Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở HAI ĐẦU NGÀN NĂM VĂN HIẾN (GS Vũ Khiêu)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở HAI ĐẦU NGÀN NĂM VĂN HIẾN

* Giáo sư Vũ Khiêu

  Đời sống xã hội Việt Nam đang biến chuyển mạnh mẽ trên nền tảng lợi ích của cả dân tộc. Sau những năm tháng chiến đấu kiên cường nhằm giải phóng dân tộc, nhân dân Việt Nam đi vào xây dựng kinh tế và văn hóa, tiến tới giải phóng cho cả xã hội và cho bản thân mình. Thành công trong sự nghiệp đổi mới, chủ động hội nhập toàn cầu, gia nhập APEC và WTO, Việt Nam ngày càng có một vị trí xứng đáng trong cộng đồng nhân loại.

  Nhân tố thời đại và đặc trưng dân tộc đang đặt ra những thử thách vô cùng lớn lao mà con người Việt Nam phải vượt qua. Với tinh thần lạc quan và niềm tin tưởng ở bản thân mình, Việt Nam phát huy truyền thống dân tộc, quyết vươn lên san phẳng mọi trở ngại để không bỏ qua thời vận hiếm có mà lịch sử đang dành cho dân tộc. Với lòng yêu nước, với tinh thần bất khuất, với đầu óc sáng tạo, Việt Nam đang phát huy mọi tiềm năng của mình để tồn tại và phát triển, trong một thời đại mà nhân tố tinh thần đang đóng vai trò mang tính quyết định ở mọi dân tộc, ở mỗi con người.

  Trong khí thế đi lên của cả dân tộc, Phật giáo Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua như đã bừng dậy trên khắp đất nước và đang thức tỉnh cả khối óc, trái tim và bàn tay của mỗi con người. Trên mọi miền của Tổ quốc, bao ngôi chùa cũ đã được trùng tu, bao ngôi chùa mới đang được xây dựng với quy mô hoành tráng. Bao nhiêu chuông, bao nhiêu tượng, bao nhiêu đồ thờ vừa mới, vừa đẹp. Bao nhiêu lễ hội được khôi phục lại, đang thu hút đông đảo nhân dân từ mọi tầng lớp. Sách báo Phật giáo với các thể loại phong phú, đang được in ấn và phát triển rộng khắp. Tất cả đánh dấu một thời kỳ phồn vinh mới của Phật giáo Việt Nam.

  Sự có mặt của hàng ngàn các vị cao tăng cùng các nhà Phật học uyên bác trên thế giới đến Việt Nam trong Lễ Phật đản Veasak vừa qua, không những đã phá tan những ngộ nhận về chính sách Tôn giáo của Việt Nam mà còn nâng Phật giáo Việt Nam lên một vị trí cao trong thế giới Phật học.

Tình hình trên khiến tôi bỗng tưởng đến một không khí Phật học giống như hôm nay đã từng diễn ra cách đây một ngàn năm. Chỉ còn hai năm nữa, toàn thể nhân dân ta sẽ cùng thủ đô Hà Nội kỉ niệm Ngàn năm lịch sử của Thăng Long. Kỉ niệm ngàn năm Thăng Long cũng là kỉ niệm ngày Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra mảnh đất của thành Đại La năm ấy và của Hà Nội năm nay. Từ khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng giành lại non sông đất nước sau một ngàn năm bị nước ngoài chiếm đóng, thì hào khí dân tộc ngày càng dâng cao, qua các triều Đinh, Lê và đạt tới đỉnh cao ở triều Lý và sau đó là ở triều Trần.

  Lý Thái Tổ đã thể hiện hoài bão lớn của dân tộc là xây dựng một Tổ quốc hùng cường để vĩnh viễn không bao giờ còn rơi vào tay giặc. Cùng với việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng võ trang, Lý Thái Tổ đã mở đầu cho sự hùng cường của dân tộc. Lý Thái Tổ không chỉ dừng lại ở đó mà đã sớm thấy sự cần thiết là xây dựng một Tổ quốc phát triển cả vật chất và tinh thần, không chỉ kinh tế mà còn cả văn hóa. Là một người xuất thân từ trong nhà chùa, lại hằng ngày xúc tiếp với nhân dân lao khổ, Lý Công Uẩn đã sớm nhận ra sự gần gũi giữa Phật giáo và dân tộc. Ông đã chủ động khai thác quan hệ này trong sự nghiệp phục hưng đất nước.

  Đã từ lâu Phật giáo đến với Việt Nam như một luồng sinh khí đem lại niềm tin và hi vọng cho một dân tộc đang quằn quoại dưới ách ngoại xâm. Đã từ lâu dân tộc Việt Nam vốn lấy tình thương làm lẽ sống, đã trở thành một mảnh đất được chuẩn bị sẵn để tiếp thu đạo Phật. Lý Thái Tổ ngay từ đầu đã nắm vững mối quan hệ giữa Phật giáo và dân tộc, để biến quan hệ ấy thành một sức mạnh tinh thần trong sự nghiệp phục hưng Tổ quốc qua các triều đại nhà Lý.

Trước hết, Lý Thái Tổ dành toàn bộ tâm huyết để xây dựng một nước văn hiến, mà nòng cốt của nó là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vốn đặt nghĩa vị tha lên trên lòng vị kỷ, con người Việt Nam dễ dàng xóa bỏ những rằng buộc của Tham Sân Sị, để xây dựng được một tình thương mênh mông không chỉ trên đất nước mình mà còn bao trùm lên cả nhân loại khổ đau. Thực hiện tinh thần này các vua nhà Lý đã kế tiếp nhau yêu dân như con, không ngừng xót thương những người dân đói rét cả đến những người trót sai lầm tội lỗi, bị giam cầm trong ngục thất.

  Tình thương bao la thấm xuống mọi người dân trong nước, tạo nên một cuộc sống hòa thuận gắn bó với nhau cùng quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, chống mọi quân xâm lược. Tình thương ấy là cơ sở cho một chủ nghĩa anh hùng mang đặc điểm Việt Nam, một chủ nghĩa anh hùng sáng rực đạo lý làm người, không chỉ vì độc lập và phồn vinh của Tổ quốc mà còn vì cuộc sống hòa bình và hữu nghị của cả nhân loại.

Cách đây gần 600 năm Nguyễn Trãi đã coi nguồn gốc của chủ nghĩa anh hùng ấy là nhân từ và trí tuệ:

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng

Nghệ thuật Phật giáo Việt Nam ra đời và lớn lên trong sự gắn bó giữa giáo lý nhà Phật và đạo lý dân tộc. Sự gắn bó ấy trước hết thể hiện ở khí phách lớn lao của toàn dân qua cái nhìn sáng suốt của Lý Thái Tổ. Mới lên ngôi được 4 tháng, ông đã chuyển kinh đô ra giữa trung tâm của đất nước vì ông tin tưởng rằng toàn thể nhân dân đang hào hứng và sẵn sàng cùng ông đương đầu với mọi thử thách, trước hết là tham vọng xâm lược của nước ngoài. Khi Lý Thường Kiệt tuyên bố Nam quốc sơn hà Nam đế cư thì bốn câu thơ của ông đã trở thành tuyên ngôn của cả dân tộc.

 Khi ông phát động đánh Tống thì bài Phạt Tống lộ bố văn tràn đầy khí thế dân tộc vừa bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, vừa coi nhân dân nhà Tống cũng như dân con của mình.

Khí thế của toàn dân trong sự nghiệp phục hưng Tổ quốc ở thời kỳ này tất nhiên cũng là khí thế của nghệ thuật Phật giáo. Khi thiền sư Dương Không Lộ viết:

    

 

“ Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

                   Trường khiếu  nhất thanh hàn thái hư”

                   (Có lúc lên thẳng đỉnh núi chót vót

                    Kêu lên một tiếng lạnh cả bầu trời)

 thì hào khí ấy cũng không phải của riêng ông mà của cả dân tộc. Câu này như đã lặp lại nhiều lần trong văn thơ Việt Nam và nổi lên nhất ở hai câu của Cao Bá Quát, khi nói về Phù Đổng Thiên Vương:

            Vì nước quên thân, ba tuổi vẫn hiềm đá muộn

            Bầu trời xông thẳng, chín tầng chửa thấy là cao.

Khi nhà sư Nguyễn Quảng Nghiêm viết câu:

“ Nam nhi tự hữu xung thiên chí

Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”

 (Làm trai phải tự có ý chí xông thẳng lên bầu trời không phải cứ từng bước đi theo Như Lai), thì ông đã không nghĩ rằng đó chỉ là tâm trạng của ông mà chính là tâm trạng của toàn thể thanh niên Việt Nam lúc ấy.

  Khi vận nước đang lên, khi nhà vua và nhân dân cùng một lòng một dạ, thì toàn quốc bùng lên một ý chí thống nhất mãnh liệt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bất chấp mọi thủ đoạn nham hiểm, mọi hành vi tàn bạo của kẻ thù.

Trước đây để phát huy cao nhất nhân tố Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp của dân tộc, Lý Thái Tổ đã ngay từ buổi đầu, tập trung vào việc xây chùa, đúc chuông, tạc tượng. Chỉ trong một thời gian ngắn nhiều chùa hư nát được sửa chữa và nâng cao, và trên 300 ngôi chùa mới đã được tạo dựng trong nước. Con cháu của ông kể từ Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Thái hậu Ỷ Lan và Lý Nhân Tông đã tiếp tục sự nghiệp chấn hưng Phật giáo của ông.

Việc xây dựng chùa chiền, đúc tượng, đúc chuông thời ấy thực tế đã tạo ra một sự tốn phí rất lớn về tiền của. Điều này đã bị các Nho gia về sau hết lời phê phán. Tuy nhiên, nhìn vào hiệu quả của những công trình nghệ thuật ấy, phải nói rằng Phật giáo đã ngọt ngào đi sâu vào tâm khảm của toàn dân, tạo nên một lý tưởng sống vững chắc vì độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Một nền văn minh Đại Việt rực rỡ đã được hình thành từ những ngày ấy. Đặc trưng của nền văn minh này là sự kết hợp truyền thống “thương người như thể thương thân” với tinh thần từ bi hỷ xả của đạo Phật.

Sắp tới, nhân dân ta kỉ niệm Ngàn năm Thăng Long, sẽ càng thấy rõ nhà Lý đã thực sự tạo ra một sự phục hưng dân tộc gắn liền với việc chấn hưng Phật giáo như thế nào. Ngày nay một ngàn năm Văn hiến của Thủ đô Thăng Long sắp kết thúc. Một ngàn năm tiếp theo của Thủ đô sẽ bắt đầu mở ra với những hoài bão và khí thế còn vô cùng to lớn. Phải chăng chúng ta lại đang chứng kiến một thời phục hưng mới cũng tương tự hoặc lớn hơn nữa so với thời phục hưng đời Lý? Phải chăng đã bắt đầu, một cuộc phục hưng mới của dân tộc trong đó có sự đóng góp lớn của Phật giáo Việt Nam và Nghệ thuật Việt Nam. Đệ tử và nghệ sĩ trong Phật giáo Việt Nam ngày nay có làm được những việc mà Phật giáo thời xưa đã làm không? Tổ quốc và nhân dân Việt Nam tin tưởng và mong chờ ở các vị.

 

Cập nhật ( 14/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

DI SẢN VĂN HÓA CỦA KORYEO (Thích Vân Phong)

NHÂN MÙA BÁO HIẾU NÓI VỀ Ý NGHĨA VU LAN (Thích Nữ Diệu Nghĩa)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 4
  • 533
  • 3.119
  • 188.971

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học