Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, 21 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Nghiên cứu bản sắc phong năm Khải Định thứ 9 tại Đền Thượng Sơn, xã Thủy

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

Nghiên cứu bản sắc phong năm Khải Định thứ 9 tại Đền Thượng Sơn, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên

* Nguyễn Tất Thắng

Đền Thượng Sơn nằm trên sườn núi Sơn Đào thuộc xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng; đây là một trong những di tích gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Trong những năm kháng chiến, di tích còn là một trong địa điểm hoạt động của tổ chức Việt Minh chống Thực dân Pháp. Chính vì vậy, giặc Pháp đã cho phá hủy di tích; nhiều hiện vật cổ có giá trị của di tích đã bị tiêu hủy; trong đó phải kể đến những bản sắc phong của các triều đại phong tặng cho bản thần được thờ tại di tích.

Hiện nay, di tích chỉ còn lưu lại được bản sao Sắc phong triều vua Khải Định thứ 9 năm 1924 ban nhân dịp tổ chức lễ mừng thọ 40 của nhà vua, nhưng đã bị mất nhiều chữ, trong quá trình ghi chép còn bị nhầm lẫn.

Trong tác phẩm Đền Thượng Sơn của tác giải Trịnh Minh Hiên và Đồng Thị Hoàn cũng đã trích dẫn đoạn sắc phong đó là “…Tòng tiền phụng sự nguyên tặng cách tĩnh dực bảo trung hưng lạc long vương tôn phái Đào Sơn thượng đẳng thần hộ quốc tý dân nhiệm trứ linh ứng tiết mông khánh tiết. Ban tứ cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự cẩn kim chính trực. Trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban chiếu đan ân lệ long đăng trật đặc chuẩn y tiền phụng sự dụng trí quốc khánh nhi thân tự điển khâm tai. Khải định cửu niên thất nguyệt nhị thập nhật”, tạm dịch là “Từ trước đến nay đã phụng thờ và bắt đầu tặng danh hiệu cho vị thượng đẳng thần núi Đào thuộc tông phái Lạc Long Vương. Vị thần ấy có công giúp nước, che chở cho dân, danh tiếng linh thiêng lừng lẫy, ứng vào dịp tiết quốc khánh, ban tặng cho và cấp sắc phong để phụng sự, sau này cứ thế thi hành. Ngày 20 tháng 7 năm 1925”. Tuy nhiên bản phiên âm và bản dịch này theo thể thức cũng như theo đối chiếu với sắc phong cùng thời thì còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu.

1. Loại sắc phong:

Sau khi nghiên cứu nội dung sắc phong thì đây là dạng sắc phong thần: Sắc phong cho các thần linh hoặc những bậc hiển thánh (thành hoàng làng), là tài sản chung của cả cộng đồng làng xã cho nên thường được cất giữ tại các đình, đền, miếu mạo. Hiện nay trên địa bàn huyện Thủy Nguyên còn lưu giữ rất nhiều sắc phong loại này. Trong loại này có 2 dạng là sắc phong cho Thần mở đầu bằng chữ “Sắc” tiếp theo là mỹ tự của thần; dạng sắc phong cho dân mở đầu bằng chữ “Sắc” hoặc “Sắc chỉ”  tiếp đến là tên địa danh rồi mới đến tên mỹ tự của thần. Vì vậy, bản sắc phong này là sắc phong cho dân làng để thờ phụng vị thần.

Qua đó có thể bổ sung những chữ còn thiếu trong bản sắc phong đó là tên địa danh của nơi thờ tự đó ứng với năm Khải Định thứ 9, thì Đền Thượng Sơn thuộc địa phận xã Thủy Tú, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An ( xã Thủy Tú trên cơ sở đổi tên xã Thủy Đường thuộc tổng Thủy Đường thời đầu nhà Nguyễn, vì đầu đời Đồng Khánh (12/1885) do kiêng tên húy nhà vua là Ưng Đường, nên các địa danh tên là Đường phải đổi tên, như ít lâu sau triều Đồng Khánh quy định không phải kiêng chữ đồng âm vì vậy các văn bản, địa danh có chữ Đường đồng âm được giữ nguyên tên, nhưng đến đầu thời Thành Thái (1889-1907) lại quy định đổi tên. Theo sách Đồng Khánh dư địa chí thì xã Thủy Đường ngày nay gồm các xã Đường Sơn và Thủy Đường thời Đồng Khánh, sau này vì đổi tên nên Đường Sơn đổi thành Thường Sơn, Thủy Đường đổi thành Thủy Tú).

Như vậy phần bị mất của sắc phong đó là Sắc Kiến An tỉnh Thủy Nguyên huyện Thủy Tú xã.

2. Chất liệu và hoa văn họa tiết sắc phong.

– Chất liệu:

Sắc phong được làm từ loại giấy quý, theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, sở dĩ các sắc phong tồn tại được đến ngày nay, dù trải qua nhiều thế kỷ, chịu nhiều tác động của thiên nhiên và con người, là do được viết trên chất liệu giấy sắc hay còn gọi là giấy Nghè (vì được làm tại làng Nghè tên Nôm của làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội). Đây là một loại giấy được sản xuất bằng kỹ thuật cổ truyền đặc biệt để chuyên cung cấp cho triều đình sử dụng. loại giấy này quý trước hết là ở nguyên liệu dùng để vẽ lên bề mặt giấy là vàng, bạc và kim nhũ. Nhờ nguyên liệu này mà giấy sắc có hình thức và màu sắc đã đẹp lại bền, có thể tồn tại hàng trăm năm mà không hề hư hỏng.

– Họa tiết hoa văn:

Vì đây là Sắc phong thời vua Khải Định nhà Nguyễn và vị thần thuộc hàm Thượng đẳng nên: kích thước khoảng 120 x 50cm, Sắc phong có mầu vàng cháy, trang trí bằng các họa tiết chàm nhũ vàng, xung quanh có đường riềm hồi hoa thị, 4 góc có chữ thọ, mặt sau có hình tứ linh và đường viền xung quanh là hồi văn chữ Thọ.  Phần niên đại có đóng ấn triện “Sắc mệnh chi bảo” , kích thước khoảng 13,5 x 13,5 cm tại khu vực chữ 玖  年  柒  月  貳  拾 (chứ không phải ấn ngọc hoàng như tác giải Nguyễn Đức Đôn nêu trong phần sao lại thần sắc).

3. Vị thần được thờ:

Theo nội dung Sắc phong: vị thần được thờ là Sơn thần thuộc dòng phái Lạc Long Vương, nên có khả năng đây là vị thần Cao Sơn đại vương. Là vị thần núi, cùng với Quý Minh là em họ của Tản Viên có công giúp Hùng Vương thứ 18 đánh giặc Thục. Đền hiện còn câu đối Đào lĩnh Cao Minh phù quốc thái Đằng Giang quảng đại độ dân an.

Cũng qua nghiên cứu qua bản sao Sắc phong trên thì ngoài bản sắc năm Khải Định 9 còn nhiều sắc phong thời kỳ trước nữa vì trong nội dung bản sắc có chữ “Nguyên tặng”, điều đó chứng tỏ rằng các triều đại trước đã ban sắc phong, tặng mỹ tự cho thần.

Vì thuộc dòng sơn thần nên chữ Cách Tĩnh có khả năng là chữ Tuấn Tĩnh, do quá trình sao chép nhầm chữ Cách (格) với chữ Tuấn (俊).  Theo Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ thì, năm Tự Đức năm thứ 3, chuẩn lời nghị: Cứ lần lượt đem những thần hiệu đã được sắc chỉ tặng sắc ở thuộc hạt danh sách các địa phương, nghị định gia tăng mỹ tự: vị nào liệt ở thượng đẳng, thì thiên thần gia tặng chức Túy mục, thổ thần gia tặng chữ Hàm quang, sơn thần gia tặng chữ Tuấn tĩnh, thủy thần gia tặng chữ Hoành hợp, dương thần gia tặng chữ Trác vĩ, âm thần gia tặng chữ Trang huy. Vì

4. Nội dung văn bản:

Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ như chiếu, chỉ, hịch, văn bia, gia phả… sắc phong được xem như một loại văn bản pháp quy chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam. Vì vậy nó có những quy phạm nhất định về thể thức. Năm 1924, nhân dịp mừng thọ 40 của mình vua Khải Định ban tặng rất nhiều sắc phong vào ngày 25 tháng 7. (chứ không phải là ngày 20/7/1925 – do cách tính niên đại như sau: Năm lên ngôi + với số năm – 1 (vì có niên đại nguyên niên rồi đến năm thứ nhất) vì vậy Khải Định 9 được tính như sau: 1916 + 9 – 1 = 1924). Nên nội dung phiên âm trong tác phẩm Đền Thượng Sơn tác giải Trịnh Minh Hiên và Đồng Thị Hoàn chưa hoàn toàn chính xác. Vì vậy lên chỉnh sửa lại như sau:

敕  建  安  省  水  原   縣  水  秀  社  從   前  奉  事  原  贈   格  (俊 ) 靜   翊   保   中  興 貉  龍  王  尊  派  桃   山  上  等  神  護  國  庇  民  稔  著  靈  應  節  蒙  頒  给  敕  封  準 許  奉  事  肆  今  正  值  朕  四  旬  大  慶  節  經  頒  寶  詔  覃  恩  禮  隆  登  秩  特  準 依  舊  奉  事  用  誌  國  慶  而  申  祀  典  欽  哉

啟  定  玖  年  柒  月  貳  拾  五  日

Phiên âm:

Sắc Kiến An tỉnh Thủy Nguyên huyện Thủy Tú xã tòng tiền phụng sự nguyên tặng Cách Tĩnh Dực Bảo Trung Hưng Lạc Long Vương Tôn Phái Đào Sơn Thượng Đẳng Thần hộ quốc tí dân nẫm trứ linh ứng tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển khâm tai.

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật!

Dịch nghĩa:

Sắc cho xã Thủy Tú, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An từ  trước đến nay đã thờ vị thần nguyên được tặng mỹ tự là Cách Tĩnh Dực Bảo Trung Hưng Lạc Long Vương Tôn Phái Đào Sơn Thượng Đẳng Thần. Thần luôn phù hộ cho đất nước, che chở cho nhân dân, thật là linh ứng nên đã được ban cấp sắc phong chuẩn cho phụng thờ. Nay, nhân dịp mừng thọ trẫm tứ tuần (40 tuổi), nên ban chiếu báu, nhớ tới ơn thần mà có lễ phẩm trật, cho phép được thờ cúng như cũ để ghi nhớ ngày quốc khánh mà tỏ rõ điển lễ thờ phụng.

Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định 9 (1924). 

Cập nhật ( 23/10/2015 )

Related Posts

Đoàn trao quà tại ấp Tường Thắng A
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
10 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
10 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Giác Hoa trao 200 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Người Phật tử tại gia nên lập bàn thờ Phật như thế nào?

NIỆM HƠI THỞ (ANAPANASATI)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Một số bài Nói thơ Bac Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 450
  • 546
  • 319.900

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN