Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 21, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Nghệ thuật kiến trúc thời Asoka

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Nghệ thuật kiến trúc thời Asoka

* Ngô Bửu Đạt

Theo sử liệu văn bản Pali và Sanskrit thì Đại đế Asoka cho kiến tạo tám vạn bốn ngàn (84.000) ngôi tháp trong toàn quốc Bản đại tông (Mahavamsa) có ghi rằng, Đại đế Asoka bạch hỏi Tôn giả Moggaliputtatissa về số lượng của pháp môn.

Tôn giả cho biết, pháp môn gồm có 84.000.  Đại đế phát khởi tín tâm cho kiến tạo 84.000 ngôi tháp cúng dường.  Kinh phí 96 tỉ.  Đồng thời phân phối Xá lợi tôn thờ tại những ngôi tháp ấy.  Riêng tại thủ phủ Hoa thị (Pataliputra), Đại đế cho kiến tạo ngôi đại tự Asoka (Asokarama) mà nghệ thuật điêu khắc tinh xảo kỳ tuyệt.  Một đại lễ lạc thành được tổ chức vô cùng trọng thể, phấn khởi suốt bảy ngày.

 

Bộ Asokavadana thì ghi rằng, Đại đế Asoka cho mở hộp đựng Xá lợi mà Đức vua Ajatasattu (A xà thế) tôn trí trong một ngôi đại tháp nằm về hướng đông Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvanavihara) và phân phối tôn thờ nơi 84.000 ngôi tháp toàn cõi diêm phù.  Sự kiện này khả tín.  Vì cho đến thế kỷ đương đại, và sau khi Phật giáo bị các tôn giáo thù nghịch tiêu diệt, bách hại vẫn còn tồn tại không ít những ngôi bảo tháp rải rác khắp đó đây trên toàn lãnh thổ Ấn.  Các nhà chiêm bái Trung Hoa Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều có ghi chép những sử kiện này, nhất là ngài Huyền Trang nhà đại chiêm bái Trung Hoa, trong cuộc hành hương, thỉnh kinh trong thế kỷ thứ 11 có ghi rõ ràng chính xác những địa danh từ Takkasila Bắc Ấn chạy dài đến Malakuta cực Nam đều có những ngôi tháp do Đại đế Asoka kiến tạo vẫn còn hiện hữu.

Về vật liệu kiến thiết thì hầu hết các ngôi tháp đều xây bằng gạch nung hoặc bằng đá.  Hình thức như bình bát úp.  Chu vi quanh tháp đều có đường đi nhiễu.  Nền tháp vuông vức như hình bồ đoàn.  Mỗi ngôi tháp đều có tường bao bọc xung quanh và trên vách đều có khắc hình tích chuyện bổn sanh hoặc mười tích chuyện đại bổn sanh tiêu biểu cho mười hạnh Ba la mật.  nghệ thuật điêu khắc triều đại Đại đế Asoka quả thật kỳ đặc, tuyệt mỹ.  Có một hình thức điêu khắc mà trong câu chuyện không có nhân vật chính yếu mà chỉ có thể hiểu ngầm, chẳng hạn như:

Ảnh đản sanh được điêu khắc với tôn tượng đức Mahamada Hoàng hậu trong tư thế đứng với tay níu nhành vô ưu, không có hình Thái tử sơ sanh.

Ảnh xuất gia được điêu khắc với hình tuấn mã Kiền trắc và Sa nặc mà không có hình Bồ Tát.

Ảnh thành đạo được điêu khắc tượng trưng Bồ đề đại thọ, dước gốc có Kinh cương tòa, không có ảnh Đức Phật.

Ảnh chuyển pháp luân được điêu khắc tượng trưng bằng Pháp luân xa, có hình những con nai quỳ mọp xung quanh.  Tây Tạng thường dùng hình Pháp luân xa làm hoa văn trong các công trình kiến thiết đại hùng bảo điện, cũng như Trung Hoa rất chuộng hình lưỡng long tranh châu vậy.

Hình Phật niết bàn được điêu khắc biểu trưng bằng thiền sàng giữa tàng song long thọ, không có hình ảnh báo thân.

Sở dĩ nghệ thuật điêu khắc triều đại Asoka có khuynh hướng đặc dị như vậy là vì dân tộc Aryan thời trung cổ chủ trương không sử dụng hình ảnh để tôn thờ.  Mãi về sau, khi có hoàn cảnh tiếp cận với nền văn minh Ai cập (Greek) dân Aryan mới thực sự chuyển hướng. 

Trụ đá và Bia ký 

Vốn tinh tín đối với chánh pháp và quan niệm khế hợp lý tình rằng, người nghiêm hành chánh pháp sẽ hưởng vô lượng phúc lạc, nhân dân tu tập chánh đạo sẽ khiến đất nước thịnh hưng, toàn dân cường phú.  Chính nhờ sự liên đới hỗ tương giữa thế quyền và giáo quyền khiến đời sống vật chất ổn định, đời sống tinh thần thăng hoa, triều đình luôn quan tâm áp dụng văn hóa chỉ đạo, tiêu biểu cho ý nguyện toàn dân, không lệ thuộc ý kiến chủ quan của hoàng gia.  Nên dân chúng Bharata sống hết sứ thanh bình, ấm no và hạnh phúc.

Đại đế quyết tâm áp dụng chánh pháp vào đời sống nhân dân.  Ngài tin rằng: tất cả thành công, thắng lợi và phúc lạc do chánh pháp mang đến là thắng duyên hội tụ bất biến.  Từ thế hệ này sang thế hệ khác vì không có cuộc thắng trận nào vẻ vang bằng cuộc thắng trận của chánh pháp.  Kinh nghiệm bản thân Đại đế trước và sau khi quy ngưỡng thực hành chánh pháp đã hoán chuyển tính độc tài, bất khoan thứ trở nên minh đạo, nhân từ tuyệt hảo.  Nhờ kinh qua thành quả nghiêm trì chánh pháp đạt thành tích vĩ đại trong công trình giữ nước an dân, một khuôn thước minh đạo không riêng cho Bharata mà chung cho thành phần lãnh đạo quốc gia khắp thế giới.

Một kỳ công lưu tích lịch sử mà Đại đế Asoka đã cống hiến cho Phật pháp trong triều đại Moriya của Ngài thật vô cùng vĩ đại, vượt thời gian, không gian, một công trình vô ngôn, một kho tàng Phật sử chính thống, một nền văn hiến minh đạo khai phóng đã được các nhà khảo cổ nhất là ông Cunningham – một nhà khảo cổ Anh quốc – đã khai quật và tìm thấy tất cả trụ đá, bia ký mà Đại đế cho khắc ghi những sự kiện vô cùng quan trọng liên quan đời sống thị hiện giáng trần, thị ngộ liễu chứng, thị chuyển pháp luân ,thị tịch niết bàn và những di tích lịch sử liên quan công trình vân du hóa đạo mà các cơ sở công ích như Kỳ viên tự (Jetavanavihara), Trúc lân tự (Veluvanavihara), Đông phượng tự (Dubbarama) v.v… Tóm lại, nếu không có bàn tay, con tim và khối óc của một minh quân hiền triết, đạo đức và nhân bản như đại đế Asoka thì ngày nay Phật tử năm châu cũng chưa thấy được ánh sáng văn minh, khoa học.

Trong nền văn học Phật giáo và lẽ dĩ nhiên gia tài của lẽ sống là từ bi và sự nghiệp tâm linh là trí tuệ mà Đức Phật đã trao truyền tuy gián tiếp nhưng Đại đếAsoka vẫn đầy đủ tư cách và xứng đáng với danh nghĩa thừa tự.  Những công trình lưu bố mang tính lịch sử trọng đại mà Đại đế Asoka nghiêm túc thực hiện.  Trước tiên, Đại đế hạ quyết tâm trì hành thập pháp vương đạo gồm có:

1. Dana (Thí): nơi bốn cửa thành, Đại đế đều cho thiết lập phước xá bố thí thực phẩm cho người nghèo.

2. Sila (Giới) – tự thúc liễm thân khẩu, không sát hại, không bóc lột, không tà dục hạnh, không làm sai nói quấy, không say sưa rượu men rượu nấu.

3. Paricago – hy sinh tự lợi cho công ích, sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân, danh tiếng kể cả sinh mạng cho nhân dân.

4. Ajjava – thành thật và liêm chính.

5. Maddava – uy nghiêm và từ ái.

6. Tapa – gương mẫu tức sống đơn giản, không xa hoa, trụy lạc.

7. Akodha – không nóng giận, không để sân hận chi phối, không hiềm khích tư thù.

8. Avihimsa – bất hại, không gây tổn thương, không có hại tư duy, luôn chủ trương hòa bình, chận đứng chiến tranh.  Và những bạo động phá hoại sự sống.

9. Khanti (kham nhẫn) tức can dũng chịu đựng mọi chướng duyên, nghịch cảnh kể cả những lời chỉ trích thô bạo, phạm thượng mà không mất bình tĩnh.

10. Avirodhana – an nhiên hành xã tức không chống lại ý dân, tuyệt đối đặt quyền lợi nhân dân lên hàng đầu, không mâu thuẫn trong hành động và quyết định.

Soạn giả xin phép ghi lại bài kinh Kutadanda trường bộ III, Thế tôn giải thích các hình phạt không hữu hiệu, không lợi ích và không thành công bằng sự cải thiện kinh tế.  Để cải thiện kinh tế, Thế tôn dạy:

1.Cung cấp các thứ hạt giống và phương tiện canh tác cho nhà nông.

2.Cung cấp vốn cho những người kinh doanh, đầu tư, trả lương thích đáng cho công nhân.

3.Đại bố thí cho nhân dân thay cho các lễ tế đàn.  Khi mà dân chúng thu hoạch đủ lợi tức, sẽ vừa lòng, sẽ không sợ hãi, lo lắng và kết quả sẽ là xứ sở được thanh bình, dân chúng được phú cường thịnh vượng.

Nhờ nghiêm hành thập pháp vương đạo mà Đại đế đã xây dựng tiểu lục địaBharata không còn hiện tượng tội ác trong xã hội.  Đối với bản thân, Đại đế đem thân làm gương và làm chứng.  Nhờ tiêu biểu minh đạo, Đại đế đã thể hiện tư cách Phật tử thuần thành hộ trì chánh pháp bằng công trình di lưu Phật sử và Phật pháp mà thời gian, không gian đã là dấu ấn.  Sau đây là những cống hiến đặc trưng truyền kỷ:

Trong một bia ký, Đại đế có ghi sắc chỉ: Đại đế Thiên ái (tức Asoka) luôn thương yêu, không hãm hại mọi loài chúng sinh, thúc liễm tự thân, bình đẳng và hòa ái, đã quán chiếu xuyên suốt: chỉ cuộc thắng trận chánh pháp là vĩ đại nhất và thiên thu bất hoại mà bản thân Đại đế là người thừa tự.  Sự thành tựu trong công trình chiến thắng này đã ảnh hưởng rộng xa đến các lân bang tiếp cận tiểu lục địa Bharata khoảng 600 do tuần như quốc vương Antiyoga thuộc cộng hòa Yonaka tức Đức vua Anti August đệ II nước cộng hòa Syria, vương quốc bốn vị vua; Đức vua Turayama, tức vua Patoleme nước Egypt, Đức vua Antikena tức vua Antikone nước Macedonia, Đức vua Alikasundara tức Alexander nước Epirs, Đức vua Magha tức tiểu vương Magast trị vì tiểu quốc nằm về hướng đông nước Egypt.

Về hướng Tây vương quốc Magadha (Ma kiệt đà), các sắc dân sau đây cũng nằm dưới quyền thống trị của Đại đế Asoka, đó là sắc dân Pandyas, Satyaputras,Keralaputra, Srilanka, Yavana, Kamboja, Nabhaka, Nabhapanti, và một số tiểu quốc cha truyền con nối, như nước Andhara, Parinda.  Các vương quốc, tiểu vương quốc và các sắc dân nói trên đều y theo sắc chỉ phụng hành nghiêm túc.  Ngay như một số các quốc gia tiếp cận mà sứ giả Đại đế chưa đến kết giao cũng hưởng ứng phụng hành chỉ dụ.

Những công trình có kết quả lớn như vừa ghi nhận, đối với Đại đế chỉ mang tính cục bộ.  Cái thành tựu trên bình diện quy mô Đại đế nhắm đến là làm thế nào các con, cháu, chắt của ngài nhận biết rõ ràng xuyên suốt cuộc thắng trận mà ngài gặt hái được không phải bằng xâm lăng, chiến tranh, núi xương, sông máu mà chính là bằng chánh pháp.  Đối với Đại đế Asoka thì câu: Cuộc chiến thắng của chánh pháp là vẻ vang.  Thật sự đúng một ngàn phần ngàn.  Vì từ ngày Đại đế xua quân chinh phạt các quốc gia lân cận, lớn nhỏ, mạnh yếu, tất cả đều thất thủ trước đạo quân bách chiến bách thắng của Asoka.  Tóm lại, từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, thế mà sau khi san bằng Kalinga, và trong tiếng hoan hô như long trời lở đất thì Đại đế lần đầu tiên trong cuộc đời bỗng cảm thấy trái tim đau buốt cơ hồ như muốn vỡ tung lồng ngực và tự nguyện sẽ không bao giờ xâm lăng bất cứ quốc gia nào bằng quân sự.

Về chủ nghĩa hòa bình tuyệt đối của chính quyền triều đại Asoka, chúng ta tiếp tục xem xét một số chỉ dụ trên bia ký, trụ đá để thấy chính thể đương kim hoạt động như thế nào.

Chiếu thạch dụ thứ mười ba, sau khi mô tả công cuộc bình định xứ Kalingavà những đau khổ mà Đại đế chứng kiến lúc bấy giờ, có viết tiếp rằng: nhưng có điều là tôi, đứa con cưng của thần thánh, thấy còn đáng buồn hơn, trong khi tất cả nhân sinh nào là giáo sĩ Bà la môn, tu sĩ khổ hạnh và các đạo sĩ tông phái khác, các gia nhân, người thường ngoan ngoãn tuân theo các ông chủ, các bậc cha mẹ, phụ huynh, thường đối xử bạn bè, người quen, chiến hữu, họ hàng, nô lệ và đầy tớ sự kính trọng và vững tin vào tín ngưỡng của mình – tất cả đều phải chịu đựng bạo lực, giết chóc và ly biệt với người thân của mình.

Chúng ta chẳng phải ngạc nhiên khi các nhà cổ học phương tây phải suốt lời tán thán những nỗ lực của vua A dục trong việc thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình.  Những năm cuối thế kỷ hai mươi, nhân loại mới bắt đầu thử nghiệm một cơ chế nào đó để bảo đảm các nước cùng cọng trú trong hòa bình, mặc dù các cường quốc vẫn tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự to lớn và đàm phán tay đôi theo tinh thần bí mật và nghi ngờ lẫn nhau.  Trái lại, vua A dục đã kêu gọi cho chủ nghĩa hòa bình tuyệt đối dựa trên tư tưởng Phật giáo, đơn phương tuyên bố từ bỏ chiến tranh, một hành động cực kỳ khó khăn nhất là đối với các nước lớn.

Theo sử liệu, sau khi xác định chính sách cai trị đất nước bằng đạo pháp, vuaA dục đã cắt giảm các lực lượng vũ trang và chỉ dùng quân đội vào các dịp diễn hành trong các lễ hội long trọng.  Các bản ghi đều cho thấy nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội không còn bị động viên thực hiện nghĩa vụ quân sự.  Chính sách của vua A dục, thậm chí thể hiện khi làm việc với các bộ tộc cường khấu ương ngạnh ở miền biên cương, và đối đãi với người dưới như con đẻ của mình.  Tinh thần đó được bộc lộ rất rõ trong một chiếu dụ do vua ban cho các quan chức đi trấn giữ nước mới chiếm được là Kalinga.  Chiếu dụ có những đoạn như sau:Như ta hằng mong, mọi người đều là con của ta, mọi điều hạnh phúc và tốt đẹp trên thế giới hiện nay và mai sau đều cho con cháu của ta; ta cũng mong muốn như vậy cho mọi người.  Nhưng ta tin rằng, trong số dân sống dọc miền biên giới khác nhau, hãy còn chưa quy phục ta, còn có những kẻ tự hỏi mình: Đức vua muốn gì với chúng ta.  Vậy ta truyền cho các người biết, điều duy nhất ta mong muốn với dân chúng ở miền biên cương là: Dân chúng miền biên cương không còn phải sợ ta nữa.  Ta muốn họ tin ta, muốn họ nhận những an ủi từ tay ta và không phải nhận những đau khổ từ tay ta.  Các người phải làm cho họ hiểu điều này nữa: Đức vua sẽ làm tất cả những gì có thể vì lợi ích của họ và nếu họ tuân theo lời dạy của ta, thực hành đạo pháp, chắc chắn họ sẽ được giàu sang và hạnh phúc ở thế giới này và kiếp sau.

Câu nói: “Mọi ngưòi đều là con của ta” đã gây ấn tượng đặc biệt, một diễn đạt sinh động của giáo lý đạo Phật về sự bình đẳng của mọi người, không phân biệt bốn đẳng cấp truyền thống của xã hội Ấn Đô.  Đạo Phật còn dạy rằng, mỗi người đều có duyên nợ với mọi chúng sinh và vua A dục cũng đã nhận ra những nghĩa vụ như vậy đối với mọi chúng sinh, không chỉ riêng trong vương quốc của ông mà còn trên thế giới.  Thử hỏi đã có bao nhiêu ông vua như vậy xuất hiện trên thế gian này?

Quyết tâm của vua Asoka dùng những diệu pháp chính nghĩa, đạo đức để trị vì được biểu lộ rất rõ trên thạch dụ thứ sáu, trong đó có đoạn trích như sau: Đã từ lâu, trong quá khứ, không vị vua chúa nào muốn giải quyết việc nước hay nghe những lời oan ức bất kể giờ nào trong ngày.  Nhưng nay ta ban lệnh sau: Các quan lại có các sớ tâu liên quan đến việc dân, việc nước sẽ được phép trình dâng bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu, dù là ta đang ngự bữa ăn, nhập thâm cung, ở thư phòng, xem chuồng thú, trên ngự xa, hay vãn vườn cảnh.  Nếu họ làm được như vậy, ta sẽ quyết định công việc liên quan tới chúng dân, bất kể lúc đó ta đang ở đâu.  Bất cứ lúc nào có sự tranh cãi trong hội đồng hay một đề nghị soi xét phần thưởng về bổng lộc hay gia ân ta đã ban, hay lệnh hịch liên quan tới những chiếu dụ ta đã ban hành hay liên quan tới việc giải quyết những vấn đề hệ trọng đã được giao phó cho các đại thần, các khanh phải trình bẩm lại cho ta ngay lập tức, bất kể ta đang ở đâu hay lúc nào.

Rõ ràng, theo chỉ dụ này, vua Asoka đã nhận thức được ý nghĩa lịch sử gắn liền với phương pháp trực tiếp chăm lo công việc lãnh đạo của mình.  Quả thật ông tự xưng là vị vua đầu tiên trong lịch sử không dùng vũ lực để cai trị đất nước mà bằng sức mạnh của đạo pháp.  Theo sử liệu, có liệt kê đại ý một loạt các chiến dụ của vua Asoka như sau:

Chiếu thứ nhất: cấm sát sinh để tế lễ.

Chiếu thứ hai: xây dựng hai loại bệnh viện cho người và cho súc vật; trồng dược thảo, trồng cây ven đường lớn và đào giếng.

Chiếu thứ ba: sắc lệnh liên quan tới việc đi thanh tra các tỉnh 5 năm một lần.

Chiếu thứ tư: mô tả những biện pháp để truyền báo giáo lý đạo Phật.

Chiếu thứ năm: đặt các chức “đạo pháp quan” để thực hiện các chính sách mới.

Chiếu thứ sáu: sắc lệnh liên quan đến việc nhanh các sớ tâu và giải quyết ngay các công việc quốc gia.

Chiếu thứ bảy: mong muốn tất cả các giáo phái có thể cùng chung sống; kêu gọi đề cao tấm lòng trong sạch.

Chiếu thứ tám: bãi bỏ các chuyến vui chơi dã ngoại mà các vua chúa đời xưa ưa chuộng, bắt đầu các chuyến du đạo.

Chiếu thứ chín: những bản nguyện về đạo pháp và giải thích ý nghĩa của chúng.

Chiếu thứ mười: giải thích về danh tiếng và vinh quang đạt được bởi sự tuân thủ thực hành tu niệm đạo pháp.

Chiếu thứ mười một: diễn giải việc bố thí, truyền bá đạo pháp; thân thiện, hữu hảo trong tinh thần đạo pháp, chia sẻ công đức dưới ánh sáng đạo pháp, kết duyên với Phật pháp là những dạng bố thí cao nhất.

Chiếu thứ mười hai: kêu gọi sự khoan dung lẫn nhau giữa các phe phái tôn giáo, tuyên bố rằng, sự nâng niu các tinh hoa của mỗi tôn phái là tặng phẫm và lòng kính trọng cao nhất, chỉ định các “đạo pháp quan”, các đại quan về phụ nữ, tổng trưởng khu bảo tồn thú.

Chiếu thứ mười ba: mô tả những cảnh khủng khiếp trong cuộc xâm chiếmKalinga, những lời biểu hiện sự sám hối, lòng kính trọng đạo pháp và lòng quyết tâm truyền bá đạo; chiếu thắng bằng đạo pháp được tuyên bố là chiến thắng hiển hách nhất; các sứ giả được gởi tới các quốc gia láng giềng, năm vị vua Hy Lạp được nhắc tên.

Chiếu thứ mười bốn: những lời kết luận các bản khắc của chiếu chỉ được dựng ở nhiều địa điểm khác nhau trong đế quốc, có ba dạng: vắn tắt, chi tiết và rất chi tiết, phụ thuộc và địa điểm.

Ở thời đại đó, khi chưa có những phương tiện thông tin hiện đại như ngày nay thì đó là phương pháp để chính quyền công bố các mục đích và chính sách của mình bằng cách khắc tên chúng lên vách đá hay các cột to.  Mặc dù được viết cách đây hai ngàn năm nhưng những lời của vua Asoka như còn thúc giục, nhắc nhở người đời nay, đáng tiếc biết bao khi còn quá nhiều các lãnh tụ chính trị thế giới đời nay không có tầm cỡ của vị quân vương vĩ đại thời cổ đại ấy.
Trong năm thứ mười một triều đại Asoka, một loạt sắc lệnh được ban bố mà ai cũng nhận là những sáng kiến kỳ tuyệt chưa chính quyền nào nghĩ ra.  Ngài cho đục khắc lên núi đá, cột trụ các sắc lệnh viết theo thổ ngữ từng miền, bất kỳ người Ấn nào biết chữ cũng có thể đọc được.  Nhiều sắc lệnh khắc trên núi đá ở nhiều nơi tại Ấn Độ, ngày nay mười cây cột lớn còn đứng vững và có thể định được vị trí của hai chục cây cột khác.

Những sắc lệnh đó tỏ rằng nhà vua đã hoàn toàn tin lời dạy của đạo Phật và áp dụng nó vào việc trị nước.  Những sắc lệnh rõ ràng chịu ảnh hưởng Phật giáo, nhưng không có khuynh hướng tôn giáo.  Không có đoạn nào trong sắc lệnh bảo dân phải thờ phụng một vị thần nào; ngay đến Phật, cũng không bắt buộc dân phải thờ.

Sắc lệnh ở Saranath bảo phải giữ sự hòa thuận trong các đền chùa, Tăng hội và kẻ nào đề xướng sự ly giáo sẽ bị trị tội.  Nhiều sắc lệnh khác bảo phải khoan dung về phương diện tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng, phải bố thí cho các tu sĩ Bà la môn cũng như các Tăng đồ, không được mạt sát tín ngưỡng của người khác.

Sắc lệnh số muời hai (XII) ghi khắc như sau: Hoàng thượng chí từ chí linh chào hết thảy thần dân trong mọi giáo phái, dù là hạng tu hành khổ hạnh hay hạng tu tại gia.  Hoàng thượng không cho những tặng vật và những chào hỏi bề ngoài là quan trọng bằng cái bản chất chủ yếu của giáo phái.  Cái chủ yếu đó có thể tiến bộ theo nhiều hình thức, nhưng điều căn bản là phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, không nên vô cớ đề cao giáo phái của mình, chê bai giáo phái của người.  Muốn chê bai thì phải có lý do vững vàng vì tất cả các giáo phái đều có một khía cạnh nào đó đáng cho ta kính trọng.  Nếu giữ được như vậy thì vừa làm cho giáo phái của mình phấn khởi, vừa giúp được các giáo phái khác, còn trái lại là làm hại giáo phái mình và các giáo phái khác.  Sự hòa thuận là điều đáng tán thưởng.

Cái bản chất chủ yếu đó đã được định nghĩa rõ hơn trong sắc lệnh trên cột thứ nhì (II): Đạo sung kính là điều rất tốt.  Nhưng thế nào là sung kính?  Sùng kính là ít nghịch đạo, làm nhiều điều thiện, từ bi, khoan dung, thành thực và trong sạch.  Chẳng hạn Asoka ra lệnh cho các quan phải thương dân như con, dịu dàng kiên nhẫn với họ, không có lý do chắc chắn thì không được bắt giam, tra khảo họ.  Ông còn ấn định cứ đều đều đúng kỳ hạn phải đọc những chỉ thị đó trước công chúng cho mọi người biết.  Asoka như mọi nhà cải cách chân chính, rất tin rằng những lời của mình khắc trên đá rất hiệu nghiệm.

Trong sắch lệnh số bốn (IV) khắc trên đá, ông cho biết rằng ông đã đạt được kết quả kỳ diệu và đoạn trần thuật dưới đây cho ta hiểu thêm giáo lý của ông:Bây giờ do sự sung đạo của Hoàng thượng từ chí linh, tiếng vang của đạo thay cho tiếng trống thúc quân… một việc từ lâu đã không xảy ra, là ngày nay nhờ những cố gắng của Hoàng thượng chí từ chí linh để truyền bá đạo, người ta nhận thấy số sinh vật bị hy sinh để tế thần mỗi ngày mỗi giảm, số loài vật bị giết cũng giảm, dân chúng kính trọng cha mẹ và các tu sĩ Bà la môn, người ta nghe lời cha mẹ và các bậc trưởng thượng.  Cho nên có thể nói rằng, về nhiều điểm, đạo đã được tuyệt đại đa số tuân hành.  Hoàng thượng chí từ chí linh sẽ tích cực làm cho đạo được tuân hành mỗi ngày nhiều hơn nữa và con cháu của Hoàng thượng chí từ chí linh hãy cố gắng duy trì, phát triển nếp sống đạo đức tốt đẹp này.

Asoka hăng say làm việc đúng như chánh pháp, tự xưng là Đại hộ pháp.  Theo trữ liệu, ông cho xây cất 84.000 ngôi tháp và dựng khắp nơi trong nước, nhiều dưỡng đường cho loài người là loài vật.  Ngài phái các cao Tăng đi truyền bá đạo pháp ở khắp Ấn Đô, Tích Lan, Syrie, Ai Cập, Hy Lạp, Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản, v.v…

Các nguồn tư liệu cho biết, có khoảng sáu mươi ngàn (60.000) Tỳ kheo hành đạo ở Hoa thị (Pataliputra), kinh đô của vua.  Từ đó chúng tao có thể tin chắc rằng, Phật giáo đã bước vào giai đoạn cực kỳ hưng thịnh.

Sắc lệnh số tám (VIII) có đoạn: Sau mười năm đăng quang, Hoàng thượng thiên ái tuân lâm chiêm bái Buddhagaya (Bồ đề đạo tràng) nơi đức Thích tôn viên thành chánh giác.  Kể từ chuyến hành hương này, Asoka hạ quyết tâm du hành chiêm bái tất cả thánh tích khắp Ấn Độ và gọi những chuyến du hành như vậy là “cuộc hành hương chiêm bái”.  Những lần hành hương như vậy, Asoka thường dành thì giờ thăm viếng các vị tu sĩ, Sa môn, Bà la môn thuộc các tổ chức tôn giáo đương thời và ban nhiều loại nhu yếu phẩm tương đối thích hợp đời sống tu hành và một số khá lớn tịnh tài.  Đối với các vị trưởng lão đạo cao đức trọng Phật giáo, Asoka cúng dường tứ sự, truyền tu sửa các cơ sở quy mô như phước xá đa dụng và Tăng xá cơ ngơi biệt lập của chư vị Tỳ kheo.  Đối với quần chúng Asoka thường ân cần thăm hỏi gia đình và đời sống của họ, luôn tiện Đức vua khuyến tấn họ thực hành chánh pháp để được hạnh phúc cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong những dịp thuận lợi như vậy, Đức vua thường dành không khí ưu ái, thân thiện và sẵn sàng trả lời bất cứ điều gì mà người dân muốn biết cũng như giải quyết tại chỗ nếu có oan tình.  Quần chúng vô cùng tin tưởng, phấn khởi.  Họ có cảm tưởng như một hiền phụ lúc nào cũng quan tâm đời sống, vật chất và tinh thần của họ. 

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

1 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

1 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

1 tháng trước
0
Next Post

Những ông hoàng học vấn uyên thâm nhất Việt Nam

TẾ LỤC TỈNH SĨ DÂN TRẬN VONG

Bài viết xem nhiều

  • Phật tử lắng nghe thuyết giảng

    Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hò chèo ghe Bạc Liêu (ST)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

4 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 1.778
  • 3.288
  • 181.934

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học