NGÔ THÌ NHẬM – MỘT TẤM LÒNG THIỀN CHƯA VIÊN THÀNH * Trần Thị Băng Thanh Ngô Thì Nhậm là một nhà nho mang hoài bão kinh bang tế thế và tinh thần tự nhậm rất cao. Điều đó như đã được tỏ bày ngay trong tên riêng, tên tự, tên hiệu của ông: Thì Nhậm (gánh vác đúng thời), Hy Doãn (ước vọng trở thành bậc Y Doãn, tướng giỏi có tài trị nước của nhà Thương) và Huy Phó (Phó Duyệt, Tể tướng giỏi nhà Thương). Có lẽ trong giới Nho sĩ nhiều thế kỷ của Việt Nam, không mấy ai thể hiện tâm nguyện một cách "lộ liễu" và mạnh như thế, có chăng chỉ là ở vua Tự Đức (vua húy là Thì, đế hệ là Hồng Nhậm). Có thể với sự trải đời và linh cảm trực giác về thời cuộc, Ngô Thì Sĩ đã thấy đất nước đang cần một tài năng gánh vác lớn. Và trách nhiệm ấy ông cũng như gia tộc mong muốn ủy thác cho người con trưởng dòng họ, điều mà dường như Ngô Thì Sĩ cũng cảm thấy chưa thể đảm nhiệm được. Ngô Thì Sĩ chú ý răn dạy con từ khi còn nhỏ và ông từng đề ra yêu cầu rèn luyện rất khắc nghiệt: Cầu hiền vị hữu thu tao khách, Lập công thả yếu phần ngâm cảo, Hiển dương thù phụ mẫu, Đại khôi chí ứng cử, (Tìm người hiền, chưa có ai chọn khách thơ, Muốn lập công, hãy đốt bản thảo thơ, Làm quan, cha mẹ vẻ vang, ấy là đền công sinh thành, Đi thi, phải quyết chí giành ngôi cao, Về sau mỗi khi Ngô Thì Nhậm đạt được những chính tích tốt, người cha đều vui mừng, ngợi khen, nhiều khi không dấu diếm lòng tự hào và tin cậy. Ngô Thì Sĩ có sáu người con trai, trừ hai người còn quá nhỏ và một người đã cho em làm con nuôi, ông tỏ ra mong đợi và gửi gắm nhiều ở Ngô Thì Nhậm. Ông hay làm thơ mừng con và răn bảo. Ông lấy làm hãnh diện vì một điều tốt lành "phụ tử đồng khoa, cha con đồng triều", nhất là Ngô Thì Nhậm lại được Trịnh Sâm đánh giá cao, ưu đãi và chấp nhận cả cá tính "cứng đầu" của chàng Tiến sĩ trẻ tuổi: "Ta nuôi ngươi như nuôi tuấn mã. Tuấn mã hay đá, hay cắn làm người ghét, nhưng sức chạy ngàn dặm mà không có người cầm cương giỏi thì không chạy hết sức. Còn loại ngựa tồi thì mặc người sai khiến, ai mà chẳng yêu, nhưng ăn no nằm chuồng, chỉ tốn rơm cỏ thôi." (Văn trần tình cáo Tĩnh Vương) Đầu năm 1778 Ngô Thì Sĩ ra làm Đốc trấn Lạng Sơn, Ngô Thì Nhậm đang giữ chức Đốc đồng Kinh Bắc được giao kiêm Đốc đồng Thái Nguyên và tham gia điều hành việc đánh dẹp Hoàng Văn Đồng nổi dậy ở mỏ đồng Tụ Long. Ngô Thì Sĩ rất tự hào về việc hai cha con "thống lĩnh ba trấn và khống chế hai biên thuỳ", mặc dù ông hiểu đó là một trọng trách và không kém phần vất vả. Cũng trong năm này Ngô Thì Sĩ có việc về triều, Ngô Thì Nhậm bận việc quân chỉ tiễn cha được đến chân núi Tam Tằng, lòng rất áy náy, nhưng đối với người cha thì sự nghiệp của con mới là quan trọng. Ngô Thì Sĩ khuyên con phải lấy trung làm hiếu, ông không coi nặng việc sớm hỏi tối thăm, như tình nhi nữ. Giữa đường ông còn gửi thư dặn dò "Thân con nghìn vàng phải gắng giữ gìn". Bữa tiệc tiễn đưa dưới chân núi Tam Tằng này là lần gặp mặt cuối cùng giữa cha con Ngô Thì Nhậm. Là phận con, Ngô Thì Nhậm cũng đã không làm cha thất vọng, ông đã là một quan chức tốt, biết chăm lo đến đời sống người dân. Lý tưởng giúp triều đình đưa dân trở lại thời thái bình thịnh trị là một khao khát của Ngô Thì Nhậm. Cũng vì vậy trong bất cứ cương vị nào Ngô Thì Nhậm cũng không ngại khó nhọc xông pha, không ngại thẳng thắn trình bày trước chúa tình cảnh khốn cùng của người dân cũng như những tệ nạn trong giới quan chức. Trình bày về xứ Hải Dương, Ngô Thì Nhậm viết: "Ruộng đất ở vùng Đông nam thuộc vào loại tốt nhất trong nước, sông ngòi vây như dải mũ, đai lưng, đồng lầy mầu mỡ, dù hạn hán, lụt lội, cũng không phải lo ngại… Nay đồng ruộng hoang vu, bỏ mặc không nhìn đến mà những nhân viên cai quản lại căn cứ vào sổ cũ để thu thuế, người làm ruộng phải mượn nghề mọn khác để lấy thóc nộp tô. Cái ẩn tình đau khổ của dân chính là ở chỗ đó. Tích lũy dần lâu đến chỗ không cung ứng nổi nữa. Do đó, dân chúng nghèo kiết, tan tác cư ngụ ở các vùng lân cận, những kẻ ngoan ngạnh xảo trá thì tìm đủ mọi cách để được miễn trừ. Hiện tình ngày nay ở bản hạt, số mới phiêu bạt có tới 53 xã, số người được miễn trừ không chính đáng tới 30 xã. Phụng xét trước năm Canh Thìn, hạng chính đinh phải chịu phu dịch có tới hơn 13.500 suất, mà nay đăng tên vào sổ đinh chỉ có hơn 9.800 suất. Tình trạng hao mòn đó qua năm này tháng khác, không biết duyên do tại đâu mà đến nỗi thế ?" (Điều trần Hải Dương xứ tình tệ khải). Với chức phận quan ở Ngự sử đài, nhân cuối năm, Ngô Thì Nhậm trình bày: "Thần nghe nói "Đa quan thì nhiễu dân, lưới thưa thì dân giàu". Cho nên thiên (Bài khải điều trần về cuối năm của bản đường quan ở Ngự sử đài). Đọc những bài khải điều trần của Ngô Thì Nhậm, có thể thấy từ tư tưởng đến văn phong đều theo "mạch" của Bảo chướng hoằng mô, có khác chăng chỉ là thiếu một chút giọng điệu nhún nhường mềm mỏng của người cha mà thôi. Một nét ảnh hưởng đậm nữa của Ngô Thì Nhậm ở cha là quan niệm về Phật giáo. Sinh thời Ngô Thì Sĩ đã đôi ba lần phát biểu về vấn đề này. Ông từng làm bài Huyền Quang hành giải, chứng minh đạo hạnh cao cả của vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm; viết ký về việc trùng tu chùa Tam Giáo ở vùng Hà Nam. Những năm cuối đời, ở Lạng Sơn ông lại đích thân lập một đền thờ Tam giáo trong động Nhất Thanh, tự coi mình là một Cư sĩ. Ngô Thì Sĩ lý giải về sự đồng tôn của tam giáo như sau: "Đạo chỉ một mà thôi. Từ bi thanh tịnh và nhân nghĩa trung tín, cái dụng của nó khác nhau chút ít nhưng cái thể thì đều quy về chính tâm tu thân. Cái thể của nó đều đủ để lập kỷ cương loài người mà duy trì nền giáo hóa thịnh trị…” (Trùng tu Tam Giáo tự bi ký). Theo Ngô Thì Sĩ, ba giáo "cùng quê hương, cùng phong khí mà nhất thống", "Khổng Tử coi Phật là bậc thánh nhân ở Tây phương", "Lão Tử như con rồng" và chưa từng gạt họ ra ngoài cương thường lễ nhạc… Sự chia lìa tranh cãi giữa các phái xảy ra chẳng qua là do "ngô đảng" (bọn nhà nho ta) không hiểu biết, chỉ nhặt nhạnh những điều thô thiển đem ra khích bác nhau mà thôi. Ngô Thì Nhậm cũng rất tâm đắc với ý tưởng đó. Nhận xét về tư tưởng đạo học của cha, ông viết: "Ngọ Phong tướng công là tiên quân ta, đạo học thuần túy, nghiên cứu sâu cả đạo trời, đạo người, xem rộng cả học thuyết của trăm nhà, đem sáu kinh ra làm khuôn mẫu, viết ra bài văn bia chùa Tam Giáo ở Tuyết Sơn, nói rõ cái tông chỉ nhất quán của Nho, Đạo, Thích… Tiên quân lúc bình sinh, khí tiết ngay thẳng, thao lược trác việt, tinh thần khoáng đạt, đã hiểu được cái tinh túy “vô khả vô bất khả" của đạo Nho; thấu được cái thể “phi tưởng phi phi tưởng” của đạo Thích ta. Sáng mà không quá sáng, nhạt mà không quá nhạt, sắc mà không phải sắc, không mà chẳng phải không, không thể thấy mà biết được, lại chẳng phải nghe mà biết, những điều đó trong các bài khóa lễ há dễ phô bày được hết ư ? Đạo của tiên quân bắt nguồn sâu xa ở Nho và Thích, bàng bạc khắp miếu vũ, lưu truyền mãi cho con cháu muôn đời" (Đề tựa tập Tân đàm tâm kính lục). Những lần trực tiếp phát biểu về đạo Phật và đạo Lão, Ngô Thì Nhậm đều nhấn mạnh tinh thần "một gốc" của ba giáo. Trong bài Phổ khuyến để sửa chùa Đức Lâm Linh Am ông viết: "Đạo thể (bản nguyên của đạo) vốn cùng một gốc. Lý không chia ra Nho thì sáng tỏ Thích thì ẩn dấu, nhân luân đứng giữa, ơn nghĩa mà con người phải mang không gì nặng bằng sự dạy dỗ của cha và thày". (Trùng tu Đức Lâm Linh Am tự phổ khuyến). Ngô Thì Nhậm cho rằng, xét về cái thể thì: trời hết thảy là lý, Phật hết thảy là pháp, người hết thảy là tâm. Riêng đối với đạo Lão có đôi lúc Ngô Thì Nhậm coi là thứ yếu so với Nho và Phật. Ví như ông đã sửa quán Tam Thai thành chùa Tam Thai, sửa tượng Tam Thanh (tượng ba vị tiên ở cung Thượng Thanh, Ngọc Thanh, Thái Thanh) thành tượng Phật Tam Thế; bởi vì "Truyện thần tiên thật mênh mang tôi không thể nào biết được. Phật dẫu là hư vô nhưng chủ yếu là trang nghiêm và bác ái. Đạo Phật đó rất gần với người nên người ta yêu mến mà phụng thờ". ở đây cũng còn một lý do nữa là quán và tượng đều do người phương Bắc trước đây xây tạo, có thể Ngô Thì Nhậm nhân quán đổ nát muốn sửa chữa theo sự thờ cúng phổ biến trong dân. Song cũng đôi khi ý tưởng ấy của ông thể hiện cả trong những phát biểu trên bình diện tu dưỡng tính tình và văn chương. Ông cho rằng sau Chu Tử cũng có một số nhà nho "biết đạo", mà Lưu Nhân là người có "chân kiến" hơn cả. Và Ngô Thì Nhậm đã trích dẫn lời của Lưu Nhân trong bài Thoái Tề ký: "Lưu Nhân nói: "Những người mang cái thuật của họ Lão, đem cái lợi hại của một thời mà lường sự vui buồn của thiên hạ, cuối cùng đi đến chỗ lỡ nước, hại dân. Song những người ấy vẫn đứng ngoài vòng vạn vật mà không chịu trách nhiệm gì, lại còn tự cho mình đúng với cái nghĩa "tùy thời" của Khổng, Mạnh và cái "danh lý" của Trình, Chu. Họ không ngần ngại gì mà tự đánh giá thế và mọi người cũng không ai tranh cãi". Văn chương của Lưu Nhân như thế là có lý. Lưu Nhân hẳn là người hiểu sâu đến chỗ thần diệu của Khổng, Mạnh, Trình, Ngô Thì Nhậm phân biệt kẻ sĩ giỏi văn và kẻ sĩ "bác văn ước lễ", theo ông thì nếu mang cái "thuật của Lão Tử" đứng vào chỗ cái nghĩa "tùy thời" của Khổng, Mạnh và "danh lý" của Trình, Chu thì "thiên hạ mắc vạ không nhỏ" (Bđd). Kẻ sĩ học rộng nhưng vì không nắm được bản lĩnh của cái tinh tuý của Nho gia nên "học chủ kính thì sa vào thuyết Thiền học, cùng lý thì sa vào thuyết Trang" không thể nào trở lại sự giản phác, giữ được cái tinh túy của Nho gia nữa. Tuy nhiên trên suốt các nẻo đường việc dân việc nước đôi khi Ngô Thì Nhậm cũng muốn có được những phút ngừng nghỉ "thân tâm" nơi cửa Thiền. ý nghĩ ấy bắt đầu xuất hiện có lẽ là vào thời điểm ông lánh nạn ở Thái Bình. Trong các Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, các soạn giả tuyển chọn được bốn bài thơ về chùa mà Ngô Thì Nhậm làm trong thời gian này, nhiều nhất trong các chặng đường thơ của ông. Có một buổi sáng mùa xuân "kẻ sĩ tự nguyện gánh vác việc đời" đang phải lẩn trốn chính triều đình ấy dắt tay bè bạn(?) tới thăm một ngôi chùa làng, thuộc huyện Vũ Thư. Quang cảnh đã khiến cho ông ngậm ngùi: cái nơi thanh tịnh từng giúp người đời trừ bỏ "sáu căn", gốc rễ của sự đam mê tội lỗi, bây giờ đã hoang phế, trở thành chốn cho bọn trộm cướp tụ tập, mắt tuệ từ bi và nhìn thấu muôn cõi cũng không đủ sức soi chiếu bọn "quai côn", còn sư sãi thì phải bỏ chùa mà đi: Xuân thiên huề thủ đáo Vân Môn, (Dạo cảnh chùa Vân buổi đẹp trời, Cảm giác ấy trở lại với ông trong một lần ông đến thăm một ngôi chùa cổ khác, không rõ ở thôn xóm nào: Tầng lâu duyệt lịch kỷ tinh sương, (Tầng lầu dầu dãi mấy tinh sương, Quang cảnh hoang lạnh của ngôi chùa như thông báo sự sa sút của đạo Phật không còn ở buổi thịnh thời nữa. Có một nét gì giống với ngôi chùa hoang ở thôn Mai (Mai thôn phế tự) trong thơ Trần Quang Triều thời cuối Trần: Tàn bi trầm mộ vũ, (Cổ Phật chiều dãi nắng, Dù vậy trong hoang tàn còn thấp thoáng bóng một nhà sư lặng lẽ thắp hương lễ Phật và hơn thế có con linh thước còn bay quanh để tìm một khóm cây lạnh nương náu. Tứ thơ này gợi nhớ đến một tứ thơ trong bài Đoản ca hành của Tào Tháo: Nguyệt minh tinh hy, (Trăng sáng sao thưa, Có nhà nghiên cứu đặt câu hỏi rằng "Có thể suy đoán đấy là thời kỳ ông đang đắn đo đi tìm một chốn về không ? Về với nhà cựu Lê, về với Nguyễn Ánh hay về với người áo vải Tây Sơn ?"( 2). Đó là một câu hỏi sâu sắc và có lẽ chúng ta rất muốn tìm được lời đáp trong những giả thiết này. Có điều bấy giờ Ngô Thì Nhậm đang rất nặng tình với triều đình Lê – Trịnh. Lời trần tình cáo Tĩnh Vương và lời điếu Hoàng Đình Bảo chứng tỏ ông vẫn kính yêu Trịnh Sâm và đánh giá rất cao hành động chống trả cuối cùng của Huy Quận công. Ông vẫn chờ đợi một "mỹ nhân" nhưng với tâm thế Thiên nhai cô thần lệ bất cấm, Dạ dạ triêm khâm đối tử vôn (Bề tôi bơ vơ nơi chân trời, không cầm nổi nước mắt, Đêm đêm đẫm vạt áo trông về tử cấm thành), như thế thì có phần chắc ông chưa thể đi tìm một "chốn về" khác. Tuy vậy những sóng gió trên biển hoạn đã khiến ông mệt mỏi, thậm chí e sợ… Cái khóm cây lạnh mà con linh thước tìm kiếm đây phải chăng chính là một cảnh Thiền yên tĩnh, những phút thư nhàn ? "Tri chỉ" và "Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng" vốn là một phương châm sống quan trọng của nhà Nho mà ! Về sau Ngô Thì Nhậm còn tiếp tục lang thang đến nhiều đền miếu khác. Mỗi nơi, miếu Khuất chỉ phiêu bồng ký ngũ niên, (Bấm đốt năm năm dạt khắp miền, Có phải cũng trong mùa Thu đó, Ngô Thì Nhậm đã gặp gỡ được với một vị Thiền sư: Hoàng hoa thu sắc nhất thiên tình, Chùa bên sông vẫy gọi, dạo bước thong thả. Có lẽ Ngô Thì Nhậm đã thật quyến luyến cảnh chùa bên sông này. Ông đã đến đây không chỉ một lần, đã có cái duyên "tín túc" (đến lần thứ hai) với vị cao tăng và thêm nữa vần thơ còn chưa chuốt gọt xong, cánh cửa chùa còn chưa nỡ khép. Nhưng Ngô Thì Nhậm là một nhà nho hành đạo nhập cuộc đến hết mình, ông cũng còn rất trẻ, chưa đến cái tuổi bốn mươi "bất hoặc" cho nên vẫn rất nặng nghĩa đời. Ông từng Mộng Thiên Thai, vẽ nên những cảnh sắc trong sáng, thanh nhàn tiêu dao trên ngọn núi quê hương, song dường như đó mới là "đặt ra thế", còn từ dáng dấp, phong cách đến những nghĩ suy thực tế, Ngô Thì Nhậm chưa thể lánh đời. Núi Thiên Thai của ông cũng không hoàn toàn là cõi tiên mờ ảo. Núi đã từng "ngộ Thích" khi Điều Ngự Trần Nhân Tông xuất thế, Pháp Loa quy y, lại cũng có lúc "rực sáng lâu đài", "la liệt lọng mũ" khi gặp chúa, mà có đến hai đời chúa Hy Tổ (Trịnh Cương), Dụ Tổ (Trịnh Giang). Và ông thì rút cuộc: Tôi sao thể thành tiên, Ngô Thì Nhậm vẫn chờ đợi một dịp "châu về Hợp Phố", nhưng ông cũng không dám chắc cơ hội đó có khả năng sớm thành hiện thực, bởi thời gian cứ trôi "Gốc thông lẻ xem chừng sắp lão"(Bđd). Và trong trường hợp đó Ngô Thì Nhậm cũng có thể "quảy một bầu tiêu dao"mà trở lại với Thiên Mong người tri kỷ chừ, một phương trời, Mặc dù ít nhiều thất vọng, đau khổ, gian nan, Ngô Thì Nhậm cũng không rời bỏ điều trung hiếu. Với ông, Hoàng Đình Bảo là một anh hùng đáng kính phục: Sinh lai anh hùng ký khu xác, (Người anh hùng sinh ra tự gửi mình vào thân xác, Chính vì vậy trong lúc gian nan ẩn lánh Ngô Thì Nhậm chỉ mang theo bên mình một bộ sách Xuân thu nước Lỗ. Và đối với ông, đọc Kinh Xuân thu, nghiền ngẫm bàn bạc, chê khen (Xuân thu quản kiến được viết trong thời gian này) đã là liều thuốc "đan dược truyền tâm": Mạn đạo Hoàng Đình truyền bất tử, (Chớ nói kinh Hoàng Đình truyền phép bất tử, Rồi Ngô Thì Nhậm cũng tìm được tri âm. Ông thực lòng đến với Nguyễn Huệ, "nhập thế" đúng với quan niệm "duy thời". Chặng đường "vi chính" này của ông đầy hào hứng và thành công. Vua Quang Trung quý ông, thân cận đến mức luôn luôn đưa ông "tòng giá", đến hành cung xem tập trận, đến cửa Eo xem biển, đi qua Hà Trung, đến cửa biển Tư Dung, nhiều lần ban yến, ban trà, cả triệu vào cung cho đọc thơ cầu tiên, triệu vào trong màn trướng nơi hành tại đọc thơ ứng chế. Có một cử chỉ của vua Quang Trung mà Ngô Thì Nhậm rất xúc động, đó là chính "tay nhà vua nhấc kính đeo trên mắt tôi để đeo, rồi đọc đi đọc lại bài thơ hồi lâu"… Những năm tháng làm việc với vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm khá bận rộn, dường như ông không có thì giờ nghĩ đến Đạo, đến Thiền. Ông từng nói với Hải Phái hầu Đoàn Nguyễn Tuấn: Cửu ái Trúc lâm Thiền thú lạc, (Từ lâu ưa cái thú Thiền nơi rừng Trúc, Ông cũng từng tâm sự cùng Phan Huy Ích: Thiền viện dục thiền, thiền vị ổn, (Trong Thiền viện, muốn thiền nhưng thiền chưa định, Tuy vậy trên con đường việc dân việc vua tất bật, đôi lúc, Ngô Thì Nhậm cũng tìm được một một thoáng phiêu diêu cùng mây gió, một chút thanh nhàn khi dừng nghỉ nơi một Thiền viện, đó là một chút đam mê mà Ngô Thì Nhậm thừa hưởng của người ông "xử sĩ" Ngô Thì ức và người cha tài tử Ngô Thì Sĩ. Vào tránh mưa trong ngôi chùa Phong Phạn bên hữu ngạn sông Lam, thuộc huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, khi Ngô Thì Nhậm đang trên đường vào Phú Xuân với vua Quang Trung là một dịp như thế: Tỵ vũ Phong Phạn tự, (Áo trần hãy mượn củi chùa hơ qua. Tứ thơ và ngôn ngữ thơ bình yên. Có một chút gì như nuối tiếc, ngựa xe qua lại đã trở thành quen đường, thế mà dịp may gặp gỡ lại rất hiếm; có một chút gì như "ngộ đạo", chỉ một nửa ngày trò chyện thôi mà đã đủ thấy được niềm vui trong cuộc phù sinh. Nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn không thể gửi mình nơi cửa Thiền với củi chùa và "lửa từ bi" của Phật được. Trạng thái tâm tư này còn xuất hiện một lần nữa khi ông ghé thăm chùa Hưng Long trên núi Hưng Long thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) trong lần ông đi sứ cầu phong cho Quang Toản. Lần này ông cũng tặng vị sư trụ trì một bài thơ ngợi ca nhưng lời đề từ mới thật sâu sắc, ông đã nhắc lại nguyên văn hai câu thơ trong bài Đăng sơn của Lý Thiệp thời vãn Đường mà ở bài Phong Phạn tự tỵ vũ ông như đã có liên hệ: “Thơ xưa có câu: Ngẫu qua Trúc viện phùng tăng thoại, (Ngẫu nhiên viện Trúc cùng sư chuyện, Vì được nhàn đã khó, mà gặp được nhà sư nơi Trúc viện lại càng khó, có phải thế chăng ?… Tôi đang trong lúc bận rộn, được gặp lão tăng trò chuyện, tưởng như lên núi báu mà sinh tuệ nguyệt, nỗi lòng trần bỗng thấy sạch lâng lâng, rất muốn cùng pháp sư trò chuyện về lẽ huyền vi của đạo Phật suốt ngày, nhưng công việc rộn ràng quá thể, thế mới biết cái vui nơi Trúc viện đức Như Lai Thế Tôn không dễ cho người." (Hưng Long tự tặng Liên Lão Thiền sư ). Trong cuộc đời làm quan, những năm tháng dưới trướng vua Quang Trung là thời kỳ Ngô Thì Nhậm đắc ý nhất. Nhưng có lẽ ngôi sao chiếu mệnh của ông không được sáng lắm. Cuộc rồng mây hội hợp giữa "vua sáng tôi hiền gặp gỡ một nhà" chỉ vẻn vẹn được năm năm. Vua Quang Trung mất, Quang Toản không trọng dụng ông như trước nữa. Năm 1793 ông đi sứ nhà Thanh, dường như khi về ông không vào Phú Xuân hay vào rồi ra ngay nên năm 1794 ông mới vào Phú Xuân triều cận Quang Toản và được giao bổ sung Quốc sử. Và đến năm 1797 ông được giao coi giữ Văn miếu Bắc Thành. Cuộc trở ra Bắc Hà lần này là một bước ngoặt trong cuộc đời và tư tưởng Ngô Thì Nhậm. Ông dời Phú Xuân với một tâm trạng phức tạp. Có phần xót xa cho sự sa sút của một triều đại mà ông từng tâm huyết gắn bó, nhưng cũng có phần như chấp nhận với một thái độ thờ ơ ai điếu: Tướng phủ phồn hoa cục dĩ di, (Phồn hoa dinh tướng cuộc tàn rồi, Trở ra Bắc Hà lần này, Ngô Thì Nhậm đã bị "bao vây" bởi vô vàn những kỷ niệm buồn vui và những câu hỏi chồng chất về thế sự: "Cảm nỗi phong cảnh khác xưa chừ, não lòng ta bao chuyện cũ" (Thưởng Liên đình phú ). Và Ngô Thì Nhậm đã tìm lối thoát hay tìm lời đáp trong đạo Thiền – vừa tìm tòi trong lĩnh vực triết học cũng vừa trong sự tu tập di dưỡng tính tình. Ông lập Thiền viện Trúc lâm ngay trong dinh cơ nhà mình, đặt tên nhà là Đình thưởng sen và viết 24 thanh để "phát huy tông chỉ của rừng Trúc". Đây là tác phẩm gần như cuối cuộc đời sáng tác của ông, ngày nay mang tên Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh, nhưng ban đầu Phan Huy Ích đề tựa gọi là Trúc lâm đại chân viên giác thanh. Thời gian này Ngô Thì Nhậm còn có một số hoạt động khác về Phật giáo. Ông khởi xướng làm chùa cho dân làng có nơi vãn cảnh, ông lập nhóm nghiên cứu đàm đạo về Thiền học, bao gồm người em trai mồ côi mẹ từ lúc mới vài tháng tuổi là Ngô Thì Hoàng và các bạn tâm giao Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở. Ngô Thì Nhậm được tôn làm Trúc lâm đệ tứ Tổ, có thể cũng bởi vì sau Điều Ngự, Pháp Loa, Huyền Quang, Ngô Thì Nhậm là người chủ trương bổ sung cho phái Thiền Trúc lâm Việt Nam cả về phương diện lý thuyết. Kinh Viên giác là một kinh điển quan trọng của Đại thừa, bản kinh có một quyển, Phật Đà – đa – la đời Đường dịch ra Hán văn. Sau có nhiều sách chú giải kinh ấy, riêng ba phép tam quán thì kết hợp lại thành 25 loại, gọi là 25 thanh tịnh định luân; mỗi loại lại có kinh giảng rõ. Như vậy muốn biết Hải Lượng Đại Thiền sư Ngô Thì Nhậm đã đóng góp những gì cho giáo lý triết học Trúc lâm cần phải đối chiếu công phu giữa Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh với bản kinh và các sách xung quanh Viên giác kinh. Đó là điều các nhà nghiên cứu về Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh trước đây và cả người viết bài này chưa làm được. Tuy nhiên một điều có thể thấy rõ là Ngô Thì Nhậm đã đứng trên lập trường Nho giáo để thâm nhập đạo Thiền. Không những thế, trong khi dung hợp tam giáo ông còn lộ rõ ý thức coi Nho là chủ đạo, Phật và Lão chỉ là để bổ sung. Tất cả những tín điều trong giáo lý của Phật giáo, thậm chí cả phương pháp tu tập, như sắc không, bình đẳng quan, bất nhị pháp môn, giải thoát, thiền định…, Ngô Thì Nhậm đều chỉ ra sự đồng nhất hoặc đem xáp nhập vào các phạm trù lý thuyết của Nho giáo, như chính tâm, cùng lý, dục, cả âm dương của Kinh Dịch … Phan Huy ích, người em rể thân thiết và cũng là bạn tâm giao rất hiểu Ngô Thì Nhậm đã nhận xét là ông "đưa Thích vào Nho " (khu Thích dĩ nhập Nho). Trong lời Tựa tập sách, Phan nói rất rõ: "Thanh âm để kích động người nghe, làm cho những người mê muội tỉnh ngộ mà chứng được trí tuệ, khiến cho đạo lớn được vang dội mãi mãi trong khoảng trời đất… Đạo lớn phát ra tự trời, lưu hành khắp vũ trụ, phân tán thành vạn vật. Cái thể thì đồng, nhưng cái dụng thì dị. Đồng là gốc mà dị là ngọn. Xem bề ngoài thì tưởng như khác đường khác nẻo nhưng thống hội lại cho đến chỗ cực kỳ tinh vi thiết yếu thì chẳng có gì vượt ra ngoài đạo lớn kia được. Giáo lý của Thích Ca tuy nói là không tịch hư vô, nhưng đại yếu vẫn là trừ bỏ hết mọi chướng lũy, thấy rõ chân như. Cho rằng "minh tâm kiến tính" là việc cần kíp nhất, nếu đem so sánh với học thuyết "thành ý trí tri"của nhà Nho ta thật chẳng có gì trái ngược". (Trúc lâm Đại chân viên giác thanh tự). Chính vì thiên vị Nho như vậy nên Ngô Thì Nhậm đã không tránh khỏi khiên cưỡng và đôi khi lấy lô gích hình thức để lập luận. Ông cũng đã quá cụ thể hóa nhiều vấn đề vốn thuộc phạm trù triết học cao thâm của đạo Thiền. Các nhà làm thanh dẫn, thanh chú đã có công làm rõ hơn ý của Hải Lượng song đôi khi vì quá nhấn mạnh tính chất nhập thế của Thiền Trúc lâm nên đã "kéo" các nhà Thiền học đời Trần, cả Đệ nhất Tổ trở về với nhân quần xã tắc, không còn chỗ cho Thiền nữa. Có thể nêu một vài dẫn chứng, ví như khi giảng về Thu thanh (Tiếng thu lại), Ngô Thì Nhậm đã xem ý câu nói của Khổng Tử "Chim muông đã không thể cùng bầy, nếu không bè bạn với người thì ta bè bạn với ai." (Luận ngữ, Nhan Uyên) và câu nói trong Kinh Liên Hoa "Ta xem hết thảy là bình đẳng, không có lòng yêu cái này hoặc cái kia. Ta không tham cái gì, cũng không có cái gì hạn định trở ngại ta cả" đều là tư tưởng đại đồng của Nho gia. Tăng Hải Hòa Nguyễn Đăng Sở lại nhân đó nói về trách nhiệm gánh vác việc đời của các bậc xuất gia và không xuất gia: "Cho nên đại phàm người làm chủ thiên hạ hay làm chủ đất nước, có cái lực để làm hết thảy, có cái thế để làm hết thảy, mà lại có cái nhìn bình đẳng biết trị thất tình, biết tu thập nghĩa, thi thiết những điều tiện lợi, trừ khử những điều có hại, ơn huệ bao la, xa mấy cũng đến, không xuống bậc thềm mà giáo hóa bay khắp như thần. Như thế tức là Vô Lượng Lực Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, nào phải xuất gia ? Người ta thấy Điều Ngự đệ nhất Tổ đến ở chùa Hoa Yên thì bảo là ngài xuất gia, ta biết rằng Đức ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an tâm. Cái ý ấy là không tiện nói rõ, sợ người ta dao động. Cho nên nhằm được ngọn Yên Tử là núi cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía Bắc liếc sang hai xứ Lạng, dựng lên ngôi chùa, thời thường dạo chơi, để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm, thật là một vị Vô Lượng Lực Đại Thế Chí Bồ Tát. Lúc bấy giờ chỉ có Huyền Quang tôn giả biết được ý ấy, bỏ cái cao sang của một vị Trạng nguyên, sớm chiều đi theo ngài để hoàn thành cái ý nguyện của ngài, thật là một vị vô lượng kiến thức Đại Bồ Tát". (Đại chân viên giác thanh; Thu thanh; Cao Xuân Huy dịch). Những năm cuối đời này không thể nói Ngô Thì Nhậm không tâm thành với Thiền. Ông cũng tỏ ra đã lĩnh hội sâu sắc nhiều vấn đề của đạo Thiền, nhất là hai kinh Lăng già và Hoa nghiêm, đã viết Đại chân viên giác thanh rất hay và đậm không khí Thiền, song Ngô Thì Nhậm vẫn chưa phải là người "ngộ" được Thiền. Điều đó đúng với cái "tạng" của ông. Ngô Thì Nhậm là người gánh vác việc đời nhiệt tâm, một nhà ngoại giao giỏi, một chính khách có tài, có bản lĩnh. Nhưng tất cả tâm sức ông đã dành cho việc dân, việc nước, dù ông đã đến với Thiền, nhưng rút cuộc vẫn là một tấm lòng Thiền chưa viên thành. CHÚ THÍCH: 1. Các trích dẫn thơ văn Ngô Thì Nhậm, chúng tôi theo các sách Thơ văn Ngô Thì Nhậm, Tập I, Nxb. KHXH, H. 1978; Thơ Ngô Thì Nhậm, Nxb. Văn học, H. 1986; Ngô Thì Nhậm – Tác phẩm, Nxb. Văn học – Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tp. Hồ Chí Minh, 2001; Thơ văn Ngô Thì Nhậm, bản thảo đánh máy của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 2. Nguyễn Khắc Mai: Bốn bài thơ cảnh chùa, bốn đợt tâm thức của Ngô Thì Nhậm đăng trên báo Giác ngộ, 1988. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com