ĐÔI NÉT VỀ NGHỀ IN TRONG CÁC CHÙA HÀ NỘI * Nguyễn Minh Ngọc-Nguyễn Mạnh Cường 1-vài nét về nghề in kinh sách trong các chùa. Phật giáo truyền bá vào Việt Mâu Tử cho ra đời tác phẩm Lý hoặc Luận, một cuốn sách về đạo Phật cổ nhất mà ta hiện có bằng chữ Hán. Khương Tăng Hội dịch thuật và sáng tác nhiều tác phẩm có gái trị như: Lục Độ Yếu Mục, Nê Hoàn Phạm Bối… Ngoài ra, còn chú giải các kinh như An Ban Thủ ý, Pháp Cảnh và Đạo Thọ. Hàng thế kỷ trôi qua tới tận ngày nay, các cơ sở tôn giáo đặc biệt những ngôi chùa vẫn là trung tâm in ấn quan trọng. Nghề in của nước ta có thể coi là sự ra đời từ công việc in kinh sách trong các ngôi chùa. Một số cơ sở in khắc nổi tiếng như chùa Xiển Pháp, chùa Liên Phái, chùa Linh Quang, chùa Hèo Nhai, đền ngọc Sơn… Theo “các tự kinh bản thiện thư lược sao thì chỉ một số chùa thuộc 4 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương và Bắc Ninh đã có tới 273 bộ sách được khắc in (1)”. Đạo Phật được dân chúng đón nhận một cách nồng hậu. Phật giáo từ dân gian bước vào cung điện. Trải qua bao thời gian, Phật giáo được coi là Quốc giáo. Biết bao ông vua là Phật tử – nổi tiếng nhất là Trần Nhân Tông – người lập ra một thiền phái mới – thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nhiều vị sư có công lao lớn trong cuộc xây dựng nước nhà như thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư khuông Việt… Khi Phật giáo còn thịnh thời, các thiền sư rất chú trọng việc khắc in kinh. Thiền sư Chuyết Chuyết (1590 – ? ), sau khi đến Việt Thiền sư Chân Nguyên cũng là người khởi xướng phong trào trùng khắc các tác phẩm Phật giáo thời Lý Trần. Bắt đầu từ cuốn Thánh Đăng Lục của ông, nhiều tác phẩm được khắc phục như: -Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục: Đây là cuốn sách được biên soạn bắt đầu từ đời Lý. Bàn in cổ nhất hiện còn là bản in năm 1715 của thiền sư như Trí lưu tại chùa Tiêu Sơn. -Kế Đăng Lục, tên đầy đủ là Ngự Chế thiền Uyển Thống Yếu Kế Đăng Lục do thiền sư Như Sơn chùa Hồng Phúc soạn, được khắc bản năm 1734 với sư bảo trợ của vua Lê Thần Tông. Năm 1907, sách này được trùng khắc tại chùa Nguyệt Quang ở Đông Khê. -Thượng Sĩ Ngữ Lục do Pháp Loa biên tập, Trần Nhân Tông hiệu đính và Trần Khắc Trung đề bạt, được Tuệ Nguyên chùa Long Động- Yên Tử trùng khắc năm 1763. Đến năm 1903 Thanh Cừ chùa Pháp Vũ in lại chung với sách Tam Tổ Thực Lục. -Khóa Hư Lục, do Trần Thái Tông soạn được Tuệ Hiền chùa Yên Tử khắc in vào khoảng giữa thế Kỷ XVIII, năm 1850 được trùng khắc ở chùa Quất Tụ, năm 1859 Phúc Điền chùa Bồ Sơn cho trùng khắc với cách thức biên tập khác, năm 1943, hội đồng Phật giáo Bắc kỳ in lại theo bản in chùa Quất Tụ. -Tam Tổ Thực Lục, không rõ người biên tập. Bản in cổ nhất hiện có là bản in năm 1765, chưa rõ ai thực hiện. Năm 1903, Thanh Cừ chùa Pháp Vũ in lại. -Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, do Hòa thượng Phúc Điền chùa Bồ Sơn thực hiện ấn hành năm 1859 gồm hai tập: tập 1: Thiền Uyển Tập Anh; Tập 2: gồm có Tam Tổ Thực Lục, Thiền Điển Thống Yếu Kế Đăng Lục và một số tài liệu khác gọi là Ngoại khoa tạp lục. Tóm lại, chính do truyền bá kinh sách nhà Phật mà nhiều chùa trở thành cơ sở in ấn cổ truyền của nước ta nói chung và của Hà Nội nói riêng. Từ một góc nhìn khác, nghề in khắc chế bản Việt 2-Danh mục các sách được in trong chùa Hà Nội. Một sự kiện quan trọng khác về công việc in ấn trong các chùa là bản Các tự kinh bản ngọc sơn thiện thư lược sao mục lục ký hiệu A 1116 thư viện Hán Nôm. Danh mục sách và kinh được in trong các chùa Hà Nội được chép lại trong bản này như sau: 2.1/ Phần sách. a- Linh Quang Tự: -Hội nguyên kinh, một quyển một trăm hai mươi trang giấy. -Yết ma chỉ nam, một bộ mười hai quyển đóng chung thành 4 quyển, Riêng quyển 6 thiếu trang 1,2,3,4. Tất cả bộ chỉ có 375 trang. – Yết ma huyền ty: một bộ 12 quyển đóng thành 3 quyển, thiếu quyển 7,8,9. Tất cả là 270 trang giấy. – Cảnh sách cú thích: quyển thượng, quyển hạ đóng thành một quyển, tổng cộng 82 trang giấy. – Địa Tạng: 3 quyển đóng chung thành một quyển 100 trang giấy – Dược sư: 7 quyển, 325 trang giấy. – Nhật tụng Di Đà, Văn tu Phổ môn: đóng chung thành 1 quyển 417 trang giấy. – Kim cương kinh 50 trang giấy – Tịnh Độ sám nguyện, 25 trang giấy – Tam Thiên Bách Diệp kinh: 180 trang giấy. b/ Liên Thái Tự. – Phật Tổ thống ký kinh: 20 quyển, đóng thành 10 quyển 1050 trang giấy. – Kim Quang Kinh: 10 quyển đóng thành 5 quyển, 450 trang giấy – Pháp Hoa Bách Diệp kinh: 7 quyển, 235 trang giấy – Thủy Sám diệp kinh: 3 quyển, 77 trang giấy – Di đà sám Bách Diệp kinh: 24 trang giấy c/ Hàm Châu Tự – Báo ân kinh 7 quyển đóng thành 4 quyển, 350 trang giấy d/ Hồng Phúc Tự – Thủy Lục kinh: 6 quyển, 450 trang giấy – Nhật tụng tam khóa: 107 trang giấy e/Kim Liên Tụ: – Phạm Võng lược sớ kinh: 8 quyển đóng thành 4 quyển, 265 trang giấy – Báo Ân Bách Diệp Kinh 7 quyển 167 trang giấy – Địa Tạng Bách Diệp kinh 3 quyển, 53 trang giấy – Ngũ Bách danh Dách Điệp kinh: 1 quyển, 30 trang giấy. f/ Tư Khánh Tự: – Tỳ Khưu giới kinh 125 trang giấy – Bồ tát giới kinh 75 trang giấy – Nhật tụng Thiền gia kinh 95 trang giấy g/ Linh Sóc Tự: – Lương Hoàng Bách Diệp kinh 7 quyển, 290 trang giấy h/ Khê Hồi Tự: – Ngũ bách kinh 55 trang giấy – Lưu Môn kinh, 10 quyển đóng thành 3 quyển, 275 trang giấy i/ Báo Quốc Tự. – Tam Kinh kinh 90 trang giấy k/ Đa Bảo Tự. – Sa di kinh 2 quyển đóng thành 1 quyển 100 trang giấy m/ Thịnh Liệt Tự. – Lục Đạo kinh 2 quyển, 210 trang giấy n/ Hoàng Mai Tự. – Lương Hoàng kinh 10 quyển đóng thành 5 quyển 375 trang giấy – Thủy Sám kinh 3 quyển, đóng thành 1 quyển, 120 trang giấy. q/ Kỷ Trung Tự. – Vô Lương Thọ Bách Diệp kinh 25 trang giấy 2.2- Phần kinh bản. a/ Tam Thánh Tự: – Nhân sinh tất độc thư trích yếu – Ngọc lịch sao truyền cảnh thế. – Thái dương kinh – Thái âm kinh – Văn Xương đế quân hiếu kinh chính văn – Công quá cách – Phản tính đồ – Kim cương nhân quả tượng chú – Giới sát phóng sinh – Quang ân thư – Lã tổ thư – Âm tất văn – Giải sám văn – Diên niên khoảng tựt đồ thuyết – Đại Bi Đà La Ni chú – Thật âm thu công quá cách – Bát Nhã Tâm kinh chú thích – Tây phương công cứ – Lưu hương. b/ Tú Yên Tự: – Sám nguyện kinh c/ Linh Sơn Tự: – Khâm Thiên kinh – Khải Đồng thuyết ước – Uyên giám lược uyên d/ Châu Long Tự: – Lục đạo tập e/ Kim Liên Tự( tại phường Nghi Tàm): – Phạm Võng lược sớ – Hoa Nghiêm cảm ứng kinh khởi truyền – Kim Cương kinh – Báo Ân kinh – Sám hối văn – Kim văn – Giám kiều khoa – Giám khoa thủ – Quan Âm kinh – Địa Tang kinh – Di Đà kinh sớ sao. – f/Hoáng Ân Tự (tai phường Quảng Bá): – A Hàm kinh – Kim Cương kinh thích giải lý – Diệu Pháp Liên Hoa kinh giải g/ Địa Linh Tự( Phường Tây Hồ): – Hiển Mật Liên Thông thành Phật tâm yếu tập – Vô lượng thọ kinh – Bồ đề yếu nghĩa – Xá vật – h/ Xiển Pháp Tự: – Tam Muội tạo tượng kinh – Lục Tổ đàn kinh – Kim Cương Bát Nhã Kinh – Kim Cương Kinh luận – Dược Sư – Mục Lục kinh – Hộ Đồng Tử kinh – Đại Bi xuất tướng – Ngũ bách danh kinh – Tam quy Ngũ giới kinh – Phổ Môn phẩm kinh – Nhân quả hồi dương – Di Đà nhân quả kinh diễn âm – Mục Liên kinh diễn âm – Ngũ Vương xuất gia kinh diễn âm – Bố thí công đức kinh diễn âm – Thập lục quán kinh diễn âm i/ Linh Quang Tự ( Bà Đá): – Tam Thiên Phật danh – Tịnh Độ hội nguyên – Cảnh Sắc – Nhật tụng – k/ Trấn Bắc Tự: – Đại Bát Niết bàn kinh – Tinh hậu phần m/ Liên Phái Tự ( Bạch Mai): – Pháp Hoa kinh – Thủy Sám kinh – Di Đà sám – Thiền Lâm Quy y – Phật Tổ thống kỷ – Kim Quang Minh kinh. n/ Hồng phúc tự (Hòe Nhai): – Thủy Lục chư khoa. q/Hàm Long Tự (phường Phục Cổ): – Đại Báo Phụ Mẫu Ân trọng kinh 1 quyển – Đại phuương tiện Phật báo ân kinh chú nghĩa 7 quyển p/ Hộ Quốc Tự: – Sa di sớ – Tứ Phần trọng thị – Trường A Hàm kinh. 3- Đi tìm một sự hỗn dung tôn giáo trong các bản in. – Theo thống kê của Mai Hồng và Nguyễn Hữu Mùi cả nước ta có 318 cơ sở in thì có tới 148 là cơ sở in của tôn giáo. Trong số 148 cơ sở này, chùa hiện chiếm con số 133 cơ sở. Số thống kê trên, khẳng định vai trò quan trọng của ngôi chùa đối với công việc in ấn- bản thân mỗi chùa là một cơ sở in. Đại bộ phận các ấn phẩm của nhà chùa là kinh Phật. Một vài chùa ngoài việc in kinh Phật còn in sách đạo giáo, sách địa lý… Hiện tượng kinh sách đạo giáo được in trong chùa phần nào thể hiện mức độ ảnh hưởng nhất định và sự xâm nhập của đạo giáo và Phật giáo tại Việt – Chùa Quán La tên chữ là Khai Nguyên, thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, ngày nay vốn là một quán đạo giáo. Theo “ Viện điện U linh”, niên đại Khai Nguyên ( 713-771), tướng Ngô Lư, thứ sử Quãng Châu làm quan đô hộ Giao Châu, đóng quân tại thôn An Viễn, thấy đất thiêng, cho lập đền thờ Huyền Nguyên Đế Quân. Sau này, quán biến thành chùa. Đầu niên hiệu Thiệu Long nhà Trần ( niên hiệu vua Trần Thánh Tông), nhà sư Văn Thao cho tu bổ lại quán này, xây chùa trong khuôn viên quán và đặt tên chùa thành chùa An Dương, nay chùa có tên chùa Khai Nguyên. Cung quán đạo giáo xưa giờ là nơi thờ mẫu của chùa. Một trong những dấu ấn đạo giáo còn lại là một đôi ngựa gỗ: một con đen, một con trắng. Yên ngụa là hình phượng, hai bên mình ngựa là hình long mã hà đồ được chạm khắc tinh xảo. ngoài ra, khu vục quán xưa còn lại một bức tượng tương truyền là tượng Đường Minh Hoàng. Không chỉ có sự hòa nhập giữa Phật giáo với đạo giáo, mà còn nhiều bản cho thấy dấu ấn của nho giáo với Phật giáo cũng được tìm thấy trong các bản in./. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com