Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Nghi lễ Donta của người Khmer (Trần Thế Vinh)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

NGHI LỄ ĐÔNTA CỦA DÂN TỘC KHMER

* Trần Thế Vinh

Dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung, và đồng bào người dân tộc Khmer Bảy Núi có những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc riêng. Có những lễ hội của dân gian được dân tộc hóa và hòa nhập với các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng sâu đậm truyền thuyết của Phật giáo Nam Tông. Lễ Đônta (Lễ ông bà) là một trong hai lễ lớn hiện nay – Và trở thành Lễ hội tại địa phương. Nội dung bao trùm trong Lễ Đônta – (Lễ ông bà) là nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng và cầu phước cho linh hồn những người đã khuất.

 

Lễ Đônta kéo dài từ ngày 16 đến 30/8 âm lịch – với 04 lễ thức chính tại Chùa và tại  mỗi nhà người dân tộc Khmer như sau: 

1/ Lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh) 

2/ Lễ cúng ông bà (Banh Sên Đônta) 

3/ Lễ hội (Banh phchum banh) 

4/ Lễ tiễn ông bà (Banh chuônh Đônta) 

* Nghi thức Lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh) được tổ chức tại Chùa dân tộc, từ 16 đến cuối tháng 8 âm lịch hàng năm. Các vị Tà –à cha phân công cho từng nhà, hoặc từng tổ (vênh) thay phiên nhau đem gạo, nếp, thực phẩm, nhang đèn, tiền bạc… về Chùa để tổ chức nấu nướng và cúng liên tục thời gian 15 ngày. Mỗi ngày nấu nhiều mâm cơm, đặc biệt có một mâm cơm được vắt cơm thành từng viên tròn bằng trái cam – người Khmer gọi là bai banh, và theo các vị chức sắc ở phum sóc cho rằng: Từ này bắt nguồn từ phạm ngữ Banh-đa có nghĩa là phầm cơm dâng cúng cho người đã chết. Cơm vắt (bai banh) được đặt trong mâm cùng với bánh trái, thức ăn, thức uống đem lên nhà hội (sa la) cúng Tam Bảo, có sự chứng kiến, tụng kinh nhằm cầu phước của sư sãi cho linh hồn những người trong họ tộc đã quá cố. Sau đó đem cơm vắt ra ngoài cúng cho ma quỷ. Lễ đặt cơm vắt được cúng liên tục tại chùa trong 15 ngày như thế. 

* Nghi thức Lễ cúng Ông Bà (Banh Sên đônta) được tổ chức vào ngày cuối của thời gian Lễ đặt cơm vắt (ngày 30/8 ÂL) và vào chiều cùng ngày, sau khi cúng trên Chùa xong, được tổ chức tại mỗi gia đình người dân tộc Khmer. Trước đó, từng nhà dọn dẹp, trang hoàng sạch sẽ và ngày cúng Ông Bà được mỗi gia đình sắm sửa một mâm cơm thịnh soạn, có hoa quả, nhang đèn… rồi mời họ hàng và gia đình sum họp đầy đủ cùng nhau cúng vái. 
Thường là khấn vái, mời linh hồn những người trong họ tộc đã quá cố về ăn uống. Người chủ hộ khấn vái ba lần, mỗi lần rót trà, rượu và gắp thức ăn mỗi thứ một ít vào chén… Tiếp đó là đem ra sân để cạnh hàng rào nơi sạch sẽ, đốt nhang mời ma quỷ đã dẫn dắt ông bà họ về cùng ăn – vì theo người dân tộc, những linh hồn ma quỷ ấy không dám lên ăn chung mâm với ông bà nên phải đem ra ngoài cho ăn riêng. Họ khấn vái, mời ông bà, dòng họ quá cố và ma quỷ ở lại ăn uống, vui chơi trong ngày lễ. Sau đó, gia đình, họ tộc, bạn bè (có nhà mời bạn bè là người Kinh láng giềng) cùng nhau ăn nhậu mừng đón Lễ – vì theo họ ông bà, họ hàng đã cùng về dự đông đủ. 

* Lễ Hội – có nơi còn gọi Lễ Hội linh – Banh Phchum banh (theo Trần Văn Bổn, sách "Một số lễ tục dân tộc Khmer Nam bộ"). Lễ này được tổ chức linh đình tại Chùa, tất cả các gia đình trong phum sóc đều nấu một mâm cơm thật tươm tất mang đi chùa cúng vào ngày 30/ 08 ÂL. Trước khi đem mâm cơm đến Chùa – chủ gia đình khấn vái, đại để: Hôm nay là Lễ Đônta kính thỉnh ông bà, họ hàng thân nhân đã khuất cùng đến Chùa nghe sư sãi tụng kinh , nhận sự cầu chúc của Phật và sẽ đầu thai kiếp khác sung sướng hơn. Tại chùa, quy tụ đầy đủ sư sãi, À cha, phật tử, con sóc… cùng dọn thức ăn trên các cỗ dài, rồi sư sãi tụng kinh cúng Tam Bảo, kinh cúng dường cầu phước cho ông bà, họ tộc đã khuất. Cũng có nhiều mâm cơm vắt (Bai banh) để cúng cho ma quỷ. Nơi đây, tất cả cùng nhau ăn uống, thết đãi bạn bè (có cả người Kinh đến dự). Và hơn 15 năm qua – trong mùa Lễ hội này – trước hoặc sau ngày 30 Âl, Chính quyền, các ngành chức năng và sư sãi, À cha còn tổ chức hội Đua bò Bảy Núi luân phiên mỗi năm ở chùa Tà Miệt, huyện Tri Tôn hoặc chùa An Hảo, Thamith, huyện Tịnh Biên thu hút hàng chục ngàn người dự xem. Năm 2006 chùa Sà Lôn còn tổ chức giải bóng chuyền dân tộc, giao lưu các trò chơi dân gian… 

* Lễ tiễn đưa Ông Bà (Banh chuônh đônta) được tổ chức vào 3 ngày sau ,tức qua mùng 3/9 âm lịch âm lịch tại mỗi gia đình. Nếu lễ cúng ông bà (ngày 30/ 08) thì lễ tiễn ông bà có khác đôi chút. 

Mỗi gia đình đều làm một chiếc thuyền bằng bẹ chuối – dài từ 5 đến 7 tấc, có nhà làm đẹp và dài cả thước. Trang trí cờ phướn màu sắc rực rỡ. Sau khi nấu mâm cơm thịnh soạn , họ bới 4 chén cơm gắp thức ăn mỗi thứ một ít vào chén rồi khấn vái và mang ra đặt trên thuyền, cùng với lúa, gạo, muối, đậu, bánh trái… người chủ gia đình đem thả trên sông hoặc kênh rạch, mé ruộng gần nhà, nhằm đưa tiễn ông bà và ma quỷ cùng trở về âm phủ. Sau đó, tập trung về nhà cùng quây quần ăn uống vui chơi với gia đình, họ hàng, bè bạn. Đến đây, coi như lễ Đônta đã chấm dứt . 

Cũng cần nói thêm, Lễ Đônta – Lễ ông bà của người dân tộc Khmer, bắt nguồn từ sự tích rút ra từ kinh điển Phật giáo. Xin được tóm lược như sau: Một hôm, vào lúc đêm khuya canh vắng, tại hoàng cung của Vua  Ping-pis-sara, bỗng vang dội tiếng gào thét, khóc lóc thảm thiết, kèm theo là tiếng van xin: Hãy cho chúng tôi ăn, cho chúng tôi uống với, vì chúng tôi đang đói lắm! Nhà vua bèn truyền lệnh triệu tập các nhà tiên tri đến hỏi, các nhà này cho rằng – đó là bọn ma quỷ đói khát đến xin ăn. Nhà vua phải lễ cúng tế cho họ. Quốc Vương nghe vậy, mới ngự giá tìm đến Chùa thỉnh ý Phật Thích Ca. Phật bảo rằng – đó là những đầu bếp (do gian lận ăn cắp cơm gạo, thức ăn trong các lễ cúng dường ở thời Quốc Vương Mahinta – cách nay đã 92 kiếp) khi chết đi thành quỷ ở cõi âm và bị phạt phải nhịn ăn, nhịn uống đến nay là 92 kiếp – nay biết Ngài (tức Quốc Vương Ping-pis-sara) là chủ của họ hồi tiến kiếp, nên họ mới đến đòi ăn. Vậy Ngài nên cúng dường, dâng cơm cho các tu sĩ, nhờ ân đức và lời kinh của các vị này chuyền phước đến bọn quỷ đó. Nhà vua vâng lời Đức Phật, bọn quỷ được ăn uống no nê, và được đầu thai kiếp khác, sau khi chịu những hình phạt về tội đã làm ra ở kiếp trước. 

Từ sự tích trong Kinh điển Phật giáo trên, nên người dân tộc Khmer tổ chức Lễ Đônta hằng năm thành phong tục, gắn với nghi thức tôn giáo nhằm nhờ sư sãi tụng kinh cầu phước cho ông bà, cha mẹ, họ tộc quá cố được mau chóng đầu thai kiếp khác sung sướng hơn 

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Góp thêm tư liệu về Hồ Chủ tịch với Phật giáo (GSTS Lê Cung)

Phật giáo thời Lý (GSTS Nguyễn Công Lý)

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 711
  • 1.744
  • 200.425

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học