* Văn hóa Phật giáo Việt Hai ngàn năm tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Về Văn hóa vật thể thì với hệ thống chùa, tháp, tượng Phật, trên khắp mọi miền của đất nước từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược đâu đâu thỉnh thoảng cũng có bóng dáng những ngôi chùa rêu phong cổ kính với mái ngói cong uốn lượng và những vườn tháp theo mô típ riêng của Phật giáo ẩn hiện sau những rặng cây xanh gợi lên một kiểu kiến trúc điển hình của Phương Đông thật là Phật giáo, đó là những sản phẩm sáng tạo của nhân dân ta. Vào chùa chúng ta ta thấy những kiến trúc của mỗi ngôi chùa mang những nét riêng của mỗi vùng miền đất nước. Ngôi chùa ơ miền Bắc có đặc điểm riêng về kiến trúc khác với các ngôi chùa của miền Trung và miền Nam, điều này đã tạo nên nét phong phú, đặc thù cho nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó chúng ta cũng được thấy các pho tượng Phật, Bồ tát, La hán có giá trị về tâm linh đã được những nghệ nhân thổi hồn vào tượng qua giáo lý Từ bi Hỷ xả của đạo Phật, không chỉ về mặt tâm linh mà cả về mặt nghệ thuật điêu khắc làm cho những pho tượng thật sinh động, đẹp đẽ và linh thiêng. Về lĩnh vực Văn hóa phi vật thể, Phật giáo cũng có những đóng góp rất lớn cho nền Văn hóa nước nhà. Hệ thống triết lý cao siêu của Phật giáo được dân gian hóa thành nững biểu tượng chuẩn mực về đạo đức, Văn hóa hết sức gần gũi và thân thuộc với con người Việt Phật giáo cũng là nơi di ngưỡng, bảo lưu các giá trị Văn hóa tâm linh của người Việt. Đối với đa số người dân Việt, chùa Phật là không gian thiêng để con người gửi gắm niềm tin, niềm tin của sự linh thiêng nhân quả của đạo Phật, tin vào sự hiền ở hiền gặp lành, tin vào Đức Phật từ bi cứu khổ. Một số người từ nhỏ đã được ông bà cha mẹ “gửi bán”v ào chùa mong được sự che chở và hưởng phúc của Phật, cũng như một số người khi chết cũng muốn được một nhà sư tiễn đưa về cõi Phật cho được siêu sinh. Chùa cũng là không gian thiêng mang lại cho con người sự cân bằng tỉnh lặng về tâm rí sau những ngày làm việc căng thẳng và sự náo nhiệt, mệt mỏi của cuộc sống. Không ít những ngôi chùa có gian thờ và bia đá khắc ghi tên tuổi những người có công đức với chùa và những người có công với dân với nước để người sau được biết để nhớ ơn. Điều đó chứng tỏ rằng Văn hóa Phật giáo đã, đang và sẽ còn được dung nạp, di dưỡng và bảo tồn trong nền Văn hóa dân tộc. Lễ hội của Phật giáo cũng góp một phần không nhỏ vào giá trị Văn hóa phi vật thể vào đời sống xã hội Việt 2. Nghệ thuật Phật giáo đóng góp cho đời sống xã hội 2.1 Về nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Khi nói đến kiến trúc Phật giáo là nói đến kiến trúc chùa, tháp. Từ ngoài vào là tòa Tam quan với 3 cửa biểu thị 3 cách nhìn mầu nhiệm của nhà Phật về thế gian (không, vô tướng, vô tác). Qua Tam quan là vào Tam Bảo với 3 tòa Tiền đường (bái đường), Thiêu hương và Thượng điện phần lớn gắn với nhau 2.2 Về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo tiêu biểu có tượng Bồ tát Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, tiêu biểu được thờ ở chùa Bút Tháp, tượng Phật A Di Đà thờ ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tượng 18 vị La Hán thờ ở chùa Tây Phương (Hà Nội). Đó là những biểu tượng điêu khắc Phật giáo mang nặng tính triết lý đạo Phật đi đôi với tính cách con người Việt và được người Việt tôn thờ kính mến như nhà thơ Huy Cận đã mô tả và ca ngợi trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của ông. Vào chùa Việt 2.3 Về nghệ thuật biểu diễn của Phật giáo Sự tích “Từ Đạo Hạnh với Đại Điên” mà có chùa Láng, chùa Thầy (Hà Nội) vài ba năm tổ chức một lần vào đầu tháng 3 âm lịch để dân làng diễn tả sự tích của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong lễ hội người ta hát lối kể hạnh (Hạnh tích của Thiền sư). Lối kể hạnh này có từ thế kỷ 13, lối văn kể hạnh này rất thịnh hành và được lưu truyền cho đế gần đây. Người ta còn biểu diễn múa trên nước. Như vậy có lẽ nghệ thuật múa rối nước của Việt 2.4 Trong các buổi lễ Phật giáo có các bài “Tán Phật” (ca ngợp Phật, Bồ tát) thì người Việt Nam đã “phổ nhạc” và đọc giọng “Canh” để tán tụng và hòa vào với âm nhạc qua nhạc cụ là trống, phách, thanh la, nạo bạt… Là những nhạc cụ đồ gõ và đồ dây, làm cho buổi lễ sôi động, vui vẻ hòa nhập với bản sắc Văn hóa Việt 2.5 Nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật Phật giáo Trong các nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật Phật giáo ở Việt Nam có Nguyễn Minh Không (Thiền sư Không lộ) là người Việt Nam sang nhà Tống (Trung Quốc) xin đồng về để đúc đồ Tự khí (đồ thờ) là chuông, tượng và đỉnh. Tục truyền là Không Lộ đã có công trong sự tạo thành 4 tác phẩm nghệ thuật lớn đời Lý gọi là (An Nam Tứ đại khí) (Tháp chùa Báo Thiên, tượng Phật A Di Đà chùa Quỳnh Lâm, đỉnh (vạc) chùa Phổ Minh và chuông chùa Phổ Lại. Trong thời Lý còn có Thiền sư Từ Đạo Hạnh là thủy Tổ của nghệ thuật múa rối nước Việt Phật giáo là một tôn giáo lớn có ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống xã hội Việt |
Cập nhật ( 15/10/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com