

Tử sinh khó thoát

Ta hay phúc hạnh

Có được thân người

Sinh trong thắng địa

Lại nghe Phật pháp

Hiềm vì nghiệp nặng chướng sâu

Phiền não tế vi

Sức đâu trừ chặt

Mau rời ba cõi

Thoát hẳn tử inh

Nhưng được phước thay!

Nghe Như Lai dạy

Rũ tận lòng bi

Chỉ bày phương tiện

Khéo, lạ, lớn, sâu

Nhiếp thu Thập Địa

Ôm trọn ba căn

Pháp môn Tịnh Độ

Mang nghiệp sinh về

Hạnh phúc đâu ngờ

Lớn như thế ấy

Nếu chẳng phải trồng vun cội đức

Từ vô số kiếp lâu xưa

Làm sao có thể

Duyên nghe được pháp

Không thể nghĩ bàn

Liền sinh chân tín

Phát nguyện cầu về.

 

Trộm nghe Tịnh Độ

Là pháp cứu cánh

Thỏa bổn hoài Phật

Vượt hẳn Thiền, Giáo, Luật ba tông

Nhiếp trọn ba tông Thiền, Giáo, Luật

Nói cách giản đơn

Một câu một chữ

Một kệ một bài

Bao hết không chừa

Nói rộng hơn ra

Ba tạng nghĩa huyền

Mười hai bộ Kinh

Diệu nghĩa năm tông và chư sư tổ

Pháp ấy nói ra

Còn chưa tận đủ.

Pháp ấy sang giàu

Lợi trọn chúng sinh

Đồng thành Chánh Giác

Hiện ra tướng lưỡi rộng dài

Dùng sức thần thông, sức trí tuệ

Thuyết như vi trần các cõi

Pháp dẫu thuyết như

Bừng bừng lửa dậy

Dẫu có nói không dừng

Dẫu âm vang từ vô biên quốc độ

Há có thể trọn vẹn phơi bày.

Thật vậy, nghĩa của Tịnh Độ

Vốn chẳng thể nghĩ suy.

Chẳng hạn, Đại Kinh Hoa Nghiêm

Vua trong Kinh điển

Duy nhất trước sau

Toàn diện quy vào

Mười đại nguyện vương

Sâu thẳm Pháp Hoa

Diệu dẫn quần sinh

Địa vị ngang bằng

Đẳng Giác Bồ Tát

Trăm ngàn Kinh luận

Đều trỏ chỗ về

Do vì lý ấy

Văn Thù phát nguyện

Phổ Hiền khuyến tấn

Như Lai thọ ký

Trong Kinh Đại Tập

Kinh dạy biết rằng

Vào thời Mạt pháp

Nếu chẳng pháp này

Khó mong đắc độ

Gọn trong Đại Luận Bà Sa

Lọng Thọ Bồ Tát

Dẫn khai đường dễ

Thoát mau sống chết

Trước Thánh trên Hiền

Ai ai cũng hướng

Há để phí sao!

Quả thật như vậy

Một đời Phật dạy

Dẫn bước chúng sinh

Là môn niệm Phật

Không chỉ thế thôi

Thường khi đề cử

Chỗ của sáu căn

Đối cùng hiện tượng

Gọi rằng đại địa, núi sông

Sáng, tối, sắc, không

Thấy nghe biết hiểu

Hương, âm, nếm chạm…

Không một chỗ nào

Không (xiển) dương Tịnh Độ

Nói hết được ư!

Nóng lạnh chống nhau

Già bệnh đẩy xô

Bão, mưa, nắng hạn

Binh đao loạn thế

Bạn cùng ma quỷ

Cái nhìn cong lệch

Không một chỗ nào

Mà không đề tỉnh

Kỉnh sách vãng sinh

Cầu mau Tịnh Độ

Nói hết được ư!

Nói một lời thôi

Một lời ôm trọn

Cũng là Tịnh vậy

Tận cùng của Tịnh

Tịnh thời sáng thông

Sáng thông là Diệu Giác

Diệu Giác chẳng đạt ư!

Duy nhất lời này

Há dễ đảm đương

Phật kệ lục tức (Thiên Thai sáu pháp)

Dẫu biết tinh nghiên

Duy nhất kệ này

Tín, Nguyện, Hạnh thôi!

Không Tín, làm sao khởi nguyện

Không tròn đủ nguyện

Đạo hạnh khó vào

Phật hiện diệu hạnh

Nếu như muốn nắm

Mà nguyện không đầy

Sao lên ngôi tín

Tịnh Độ pháp môn

Mọi Kinh mọi Luận

Đều chỉ rõ ra

Duy nhất Phật kệ

Là kệ Tán Phật

Đề cử chánh báo

Để nhiếp y quả

Hóa Phật trùm che

Mọi loại chúng sinh
Tuy có tám câu (tâm đó làm Phật, tâm đó là Phật)

Ba Kinh Tịnh Độ

Toàn diện đưa ra

Bảo Giám Liên Tông

Lời lời rơi lệ

Nhỏ máu tim ghi

Xứng tánh phát huy

Tùy cơ chỉ thị

Dẫu vớt nổi chìm

Tuy là cứu đấy

Nhưng chẳng thể quên

Lời tha thiết đó

Bỏ lời tha thiết

Tín không thể sinh

Tà không diệt dứt.

 

Phải hiểu cho rằng

Ta từ vô thủy

Tạo bao nghiệp xấu

Vô lượng vô biên

Kinh Hoa Nghiêm dạy

Giả sử nghiệp ác

Có tướng có hình

Hư không mười phương

Cũng không chứa đủ

Rề rà trôi nổi tu trì

Há có thể dứt tiêu, trừ tận

Vì thế hai vị

Thích Ca, Di Đà

Thương xót chúng sinh

Sức đâu trừ sạch

Đặc biệt mở ra

Pháp nhờ sức Phật

Mang nghiệp sinh về

Lòng bi lớn ấy

Tuy mẹ tuy cha

Tuy trời tuy đất

Dẫu ví một phần

Sao bằng tâm Phật

Tợ cả hằng sa

Chỉ nên hổ thẹn

Sinh lòng sám hối

Mong Phật chở che

An thân sạch nghiệp.

Hòa thượng Thiện Đạo nói rằng:

“Nếu muốn học lý

Từ địa vị phàm

Nhẫn đến Phật vị

Nhất thiết các pháp

Không thể không học

Nếu học thực hành

Chọn ngay một pháp

Khế lý khế cơ

Nỗ lực tinh ròng

Mới hay chứng nhanh thực ích

Dẫu cho bao kiếp

Vẫn khó xuất ly

Gọi rằng một pháp

Khế lý khế cơ

Nào hơn Tín, Nguyện

Nắm chặt Phật danh

Tây Phương cầu thẳng.”

Kinh A Di Đà

Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật

Ba Kinh Tịnh Độ nên danh

Chuyên luận Tịnh Độ

Duyên khởi lý, sự

Kỳ dư chư Thánh Điển Đại Thừa

Đều nội hàm Tịnh Độ

Mà một Kinh Hoa Nghiêm

Như Lai sơ thành Chánh Giác

Vì bốn mươi mốt vị

Pháp thân Đại Sĩ

Nói thẳng ra diệu pháp Nhất Thừa

Tối hậu Thiện Tài

Du phỏng chư Thiện Trí

Rốt sau chỗ chứng

Đã đồng chư Phật

Thế nhưng Phổ Hiền

Lại vì Đồng Tử

Thuyết mười đại nguyện

Khuyến khắp hải chúng

Cùng với Thiện Tài

Hồi hướng sinh về

Tây Phương Cực Lạc

Để được định kỳ

Đầy tròn quả Phật

Quán Kinh, Hạ Phẩm Hạ Sinh

Kẻ năm tội, mười ác

Đủ các ác duyên

Khi phút lâm chung

Tướng địa ngục hiện

Có Thiện Tri Thức

Dạy cho niệm Phật

Người ấy thọ nhận

Xưng danh Phật hiệu

Chưa dứt mười câu

Tức hiện hóa Phật

Ân cần nắm tay

Nhẹ dắt sinh về

Kinh Đại Tập nói:

Mạt pháp chúng sinh

Ngàn kẻ tu hành

Chỉ may mắn lắm

Đắc đạo một người

Chỉ nương niệm Phật

Vượt qua tử sinh

Một pháp niệm ấy

Có thể biết rằng

Trên Thánh dưới phàm

Là lối tu chung

Hoặc ngu, hoặc trí

Pháp ấy không thành

Xuống tay quá dễ

Lại thành công cao

Dùng sức ít thôi

Mà bao hiệu quả

Chuyên nhờ sức Phật

Mà siêu lợi ích

Hơn hẳn lối thường.

Người xưa vẫn nói:

Chúng ta học đạo

Như kiến bu bò lên núi thẳm

Niệm Phật vãng sinh

Tựa gió thuận buồm căng

Lời người xưa ấy

Khéo hình dung quá!

 

Thế Tôn Đại Giác

Lân mẫn vạn loài

Mê cảm tự tâm

Sáu nẻo lạc loài

Bao kiếp lâu dài

Vẫn chưa thoát khỏi

Do vậy, khởi vô duyên bi

Hòa cùng từ ái

Hiện vào cõi đời

Thành Chánh Đẳng Giác

Tùy theo cơ nghi

Rộng tuyên vạn pháp.

Bao quát đại cương

Thường có năm Tông
Là Luật, là Giáo, là Mật, là Thiền, là Tịnh

Luật là thân Phật

Giáo là lời Phật

Thiền là tâm Phật

Chỉ ba pháp đó

Vẫn ba pháp đó

Phật độ chúng sinh

Lấy ba pháp đó

Chuyển thành nghiệp Phật

Ba nghiệp đã chuyển

Phiền não vẫn Bồ Đề

Sinh tử là Tịch Tịnh!

Sợ rằng, nghiệp trọng chướng sâu

Khó mà hóa chuyển

Thời dụng mật trì

Khéo léo huân tu

Hoặc tợ ấu trùng

Tò vò bắt ăn

Chú rằng: giống ta, giống ta

Sau đó bảy ngày

Tò vò thành tựu

Hoặc sợ khí căn

Hãy còn lậu liệt

Chưa được giải thoát

Sinh lại một lần

Khó thoát mê thất

Ở đây mở riêng

Tín nguyện niệm Phật

Một môn cầu sinh Tịnh Độ

Nhẫn cho Thánh đó hoặc phàm

Cõi Phật liền được sinh sang một đời

Thánh thì mau chứng Bồ Đề

Phàm thì thoát hẳn mọi bề tử sinh

Nương nhờ Phật nguyện quang minh

Biết bao công đức cho mình cho ta.

 

Phải biết rằng: Luật là căn bản của ba tông Thiền, Mật, Tịnh. Nếu chẳng nghiêm trì cấm giới, thì ích lợi thật sự của ba tông, không thể đắc. Như xây nhà cao vạn trượng, nền móng chẳng vững vàng, đã chưa thành mà còn gãy đổ. Tịnh Tông làm chỗ về đủ cả ba tông, như dòng chảy trăm sông đổ vào biển lớn. Với pháp môn Tịnh độ, là mười phương ba đời của trọn vẹn chư Phật, trên trọn thành Phật đạo, dưới giáo hóa quần sinh, pháp của thành thủy thành chung vậy.

Vì thế Kinh Hoa Nghiêm

Phẩm đi vào pháp Giới

Phổ Hiền bèn gia bị

Cho đồng tử Thiện Tài

Đã chứng ngang Đẳng Giác

Phổ Hiền liền khuyến phát

Mười điều đại nguyện vương

Hồi hướng sinh Tây Phương

Để khắc định thời kỳ

Chín tròn đầy Phật quả

Dùng đó khuyến phát luôn

Hải chúng nơi Hoa Tạng

Mà Kinh Quán Vô Lượng

Phẩm Hạ Phẩm Hạ Sinh

Bọn ngũ nghịch, mười ác

Kẻ sắp rơi địa ngục

Được bậc Thiện Tri Thức

Dạy cho phép niệm Phật

Hoặc niệm chỉ vài câu

Là lúc mệnh chung dứt

Phật hiện ra tiếp dẫn

Sinh về cõi hoa sen

Quán sát lợi ích ấy

Thời Đẳng Giác Bồ Tát

Cũng chẳng thể ở ngoài

Nhẫn đến bọn tạo ác

Đều cũng được dự phần

Công đức của pháp ấy

Lợi ích của pháp ấy

Xuất lưu từ một đời Phật dạy

Một đời Phật dạy dỗ

Đều nương vào tự lực

Để thoát cảnh tử sinh

Sức bi nguyện của Phật

Tuyệt đối phải nương nhờ

Nghiệp ác xưa đã tạo

Đều có thể mang về

Quét sạch hẳn bụi trần

Hẳn là nhờ sức Phật

Đạt đến cội Bồ Đề

Đăng lên ngôi thượng địa

Là pháp đặc biệt ấy

Pháp của những bình thường

Nào có được như vậy.

Nay đem luận rộng ra

Trưng chứng ở Hoa Nghiêm

Pháp Hoa cũng thể hiện

Chư Kinh điển Đại Thừa

Văn Thù, Phổ Hiền

Chư đại Bồ Tát

Mã Minh, Long Thọ

Chư Đại Tổ Sư

Đều cùng ngợi ca

Đều cùng chỉ rõ

Đường về Cực Lạc

 

Thích Ca, Di Đà đó

Trong những kiếp lâu xa

Cùng phát thệ nguyện lớn

Độ thoát hết chúng sinh

Kẻ thì nơi Uế Độ

Lấy cả khổ lẫn nhơ

Để nhiếp thụ tài bồi

Kẻ thì cư Tịnh Độ

Lấy tận sạch, lẫn vui

Để nhiếp thọ luyện đào

Bạn chỉ biết ngu phụ, ngu phu

Vẫn hằng thường niệm Phật

Mà chê Tịnh Độ ư!

Sao không thấy Hoa Nghiêm

Phẩm đi vào Pháp Giới

Chỗ chứng của Thiện Tài

Vẫn bằng ngang Đẳng Giác

Mà Bồ Tát Phổ Hiền

Riêng dạy mười đại nguyện

Hồi hướng sinh Cực Lạc

Để khắc định thời kỳ

Chín tròn đầy Phật quả.

Lại dùng đại nguyện ấy

Phổ quát chúng Hoa Tạng

Nơi cõi Hoa Tạng ấy

Nào có bậc Nhị Thừa

Nhẫn cho đến phàm phu

Toàn ròng bốn mươi mốt phẩm

Của pháp thân đại sĩ

Đều phá hẳn vô minh

Cùng chứng trong pháp tánh.

Họ vẫn thường có thể

Bổn nguyện bánh xe quay

Đi vào cõi không Phật

Hiện thân ra làm Phật

Lại trong biển Hoa Tạng

Có biết bao Tịnh Độ

Mà họ vẫn hồi hướng

Sinh sang cõi Tây Phương.

Do đó hãy hiểu rằng

Cầu sinh về Cực Lạc

Là huyền môn thoát khổ

Đường tắt để thành Phật.

 

Thế nên, tự cổ chí kim, trong các chốn Tòng Lâm, Thiền, Giáo, Luật. Từ sáng tinh mơ đến chiều bóng xế, Phật hiệu Di Đà, không thể không nắm giữ, Tịnh Độ sinh về ngay.

Cập nhật ( 21/10/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Tam độc Tham – Sân – Si (HT Thích Thanh Từ)

Niệm Phật thập yếu (Thích Thiền Tâm

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 659
  • 3.119
  • 189.097

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học