NGHỆ THUẬT HÁT DÙKÊ CỦA NGƯỜI KHMER Ở SÓC TRĂNG * Th.S Trần Minh Thương Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam 1. Sóc Trăng, đất và người Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định. Lấy đất Đồng Nai (Nông Nại) làm huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp. Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định). Năm 1832, vua Minh Mạng chia Năm 1876, Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, Sóc Trăng vẫn trực thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 03 quận: Châu Thành, Kế Sách, Bang Long (nay là Long Phú). Đến kỳ họp lần thứ 10 (khóa VIII), Quốc hội Việt Nam quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4 năm 1992. Theo số liệu thống kê năm 2010, người Khmer ở Sóc Trăng có khoảng 380.752 người Khmer, chiếm 29% dân số của tỉnh. Là một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Phật giáo Nam tông chi phối cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng khá sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, đạo đức lối sống và chính trị. Bài viết này, từ khảo sát điền dã, chúng tôi tổng hợp lại nghệ thuật hát Dù-kê, một loại hình văn nghệ dân gian tồn tại với vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer. 2. Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Sóc Trăng Dù-kê là loại hình sân khấu dân gian của người Khmer miền Tây Các tác giả quyển Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, Nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang năm 1988, cho rằng: thủy tổ của nghệ thuật sân khấu Dù Kê là ông Kru Cô, một người Khmer ở Trà Vinh. Năm 1920, ông Kru Cô thành lập gánh hát Dù Kê lấy tên là “Nhật Nguyệt Quan,” vừa biểu diễn phục vụ, vừa truyền bá và đào tạo diễn viên cho bộ môn nghệ thuật mới mẻ này. Khi đi tìm hiểu thực tế, chúng tôi được nghe ông Lý Pích, nhà gần chùa Hiếu Từ, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh, kể lại: vào thập niên 20 của thế kỷ trước, tại chùa này có một chú tiểu tên là Kê, chú rất mê xem hát Quảng. Sau khi xem xong, chú thường rủ bạn bè đến sân sau của chùa để phân vai biểu diễn, trông vừa ngộ vừa vui. Dần dần, người Khmer và sau đó là cả người Việt rủ nhau đi coi hát Kê, lâu ngày biến âm thành Dù-kê. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, chiến tranh ác liệt, người dân ở nhiều vùng Khmer Đồng bằng Sông Cửu Long phải sơ tán lánh nạn. Trong đó, có một số nghệ sĩ Dù-kê đã chạy sang Campuchia thành lập đoàn biểu diễn, được người dân đất nước chùa Tháp đón nhận một cách trân trọng và đặt tên mới cho nghệ thuật sân khấu Dù-kê là “Lkhôn Ba Sắc” (kịch hát miền sông Hậu). Qua phỏng vấn Bà Kim Thị Suông (sinh năm 1940), nghệ nhân Dù kê đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, chúng tôi được biết Dù-kê là một loại hình sân khấu mà theo lưu truyền trong dân gian thì người sinh ra nghệ thuật này là ông Lý Cọn, một người Khmer ở xã An Ninh huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng ngày nay. Ông Cọn từng đi Tây học làm chủ sòng bạc rồi mở một đoàn hát ở Trà Vinh. Dù-kê có hát, múa, đọc thơ theo phong cách dân gian. Ngày xưa, khi đi diễn, đoàn Dù kê xin phép ông Tà trước rồi cúng Tổ khai diễn. Lễ vật khi đến xin phép ông Tà gồm: 01 trái dừa; 01 con gà luộc; 01 xị rượu. Cúng ông Tà xong thì cúng để diễn. Người ta bày lên bàn thờ những lễ vật cúng. Bàn thờ được chia làm hai phần bằng nhau. Bên trái thờ cho Tổ, bên phải thờ cho Phật. Lễ vật bên Tổ thì đồ mặn gồm: 01 con gà; 2 trái dừa 2 bên; Cốm nổ, bên trong có 3 trứng gà; Huyết gà tươi; Bay sei 1 cặp (7 tầng); 1 đầu heo; Thuốc hút và bên Phật cúng đồ ngọt như bánh, trái cây, chè,… Sau khi chuẩn bị xong lễ, mọi người tụ tập lại, hát bài Tổ và mời vị Acha đọc phép kinh. Hiện nay, những đoàn Dù kê đang hoạt động trong tỉnh Sóc Trăng vẫn duy trì lễ cúng Tổ. Tuy nhiên, lễ vật chỉ cần có con gà luộc và nhất thiết mỗi đêm diễn phải bỏ lên bàn thờ Tổ quả trứng tươi. Những diễn viên lần lượt thắp nhang khấn vái và được một vị trưởng đoàn xức lên người thứ dầu thơm. Dầu thơm này họ vẫn mua ở chợ bình thường nhưng đã được các vị thầy đọc bùa chú và làm phép. Việc xức dầu thơm cũng mang ý nghĩa truyền phép màu cho diễn viên diễn hay và không mệt mỏi, cho khán giả thích thú. Những nghi lễ trên là hiện thân của đạo Bàlamôn và đạo Phật mà người Khmer luôn có niềm tin sâu thẳm. Nó bao gồm những đặc điểm hành động về tôn giáo và sự tồn tại của đấng siêu nhiên, chúa trời, yêu quỷ, tổ sư… Các đoàn Dù-kê rất ưa lấy những trích đoạn từ truyện dân gian Reamker để diễn. Đây là một tác phẩm có giá trị và ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Khmer. Quá trình xuất hiện của Reamker – một phiên bản của sử thi Ramayana trên đất nước Campuchia như thế nào thì đến nay nguồn tài liệu còn lại không ghi rõ. Những giả thuyết chỉ cho biết có lẽ Ramayana đã vào khu vực này từ thời vương quốc Phù Ramayana đã trở thành Reamker của dân tộc Khmer. Vốn là một văn phẩm Bà la môn nay Reamker đã thành văn phẩm Phật giáo, với hình thức sử thi nhưng lại đầy chất tự sự văn vần. Reamker lại mang kết cấu và trục nhân vật như những truyện thơ truyền kỳ. Truyện Reamker ghi nhớ một thời kỳ rất quan trọng trong lịch sử xã hội và văn hóa Campuchia, thời kỳ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và xây dựng vương quyền Campuchia. Truyện dài, các đoàn hát trích rất nhiều đoạn khác nhau, ở đây, chúng tôi tạm thời tóm tắt thành 3 tuyến nhân vật chính: Tuyến Hoàng tử tiêu biểu cho cái thiện, tinh thần anh hùng, tài ba và lòng đức độ. Những nhân vật trong tuyến gồm hoàng tử, công chúa… hiện diện như cái đẹp, cái thiện tồn tại trong xã hội như lý tưởng mà con người mong muốn. Tuyến bên Chằn tiêu biểu cho cái ác, cái xấu xa tồn tại trong thiên nhiên và xã hội. Đó là những nhân vật yêu quỷ có nhiều pháp thuật, hung tợn, thường gây ra những nghịch cảnh cho người khác. Chiến tranh giữa tuyến Hoàng tử và tuyến Chằn thường tượng trưng cho những cuộc xung đột, đối đầu giữa cái Thiện và cái Ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Mấu chốt vấn đề truyện Reamker vẫn thể hiện ý chí và niềm tin tưởng của nhân dân vào sự tất thắng của lẽ phải. Chính nghĩa luôn thắng, còn những kẻ ác thì dù sớm hay muộn sẽ bị tiêu diệt. Tuyến Khỉ tiêu biểu cho lòng quả cảm và trung thành, sự thông minh và mưu lược. Nhân vật Khỉ vừa mang trong mình sự chính nghĩa nhưng cũng lắm mưu mô, sẵn sàng dùng thủ đoạn nếu cần thiết. Tuyến Khỉ là lực lượng trọng yếu, là cánh tay phải đắc lực trong cuộc chiến giữa Hoàng tử và Chằn. Nó là loại nhận vật trung gian giữa thiện và ác. Tùy theo “thầy tuồng” và tác giả của các đoàn, diễn viên sẽ được phân thành những vai để tập luyện, bà Suông còn cho chúng tôi biết thêm: Muốn biểu diễn sân khấu Dù-kê tốt không phải dễ, nó đòi hỏi người có kinh nghiệm trong nhóm phải xây dựng kế hoạch tập luyện rất chi tiết, cụ thể, để diễn trong một đêm phải tập khoảng nửa tháng diễn viên mới thuộc hết phần lời và điệu múa. Nhạc cụ trong đoàn Dùkê thường là dàn nhạc ngũ âm (cũng có khi không đủ), chủ yếu gọi theo tiếng Khmer. Dàn nhạc ngũ âm gồm có : 1. Rônek ek/ 2. Rônek Thung / 3. Rônek Đek/ 4. Kôông Vông Tôch / 5. Kôông Vông Thum/ 6. Samphô/ 7. Skô Thum/ 8. Srolay PưnPét / 9. Chhưng 3. Kết luận Hát Dù-kê trước hết là loại hình nghệ thuật mang chức năng giải trí. Từ những vở diễn, tư tưởng Phật giáo, tín ngưỡng dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc được bảo lưu và phát triển. Loại hình nghệ thuật này thường diễn ra ở sân chùa trong những ngày lễ, tết. Một lần nữa chứng tỏ vai trò của ngôi chùa có một vị trí rất quan trọng trong tâm thức người Khmer. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Minh Giang (chủ biên), Lịch sử vùng đất 2. Lê Hương, Người Việt gốc Miên, tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1969. 3. Huỳnh Lứa, Lịch sử khai phá vùng đất 4. Publications de la Societe des Etudes Indo-chinoises, Monographie de la province de Sóc Trăng, Imprimerie Commercial Ménard et Rey, 1904. 5. Châu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký (Lê Hương dịch), Nxb Kỷ Nguyên mới, Sài Gòn, 1973. 6. François Bizot, Reamke ou l’amour symbolique de Ram et Seta, Publié par L’E.F.E-O en 1989. |
Cập nhật ( 02/07/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com