Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Nghi lễ Phật giáo trong đời sống tâm linh

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Nghi lễ Phật giáo trong đời sống tâm linh

* Đại đức Thích Hạnh Đạt

Ủy viên Ban Nghi lễ Trung ương

Đạo Phật đến với dân tộc Việt Nam trên dưới 2000 năm như dòng suối nhẹ nhàng mang tinh hoa đạo mầu giải thoát từ nơi xứ Phật xa xôi về điểm tô cho đất Việt mến yêu thêm rạng ngời hương sắc. Tâm nguyện lớn của chư Phật là độ khắp chúng sanh đạt thành quả giác, tùy căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật mở bày nhiều phương tiện nhằm “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Sau khi Đức Phật diệt độ, chư Tổ thay nhau nối thạnh dòng Phật, truyền tiếp ngọn đuốc Chánh pháp soi nẽo vô minh, đưa chúng sanh lên bờ giải thoát.

 

Quý Ngài thường dạy hạnh nguyện cao cả của người xuất gia là “Thượng cầu, hạ hóa”. Hoằng pháp lợi sanh là hoài bão của kẻ xuất trần thượng sĩ. Phương tiện dẫn dắt chúng sanh thì nhiều, trong đó nghi lễ đóng vai trò quan trọng không kém.

Trước hết chúng ta định nghĩa hai chữ Nghi lễ.

– Nghi : Là phép tắc, cung cách, oai nghi, dung mạo thể hiện bên ngoài.

– Lễ : Là lề lối cư xử, cách thức thực hiện quy tắc tỏ lòng cung kính ẩn náu bên trong.

Từ xưa đến nay Nghi lễ Phật giáo có rất nhiều nghi thức nhằm mục đích truyền bá giáo lý nhà Phật, đi vào mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội để hướng dẫn mọi người cùng xây dựng cuộc sống an vui hạnh phúc.

Nghi lễ là một trong hai con đường gần gũi hữu hiệu nhất để dẫn dắt chúng sanh vào đạo.

1. Thuyết pháp để tuyên dương giáo lý Phật Đà, giảng giải cho mọi người cùng nghe, cùng tư duy tu tập, cùng giác ngộ chân lý mà phát quảng Bồ đề tâm, quy kính Tam bảo, làm lý tưởng để phụng sự nhân sanh. Con đường này phần đông là những bậc Thiện hữu trí thức có khả năng nghiên cứu giáo lý nhà Phật uyên thâm để rộng đường giáo hóa.

2. Con đường nghi lễ phát khởi từ mạch sống tâm linh thông qua các nghi thức, khoa Nghi trong Ứng Phú Đạo Tràng để cảm hóa tha nhân quy về Chánh đạo.

Sự thật mà nói đông đảo quần chúng đến với đạo Phật bằng những nhu cầu tín ngưỡng như cầu an, cầu siêu, ma chay, cưới hỏi, v.v…. Có những gia đình chẳng bao giờ đến chùa nhưng khi gặp hữu sự như có người thân qua đời, vì nhu cầu cúng tế, lễ nghi họ đến chùa thỉnh chư Tăng, Ni giúp lo việc hiếu sự và sau đó họ trở thành tín đồ nhà Phật .

Nghi lễ Phật giáo không chỉ nhằm khơi dậy mạch sống tâm linh mà còn hướng dẫn cải thiện cuộc sống hiện tại, trực tiếp tác động đến dòng sinh mệnh vô tận trải dài trong kiếp sống hiện tại và lai sinh như Khế Kinh đã từng dạy:

“Yếu tri lai thế quả

Kim sanh tác giả thị”.

(Muốn biết quả báo đời sau

Nhìn xem hành vi tạo tác của mình ở hiện tại).

Nghi lễ còn là bức thông điệp vượt thời gian mang niềm hân hoan của muôn loại từ ngàn xưa vang vọng mãi đến ngàn sau, như khi chúng ta thực hiện nghi thức Đại Lễ Phật Đản, Đại Lễ Vu Lan; bức thông điệp ngợi khen những ai lỡ lầm gây nên tội lỗi mà biết tỉnh ngộ ăn năn như thực hành nghi thức sám hối lạy Hồng Danh chư Phật nguyện bỏ các điều ác, nguyện làm các điều lành, phát tâm thành kính đối trước Tam bảo phát lồ sám hối.

Nhằm tấn đạo nghiêm thân làm người mô phạm cho đời, hàng đệ tử Phật phải luôn luôn giữ gìn oai nghi tế hạnh. Nhất cử, nhất động, đi, đứng, nằm, ngồi phải tuân thủ Thanh Quy, Lục Hòa Cộng Trụ để làm tốt đạo đẹp đời.

Nhằm nâng cao giá trị sự sống, thực hiện nếp sống văn minh, Đức Phật đã nói Kinh Thiện Sanh để dạy lễ nghi phép tắc trong sự đối nhân xử thế cho hàng Phật tử tại gia làm nền tảng xây dựng cõi Cực Lạc ngay trong đời hiện tại.

– Ở trong gia đình thì Ngài hướng dẫn cách thức dạy dỗ con cái phải hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ kính trên nhường dưới.

– Bổn phận trách nhiệm chăm sóc thương yêu dạy dỗ của cha mẹ đối với con cái.

– Phép tắc của chồng đối với vợ và ngược lại bổn phận của vợ kính trọng yêu thương chồng.

– Ngoài xã hội thì Ngài dạy phương pháp đối nhân xử thế giữa người trên và kẻ dưới v.v…

Đó là phép tắc, là lễ nghi thực dụng trong đời sống hằng ngày mà Đức Phật đã chỉ dạy để người Phật tử tại gia làm kim chỉ nam, hướng đến chân trời hạnh phúc.

Thiết nghĩ một gia đình có giáo dục lễ nghi là nhân tố tạo nên một xã hội văn minh, thịnh trị, đêm đêm nhà nhà không cần đóng cửa. Để đạt được mục đích tối thượng và phát huy những tinh hoa trong nghi lễ Phật giáo, đòi hỏi người thực hiện nghi lễ phải đầy đủ hai phương diện Trí tuệ và Hạnh nguyện hầu hướng dẫn Phật tử hiểu và thực hành đúng Chánh pháp làm tròn bổn phận “Báo Phật Ân Đức” thể hiện được câu: “Đạo Pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa”.

Để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của nghi lễ Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại, chúng ta cần phải mạnh dạn loại bỏ bớt những gì không còn phù hợp với bản sắc văn hóa Dân tộc, phát huy những mặt tốt trong các nghi lễ, cùng tham khảo chọn ra những phương án khả thi làm lối đi chung để nghi lễ Phật giáo là phương tiện tu tập thiết thực cho quần chúng, Phật tử, mang an vui hạnh phúc đến cho mọi người.

Tóm lại, Nghi lễ Phật giáo là một trong những nhân tố tạo thành những nét đặc thù cho nền văn hóa Dân tộc, góp phần xây dựng đời sống nhân sinh trên nền tảng Đạo Đức. Nên cần phải thống nhất ý chí, tạo lối đi chung cho nghi lễ ba miền cũng như nghi thức của các Hệ phái, phải làm thế nào cho thích nghi với thời hiện đại mà không đánh mất giá trị cao của chư Tổ lưu truyền, nhằm mục đích vừa phát huy vừa bảo tồn kho tàng nghi lễ Phật giáo./. 

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

NHỮNG ĐIỂM VĂN HỌC NỔI BẬT CỦA HÁN TẠNG PHẬT GIÁO

Những quần thể kiến trúc độc đáo nhất thế giới

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghịch nghĩa – Phép tu từ (TS Nguyễn Thế Truyền)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Kỳ thi học kỳ I năm học 2022-2023 tại Trường Trung cấp Phật học Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 515
  • 2.124
  • 193.820

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học