Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Nghĩ về y đức của Hải Thượng Lãn Ông

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lưu trữ
A A
0

Nghĩ về y đức của Hải Thượng Lãn Ông

* Lương y Trần Phước Thuận

Hải Thượng Lãn Ông là tác giả của bộ y thư lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, đó là bộ Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh. Tên thật của cụ là Lê Hữu Trác, sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Ngọ (1720), mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791), nguyên quán ở phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Lúc sinh thời cụ khiêm nhượng tự đặt hiệu cho mình là Lãn ông, có nghĩa là ông già lười, người đời sau gắn ghép tên hiệu này với nguyên quán của cụ thành Hải Thượng Lãn Ông.

Cụ được sinh ra trong thời kỳ có tình hình chính trị không ổn định, vua Lê thực chất là một vị vua bù nhìn, quyền hành tập trung trong tay chúa Trịnh ở miền Bắc và chúa Nguyễn ở miền Nam; tiếp đó là cuộc khởi nghĩa của nông dân do ba anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ lãnh đạo và nhiều cuộc nổi dậy ở khắp nơi như của: Nguyễn Dương Hùng (1737), Nguyễn Tuyến (1739), Nguyễn Hữu Cầu (1743 – 1751), Nguyễn Danh Phương (1740 – 1756)… Trong nước thì có nội chiến, các phe phái lại cầu cứu lực lượng bên ngoài, người Mãn Thanh và Xiêm La đã đem quân vào nước ta mặc tình giày xéo quê hương, một số dân tộc ít người thừa cơ giành quyền tự trị, các đảng phái bang hội cũng đua nhau giành ảnh hưởng khắp nơi. Sống trong một tình hình rối ren và phức tạp như thế nên từ thuở nhỏ Lãn Ông đã có quan điểm rất thiết thực “Sống là phải phục vụ con người”, nên cụ đã bỏ văn theo võ, gia nhập quân đội để góp phần làm ổn định đất nước, nhưng sau đó cụ lại xin giải ngũ vì nhận thấy cách đó không thể giải quyết tình hình lúc bấy giờ. Mặc dù vậy tinh thần phục vụ lúc nào cũng nung nấu trong tâm hồn cụ, cuối cùng cụ đã tìm được hướng đi – trong Y huấn đã nói rõ: “Nghề y thiết thực lợi ích cho mình, giúp đỡ được mọi người”.

 

* * *

Đối với Lãn Ông, nghề làm thuốc là một nghề thanh cao, ông nói “Đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho người ta, phải lo trước cái lo của người và vui sau cái vui của mình. Chỉ lấy việc cứu người làm phận sự của mình mà không cần lợi kể công” (Y huấn) và ông cũng nói “thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng của con người, tử sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định”.

 

Thể hiện rõ nhất tính nhân đạo trong nghề nghiệp của Lãn Ông ở phần luận trị. Cụ áp dụng triệt để phương châm của Phùng Sở Thiềm, đã hệ thống hóa việc điều chỉnh thủy hỏa trong thân người, chủ trị cái gốc của bệnh, đại đa số dùng thuốc bổ hỏa, bổ thủy, bổ âm, bổ dương, ngoài ra cụ còn công kích những người dùng thuốc sát phạt, phân tích cái sai của những loại thuốc. Đối với bệnh nhân cụ không phân biệt người giàu, kẻ nghèo, tận tâm chữa bệnh khó khăn nguy hiểm, bất kể đêm hôm hoặc mưa gió.

 

Nói tóm lại Lãn Ông đã thể hiện được lòng nhân ngay trong nghề nghiệp của mình, đó là cái quan điểm phục vụ tối ưu cần được phát huy và học tập.

 

Trong Y huấn, Lãn Ông đã nói: “Tôi nghĩ việc trước khi lập ngôn không phải dễ, ngạn ngữ có câu: Cho thuốc không bằng cho phương, vì thuốc chỉ cứu được một người, cho phương thì giúp người ta vô tận, nhưng nghĩ cho kỹ nếu trong phương có một vị không đúng hàng trăm nhà chịu tai hại. Huống chi viết thành sách mỗi lời nói đều thành khuôn phép nhất định khó mà thay đổi được, nhỡ trong câu có điều gì sai lầm thì tai hại lớn hơn cho bài thuốc nhiều”. Lời nói này rất đúng đắn, vì trên thực tế thầy thuốc có kê đơn thì tai hại cho một hoặc một vài người, còn việc viết sách mà truyền ra sai lầm thì tai hại cho hàng trăm hàng vạn người đọc. Hải Thượng Lãn Ông đã bỏ ra hơn mười năm để hoàn thành bộ Tâm lĩnh, tuy sách được viết theo tông chỉ của Phùng Sở Thiềm, nhưng Lãn Ông đã trình bày được toàn bộ phát kiến của mình, đã để lại cho hậu thế kho tàng y học vô giá. Xưa nay, người ta viết sách là viết những cái hay, cái giỏi của mình, ít ai viết ra cái điều không hay không giỏi; thế mà trong phần Âm án cụ đã ghi lại nhiều ca bệnh mà cụ đã thất bại, phải chăng cụ muốn để lại cho hậu nhân xem xét và đóng góp, đây là một tinh thần trung thực, không phải ai cũng có, tấm lòng ngay thẳng và tinh thần khách quan của cụ rất xứng đáng làm gương cho mọi người.

 

Trong Y hải cầu nguyên có nhiều đoạn viết “Tìm hiểu sách vở của khắp các nhà, nghiên cứu ngày đêm, mỗi khi được một câu cách ngôn của hiền triết xưa thì ghi ngay tại chỗ, biện luận rõ ràng, luôn luôn suy nghĩ phàm những chân lý ngoài lời nói, phần nhiều nảy ra trong lúc suy tưởng, nhân đó mà suy”, hoặc là “Khi có chút thì giờ nhàn rỗi là nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, luôn phát huy biết hóa xâm nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự hiệu ứng vào việc làm mà không sai lầm”.

 

Việc học tập thừa kế của Lãn Ông vô cùng cẩn thận và công phu nhưng khi ứng dụng cụ lại không rập khuôn vào những công thức nhất định, mà lại vận dụng sự học vào thực tế một cách sáng tạo. Thí dụ cụ không sử dụng Ma Hoàng thang, Quế Chi thang trong Thương hàn luận nhưng lại sử dụng hãn pháp bằng đường lối mới cho thích hợp với khí hậu phương Nam, ba bài thuốc giải biểu của cụ có giá trị rất lớn. Cụ lại tiếp tục lập thành các bài thuốc gọi là Hiệu phỏng tân phương, mỗi một bài thuốc đều mỗi phát kiến mới của cụ. Nói tóm lại Lãn Ông đã thừa kế những sở đắc của tiền nhân, thâm nhập lý tưởng cổ thật đầy đủ nhưng cụ biết chiết trung và chọn lọc để phát huy những gì cần phát huy cho hợp và đúng với thực tế, thanh lọc bỏ những điều cũ kỹ dư thừa không còn thích hợp, phải nói Lãn Ông đã thừa kế và phát huy y học theo một quan điểm mới mang tính khoa học rất cao.

 

* * *

Đối với Hải Thượng Lãn Ông thì ngoài việc học tập để có khả năng thành một thầy thuốc, còn phải trau dồi đạo đức cho thật đầy đủ. Nhưng đạo đức của Lãn Ông không phải là loại đạo đức máy móc, hình thức mà là một loại y đức có thủy có chung – một loại đạo đức chân thật.

 

Từ trước đến nay ai cũng biết Phùng Sở Thiềm được Lãn Ông tôn làm tôn sư, nhưng xét cho cùng thì Lãn Ông chỉ đọc sách của Phùng tiên sinh chứ không phải là đồ đệ thật sự, hay nói cách khác bất quá cụ chỉ là đệ tử ký danh của họ Phùng, thế mà cụ vẫn hương hoa bốn mùa cúng tế, ngày ngày thành tâm nguyện cầu. Thật đúng là một hành động uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, rất đáng được kính phục.

 

Cụ rất cẩn trọng đối với mọi người, trong phần Y huấn đã ghi rõ “Đối với người lớn tuổi thì mình phải kính trọng, người học giỏi thì phải xem như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nên khiêm nhường, người kém hơn mình thì mình dìu dắt họ học tập”. Cũng bởi khiêm tốn như thế nên cụ đã thành công lớn trong y học và tránh được nhiều tai nạn trong cuộc đời.

 

Điểm đặc biệt của Hải Thượng Lãn Ông là chú ý đến người nghèo, cụ từng nói “Nhà giàu thiếu gì thầy thuốc còn nhà nghèo khó lòng rước được lương y, vì vậy cần nên lưu tâm cứu chữa cho những người này thì họ mới sống được”. Đây là một quan điểm thực tế, thể hiện được tình thương chân thật của một lương y.

 

Đối với phụ nữ phải nghiêm túc triệt để, cụ nói “Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái, đàn bà góa hoặc ni cô cần phải có người bên cạnh để tránh sự nghi ngờ, dù là hạng buôn hương bán phấn cũng vậy, phải đúng đắn xem họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt mà mang tai tiếng, bất chính sẽ hậu quả về tà tâm”. Về điểm này hôm nay ít người chú ý, nhưng theo thiển ý cũng nên lưu tâm để giữ gìn danh giá người thầy thuốc.

 

Nhân dân ta bản tính vốn thuần hậu, luôn xem trọng điều ân nghĩa, mang ơn ai luôn tìm cách đền ơn, huống chi việc cứu mạng là việc lớn nên người ta thường đền ơn trọng hậu; một số thầy thuốc lợi dụng tâm lý này để đòi hỏi quá đáng không đúng với tinh thần phục vụ của Lãn Ông, cụ dạy rằng “Nghề làm thầy là nghề thanh cao, ta là thầy thuốc phải giữ khí tiết cho trong sạch… khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi chớ nên mưu cầu quà cáp… phải quên mình cứu người, ngoài ra tất cả chỉ là mây trôi”.

 

Ngày nay đa số thầy thuốc ở Việt Nam đều gọi Hải Thượng Lãn Ông là Y tổ, thậm chí còn lấy ngày Rằm tháng Giêng hằng năm làm ngày giỗ tổ. Không phải Hải Thượng Lãn Ông là người khai sáng ra nền y học cổ truyền Việt Nam, mà ông chính là người đầu tiên đưa ra những quan điểm lớn, những phương pháp mới hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan và phù hợp với tiến trình y học, rất xứng đáng làm kim chỉ nam cho những người đi sau. Vì vậy một lần nữa chúng tôi xin nhấn mạnh, các thầy thuốc hiện nay nên thừa kế thành quả của Hải Thượng Lãn ông kể cả hai mặt y đức và y học để phục vụ sức khỏe cho mọi người được tốt đẹp hơn.

Related Posts

sdfcas

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

2 giờ trước
0
Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

24 giờ trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

24 giờ trước
0
Phật tử lắng nghe thuyết giảng

Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

3 ngày trước
0
Quang cảnh khóa tu

Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

3 ngày trước
0
Next Post

ĐÔNG BỆNH HẠ TRỊ - BỆNH MÙA ĐÔNG CHỮA TỪ MÙA HÈ

Khuyến cáo dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 6
  • 2.290
  • 3.318
  • 187.609

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học