Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Nghi lễ Phật giáo VN cần có sự thống nhất (Ban Nghi lễ PG Bạc Liêu)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

NGHI LỄ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY CẦN SỚM CÓ SỰ THỐNG NHẤT

* Ban Nghi lễ Phật giáo Bạc Liêu  

          Nghi lễ ở Việt Nam nói chung và nghi lễ Phật giáo nói riêng đều đã có quá trình  lịch sử phát triển lâu dài nên rất phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều trường phái. Đó là do sự truyền thừa từ những nguồn gốc khác nhau: Loại có nguồn gốc Nho giáo, lúc đầu tuy là những công cụ chính trị của các Nhà nước phong kiến, nhưng trong đó có một số nội dung phù hợp với đời sống xã hội và con người, nên dần dần tự thân đã biến đổi thành nghi lễ truyền thống dân tộc hoặc tín ngưỡng dân gian, đã tiếp tục tồn tại qua các đình làng, đền thờ những người có công với đất nước, lễ hội kỳ yên, các lễ tiết trong vòng đời của con người…; loại có nguồn gốc từ những tàn dư Đạo giáo tuy có những hình thức khó hiểu, xa rời thực tế, nhưng có sức thu hút rất lớn đối với giới bình dân vì vậy cũng đã có những bước phát triển nhất định từ một số am miếu và tư gia.; một số nghi lễ khác được tồn tại từ những phong tục tập quán của các dân tộc, các tôn giáo…

       

          Nghi lễ Phật giáo có nhiều đặc điểm hơn vì Phật giáo đã có một quá trình phát triển lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển của dân tộc từ những năm trước Công nguyên đến nay, Phật giáo thường tùy duyên theo tình hình thực tế nên có tính hội nhập văn hóa rất cao, sự hòa nhập văn hóa Phật – Lão – Nho đã kéo dài qua nhiều thời kỳ lịch sử, cũng do vậy nên nghi lễ Phật giáo Việt Nam đã dung chứa nhiều hình thức nghi lễ từ những nguồn gốc khác, kể cả nhạc lễ cổ truyền, đàn ca tài tử…, một số chùa còn có quan niệm “dụng uyển độ chơn” nên đã tạm chấp nhận một số hình thái nghi lễ tín ngưỡng dân gian. Nên hiện nay, không những nghi lễ Phật giáo của ba miền Nam – Trung – Bắc đều có những sự khác biệt, mà cả nghi lễ ở các địa phương của một vùng miền cũng có những chi tiết chẳng tương đồng.

 

        Nghi lễ Phật giáo lại thường được các vị tiền bối sử dụng như một phương tiện để truyền đạo, cho nên trong quá trình phát triển đã thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, ở mỗi địa phương thì được chuyển hoá cho phù hợp với phong tục tập quán, chưa kể đến nhiều trường hợp do sự giao lưu văn hoá với các dân tộc khác hoặc sự hòa nhập tín ngưỡng địa phương, nghi lễ Phật giáo mỗi nơi do đó đã mang nhiều màu sắc khác nhau. Chính sự thay đổi khác nhau này làm cho nghi lễ Phật giáo đã mang tính địa phương rất lớn, đã gây ra một số trở ngại trong việc tổ chức nghi lễ ở nhiều nơi. Vì vậy việc thống nhất nghi lễ Phật giáo là một việc làm rất phù hợp trong tình hình hiện nay, lại có ý nghĩa rất lớn đối việc phát huy Phật giáo.

 

        Xuất phát từ những ý nghỉ đó, Ban Nghi lễ Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xin được phép đề xuất một số ý kiến:

 

        1. Nên sớm có sách giáo khoa về nghi lễ:

        Ban Nghi lễ Phật giáo TW nên có sự chỉ đạo thống nhất về việc biên soạn sách giáo khoa về nghi lễ, chương trình giảng dạy cho từng bậc từng cấp khác nhau ở các trường Phật học. Vì hiện nay tuy đã có một số sách nghi lễ đã được xuất bản, nhưng vẫn còn trong tình trạng tự phát, chưa mang tính phổ cập rộng. Chương trình giảng dạy ở các trường Phật học cũng chưa thống nhất với nhau, tùy theo sự hiểu biết của giảng viên và thói quen ở địa phương nên nội dung giảng dạy còn nhiều điểm khác biệt, đa số chỉ chú trọng về phần thực hiện nghi lễ không chú ý đến ý nghĩa của từng chi tiết lễ bái, càng không chú trọng đến Lịch sử Nghi lễ Phật giáo Việt Nam, Lịch sử truyền thừa – công lao của các vị tiền bối trong quá trình phát triển nghi lễ. Theo thiển nghỉ của chúng tôi, sách giáo khoa về nghi lễ nên có hai phần: Phần thứ nhất, gồm: Lịch sử Phát triển nghi lễ, trong đó có nêu tiểu sử của các vị tiền bối có công. Phần thứ hai là: Nội dung nghi lễ áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và từng cấp học khác nhau.

 

        2. Chú ý đến công tác đào tạo giảng viên:

        Về phần này nên sớm có kế hoạch thực hiện, vì hiện nay môn học Nghi lễ thường thiếu giảng viên, nhiều trường hợp giảng viên được mời về kinh nghiệm chuyên môn thì có thừa, nhưng trình độ sư phạm lại quá kém nên không hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy của mình. Có một số thường cho sự hiểu biết của mình là đúng, còn của người khác là sai. Một vài trường hợp còn đưa cả những hình thái mê tín vào nghi lễ. Thiết nghỉ TW nên có những khóa tập huấn dài hạn hoặc ngắn hạn cho các giảng viên Nghi lễ và thành viên Ban Nghi lễ Phật giáo của các Tỉnh – Thành hội. Tiếp theo cũng nên tổ chức một hoặc vài lớp chính quy để đào tạo giảng viên của ngành này. Nếu giảng viên có đủ cả chất lẫn lượng thì nghi lễ sẽ đễ dàng đồng bộ dễ phát triển hơn.

 

        3. Nghi lễ nên mang tính khoa học và nghệ thuật:

        Hiện nay Nghi lễ ngoài tính chất tôn giáo, còn được mọi người xem là một bộ môn nghệ thuật trong lãnh vực văn hóa truyền thống Việt Nam. Bộ Văn hóa Thông tin đang chỉ đạo cho một số tỉnh phía Nam nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về đàn ca tài tử và nhạc lễ cổ truyền để tập họp, biên soạn và đề nghị Uneco công nhận di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Đây cũng là một trong những lý do khiến chúng ta nên sớm có sự thống nhất về nghi lễ cả hai phần hình thức lẫn nội dung, đồng thời cũng nên lượt bỏ có một số nghi tiết còn đậm nét thần quyền, khó giải thích về ý nghĩa. Nghi lễ Phật giáo đương nhiên là một bộ môn nghệ thuật mang tính văn hóa truyền thống, nhưng cũng phải vừa phù hợp với nhận thức khoa học thì mới có thể phát triển tốt đẹp hơn.

 

        4. Nghi lễ Phật giáo Việt Nam phải mang tính dân tộc:

        Có một số người thường nghỉ rằng Nghi lễ của chúng ta là bản sao của Nghi lễ Trung Quốc. Điều này cũng nên xem lại vì Phật giáo du nhập vào Việt Nam trước Trung Quốc đến mấy trăm năm, qua một thời gian dài phát triển đã có thể khẳng định được cái riêng của mình, vẫn biết trong thời kỳ bị đô hộ chúng ta đã vay mượn ít nhiều về tư tưởng, học thuật của người nước khác, nhưng không phải vì thế mà chúng ta không có cái quốc hồn quốc túy của ta. Nghi lễ cũng vậy – phải được độc lập, phải được thay đổi cho phù hợp với văn hóa nước nhà, những hình thức tế lễ, trang phục, văn tự… phải có màu sắc của văn hóa Việt Nam. Thí dụ như: Y, quan, áo, mão nên dùng của người Việt, dùng chữ Nôm thay chữ Hán trong các văn bản dùng để cúng tế, các hình thức mê tín hoặc không liên quan đến Phật giáo cũng nên bỏ đi… Có như thế mới phù hợp với tinh thần “Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội Chủ nghĩa”.

 

        5. Nên tiết kiệm trong các nghi lễ:

        Vẫn biết nghi lễ là một nhu cầu thuộc đời sống tâm linh, nhưng không vì thế mà phải tốn kém quá nhiều trong lần tế lễ. Vì hiện nay bên cạnh nhu cầu về đời sống tâm linh, còn có những nhu cầu về từ thiện xã hội không kém phần cấp thiết, nên trang trải phần kinh phí tiết kiệm cho những nhu cầu này. Ngoài ra, Ban Nghi lễ TW cũng nên có chủ trương: Giáo dục, khuyến khích, khen thưởng những cá nhân hoặc tập thể Ban Nhạc lễ ở các địa phương đã có những hoạt động tốt, phù hợp với tôn chỉ Từ Bi Hỹ Xã của nhà Phật.

 

        Tóm lại, nếu xem nghi lễ là một trong những phương tiện hoằng hóa độ nhân, một di sãn văn hóa dân tộc, một bộ môn văn học nghệ thuật truyền thống thì phải được sự thống nhất về hình thức lẫn nội dung. Để thực hiện việc làm tốt đẹp này, đề xuất Ban Nghi lễ TW thành lập Hội đồng nghiên cứu, thẩm định và chuẩn hóa Nghi lễ Việt Nam. Về cơ cấu Hội đồng, ngoài các vị thạc đức ở TW Giáo hội, nên mời thêm đại biểu ở các tỉnh thành hội và một số nhà khoa học có kiến thức về nghi lễ cổ truyền.

 

        Trên đây là một một số ý kiến của tập thể Ban Nghi lễ Phật giáo Bạc Liêu đã được sự uốn nắn và nhất trí của Thường trực Tỉnh hội. Kính trình chư tôn giáo phẩm, chư tôn đức cùng quý đại biểu xem xét và góp ý.

        Kính chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

 

Ý kiến đóng góp xin gởi về Trang Web: www.phatgiaobaclieu.com

Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó hoặc Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

 

Cập nhật ( 15/10/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Bế mạc đại lễ Phật giáo (Hồng Hạnh)

Đền Đô (Minh Mẫn)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 1.297
  • 2.190
  • 199.267

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học