NGỘ ĐỘC THỊT CÓC * BS Lê Thiện Anh Tuấn Một em bé khoảng 3 tuổi, người còi cọc, bụng căng chướng, mặt tái nhợt, lờ đờ, thở gấp, được bà mẹ bồng hớt hải đi nhanh vào phòng cấp cứu: “Bác sĩ ơi, cứu con tôi với”. Mọi người làm ngay những công việc của người thầy thuốc. Nhưng đứa bé đưa đến bệnh viện chậm nên đã tử vong. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, được biết bà mẹ đã nghe một người bạn mách bảo ăn thịt cóc có thể chữa được bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, nên cho người đi bắt cóc về làm thịt, nấu cháo cho bé ăn. Nhưng do không biết, bà để lẫn bọc trứng cóc rất độc trong thịt vào cháo, khiến gây nên nông nỗi cho bé. Khi được giải thích về độc tố của cóc, bà mẹ đã thốt lên: “Trời ơi! Tôi đã hại con tôi rồi”. Nhiều nơi ở nước ta hay bắt cóc lấy nhựa, thịt làm “thuốc cam” cho trẻ suy dinh dưỡng dùng rất tốt. Nhưng trong lúc làm thịt, nếu sơ suất để dính các bộ phận kể trên vào thịt cóc, thì khi ăn sẽ bị ngộ độc rất nặng. Chất gây độc ở đây là bufotoxin. Chất này không bị phá huỷ dù đã được nấu chín. Khi chế biến thuốt từ thịt cóc, liều lượng bufotoxin ở nhựa cóc phải ít hơn 20mg và trong thịt cóc phải ít hơn 3g, nếu quá lều trên thì rất nguy hiểm. Cóc là thức ăn rất tốt, nhưng nếu làm thịt không đúng cách sẽ trở thành “gậy ông đập lưng ông”. Dấu hiệu nhiễm độc khi ăn thịt cóc – Người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, lờ đờ. – Biểu hiện về tiêu hoá: đầy bụng, buồn nôn, nôn; trường hợp nặng cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn được; không đau bụng, không tiêu chảy. – Nhịp tim đập lại còn 40-50 lần/phút do tác dụng của độc tố bufotoxin. Có thể gây rối loạn nhịp tim. – Có thể không có nước tiểu (vô niệu). – Nặng hơn nữa có thể bị khó thở, ngưng thở và chết. Sơ cứu thế nào? Trở lại câu chuyện kể trên, trường hợp ngộ độc của em bé đó nếu người nhà biết được một số biện pháp sơ cứu ban đầu thì cháu đã có thể hy vọng được cứu sống. Nguyên tắc sơ cứu ngộ độc qua đường ăn uống 1. Bảo đảm chức năng sinh tồn (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh) nếu có ngưng tim, ngưng thở thì phải thực hiện sơ cứu ngay. 2. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, súc rửa dạ dày; dùng các chất thấm hút độc, các chất gây tăng đào thải, tống độc ra khỏi cơ thể… 3. Cho dùng chất giải độc hay kháng độc tuỳ theo nguyên nhân gây độc. 4. Sau khi sơ cứu phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện hay trung tâm cấp cứu gần nhất để được xử trí tiếp theo. Đây là bốn nguyên tắc cơ bản có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp ngộ độc qua đường ăn uống. YHCMN số 13 đã giới thiệu về ngộ độc thuốc và cách sơ cứu, về nguyên tắc không có gì khác. Sau đây là một số biện pháp sơ cứu cụ thể trong ngộ độc thịt cóc. Xử trí ngộ độc thịt cóc – Nếu có ngưng tim, ngưng thở thì phải làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. – Nếu nạn nhân còn tỉnh, có thể gây nôn bằng cách cho nạn nhân uống sirô lpeca hoặc dung dịch phèn chua 4% (pha 4g phèn vào 100ml nước). – Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 0,02% (do nhân viên y tế thực hiện). – Có thể cho uống thêm nhiều nước cam thảo, nước đậu xanh luộc và lòng trắng trứng để giải độc (dựa theo y học cổ truyền). – Chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện. Đề phòng ngộ độc thịt cóc – Khi làm thịt cóc, tuyệt đối loại bỏ các bộ phận ruột, phổi, gan, trứng, da và đầu cóc vào trong thịt. Nếu để các bộ phận này dính vào thịt cóc thì nên bỏ không ăn. – Không ăn cùng lúc một số lượng thịt cóc quá nhiều. – Khi phát hiện có người bị các dấu hiệu ngộ độc khi ăn thịt cóc, thì lập tức cho gây nôn cả những người cùng ăn dù chưa có biểu hiện ngộ độc. |
Cập nhật ( 06/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com