Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

NAM NHÃ ĐƯỜNG (Phan Lương Minh)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

NAM NHÃ ĐƯỜNG

* Phan Lương Minh

Rạch Long Tuyền (Cần Thơ) một nhánh của sông Hậu, thường được những ai thích phong thủy ví như một con rồng nằm uốn khúc tại làng Bình Thủy, hai mắt rồng là hai kiến trúc cổ nằm hai bên bờ rạch: đình Bình Thủy và chùa Nam Nhã Đường. Cổng đình nằm ngay trên quốc lộ 91, cổng chùa Nam Nhã nằm trên rạch Long Tuyền. Dừng chân trước cổng chùa Nam Nhã Đường đôi liên nơi cổng như lời chào: Nam địa độ nguyên nhân, Bát Nhã cầm thanh thống giác lộ.

Từ hiệu thuốc Nam Nhã Đường đến chùa Nam Nhã Đường

Năm 1880 thầy Minh Thanh đi hoằng hóa đại đạo Minh Sư ở Nam kỳ lục tỉnh có ghé lại Cần Thơ và nhân duyên gặp thầy Nguyễn Giác Nguyên để chữa bệnh. Theo yêu cầu của ông bà Nguyễn Giác Nguyên, thầy Minh Thanh đã lưu lại thời gian ở tiệm thuốc Bắc để truyền đạo. Thời ấy, nơi hữu ngạn vàm rạch Long Tuyền cụ Hữu Nghĩa có dựng ngôi trường dạy học, hiệu thuốc Nam Nhã Đường được dời ra nơi đấy. Một thảo am được dựng lên bên cạnh, chưa có tên nên dân chúng gọi là chùa Nam Nhã Đường. Đến năm 1885, một ngôi chùa bằng gỗ, lợp ngói, với hai hàng cửa đứng ở hai vách, được dựng lên thay cho thảo am đã mục nát. Chùa mới có bảng hiệu là Đức Tế Phật Đường. Chính trong ngôi chùa thứ hai này, vào năm 1913 Kỳ ngoại hầu Cường Để đã về bàn bạc với Nguyễn Giác Nguyên (người được sắp đặt vào chức chủ tỉnh Cần Thơ). Qua tháng 5 năm 1913, Đức Cường Để trở lại Hương Cảng, trong nước Nguyễn Giác Nguyên bị Pháp bắt giam ở Mỹ Tho lần thứ nhất, hai năm sau lại bị bắt giam lần thứ nhì trong 6 tháng.

Ngôi chùa thứ hai tồn tại đến năm 1917, tính ra được 28 năm. Từ vài năm trước chùa đã quá hư cũ, đạo muốn xây cất lại kiên cố mà Phát không cho vì chùa còn đang bị theo dõi. Nhờ có Nguyễn Háo Văn – thân phụ của Nguyễn Háo Vĩnh người đứng đầu du học sinh đi Nhật chuyến đầu tiên – đã tiếp tay với Bùi Hữu Sanh, lúc ấy đang xuất gia tại Nam Nhã, vận động với nhà cầm quyền PHáp mới được phép xây dựng. Chùa được xây lại bằng gạch ngói, nhiều vật liệu được đặt mua từ bên Pháp. Ngày 21 tháng chạp năm Đinh Tỵ Lão Thái Nguyễn Giác Nguyên đột ngột ngã bệnh và trút hơi thở cuối cùng nhằm ngày 15 tháng 1 năm 1918, hưởng thọ 68 tuổi, Ngài đắc vị Long Khuê Đạo Nhơn, về sau được thiên phong Long Khuê Phật Huệ.

Công trình được tiếp tục cho đến hoàn thành. Song vì kinh phí quá cao, tính sổ sách lại chùa mắc nợ đến 17.000 đồng. Ông Nguyễn Doãn Cung – em bà Nguyễn Giác Nguyên, cũng đang tu tại Nam Nhã – cúng 500 đồng, tương đương với 5 mẫu đất theo thời giá. Chùa phải bán hết các sản phẩm của trại mộc như bàn ghế, trại ghe để trả bớt nợ. Tuy vậy vẫn còn số nợ khá lớn. Nhờ có bà Mai Thị Đỗ pháp hiệu là Mai Kim Loan người đang xuất gia tu tại Nam Nhã, đã phát tâm về quê Long Mỹ nhận trọn phần gia đình được gia đình chia cho, đem bán để cúng hết cho chùa trả dứt nợ Chà Và Chetty. Còn mớ gỗ cù cặn, đám thợ cũng xin ở lại chùa làm công quả, đóng thành những chiếc bàn, ghế trường kỹ, bộ ván ngựa được giữ gìn cho đến ngày nay.

Nghi thức cúng kiến thờ phựơng Nam Nhã Đường

Đạo phục của nam nữ tín đồ Minh Sư cho đến các bậc Lão Sư, Cô Thái chỉ toàn một màu đen, từ khăn đến áo, quần và dép. Ngày trước Đức Lão Thái chỉ thờ một tấm vải màu đỏ sậm (màu cặn rượu) gọi là tấm trần điều, đèn lưu ly treo ở giữa. Sau năm 1917, với ngôi chùa mới khang trang, có môn đệ của đức Lão Thái mới nghĩa đến việc thờ hình tượng. Thầy ba Chệt là tên gọi thầy Trịnh Hòa Quang, trước khi vào tu ở Nam Nhã Đường là một người hằng sản ở Ô Môn, đã lặn lội ra tới Huế để đặt đúc đồng 3 phong tượng của Tam giáo Đạo Tổ, đó là : Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đức Thái Thượng Đạo Tổ và đức Tuyên Tuyên Khổng Thánh, thỉnh về thờ nơi chánh điện. Ba pho tượng đồng của Tam Giáo Đạo Tổ được thờ chung thể hiện tôn chỉ Tam giáo đồng nguyên. Chánh điện gọi là Diêu Trì Bửu Điện, đạo Minh Sư thiết trí bàn thờ theo dịch lý. Đạo Cao Đài cũng thiết trí thiên bàn theo dịch lý, những cách lý giải không như nhau. Ngọn đèn lưu ly được treo phía trước và luôn được thắp sáng, gọi là Vô cực huyền đăng. Ngay bên dưới là bình tịnh thủy tượng trưng cho ngôi Thái Cực (Thiên nhứt sanh thủy), hai chén nước hai bên là lưỡng nghi (âm dương). Với chén cơm ở giữa hợp lại là Tam tài, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân hoặc Thủy – Hỏa – Phong. Còn tấm gương để nhắc tín đồ phải luôn hồi quang phản chiếu. Đây là vài điểm khác biệt so với giáo lý đạo Cao Đài. Trên thiên bàn đạo Cao Đài cũng có ngọn đèn lưu ly luôn được thắp sáng, gọi là Thái cực đăng. Từ Thái cực mới sanh Lưỡng nghi là hai ngọn đèn phía ngoài.

Để tượng trưng cho ngũ hành, đạo Minh Sư trưng dĩa trái cây gồm ngũ quả, đồ chay 5 món. Đạo Cao Đài cũng trưng cúng 5 thứ trái cây, hoa tương 5 màu tượng trưng cho Ngũ hành, ngũ khí nhưng không cúng thức ăn trên Thiên bàn. Khi cúng đạo Minh Sư chỉ đốt bột hương và trụ hương. Bột hương thật nhuyển tượng trưng cho tạp niệm, bắt đầu vị chủ đàn múc vài muỗng rãi đều trên bát hương, sau khi đốt lượng, lấy tàn quẹt ngang bột hương cho bắt đầu cháy. Mỗi lần thượng hương, chủ đàn xá 3 xá rồi cắm 3 trụ hương : trụ giữa trước, kết đến cắm trụ bên trái (từ trong bàn thờ nhìn xuống), sau cùng cắm trụ bên phải. Ngày thường chỉ cắm 3 trụ hương. Đại đàn cúng 12 trụ hương cho 12 bài trong lễ bổn, ngoài ra còn thêm trụ hương thập sám, thập báo, thập Phật vị chi là phải thêm 30 trụ hương nữa.

Vị chủ đàn mỗi lần thượng hương đọc 1 bài sám : Nhất, nhị, rồi chí tâm triều lễ. Trong tháng có ba ngày phùng tam: mùng 3, 13, 23 và ba ngày phùng cữu: mùng 3, 19, 29 mới đọc sám tam sau khi cắm thêm một lần trụ hương. Trước khi cắm, vị chủ đàn chấp ba trụ rồi cắm xuống thẳng hàng, tượng trưng cho tam tâm : quá khức, hiện tại, tương lai, khi đốt cháy bay lên thành hư không người tu không oán trách gì quá khức, không lo lắng gì hiện tại, không ao ước gì ở tương lai. Khi rắc bột hương, chủ đàn không khởi (không đứng dậy) chỉ quỳ tại chổ, múc bộ hương rắc, nhìn thấy rắc bộ thương, môn đồ quỳ bên dưới biết là sẽ đọc tới bài nào, tuy vậy, vị chủ đàn vẫn nắhc, thí dụ như : Cát cứ chơn tâm, Báo danh đắc sám, Đô thị hồng trần, tín đồ biết ngay đọc bài nào và đọc hết bài; hoặc báo: Thập sám (10 câu sám hối), thập báo (10 câu báo 10 vị Phật), thập Phật  là lạy 30 lạy. Mỗi ngày chí tâm triều lễ lạy 24 lạy tương trưng cho 24 vị thần trong 24 giờ. Khi lạy quỳ tới đơn điền, đầu không cúi sát đất. Vị thầy dạy điểm hóa đại đạo khai thị cho môn đồ sẽ giải thích khi lạy như vậy là có ý nghĩa ra sao lúc công phu. Mỗi ngày có từ thời công phu vào các giớ tý, mẹo, ngọ, dậu, trong đó tý thời là quan trọng nhất (giờ nhất dương sanh). Thiện nam tín nữ muốn vào đạo Minh Sư phải bắt đầu ăn chay 4 ngày hay 10 ngày trong tháng là có được pháp danh. Muốn vào tu phải cầu sám hối từ 3 đến 6 tháng trong đó trường chay, tuyệt dục mới được cầu đạo.

Chùa  Nam Nhã Đường còn giữ được 47.000m2 ruộng vườn với bãi bồi do phù sa sông Hậu mang lại. Khách thập phương vẫn chưa quên được cánh đồng lúa Tàu hương thơm mênh mông và khu vường cây cổ thụ, xanh mát. Những ai mệt mỏi với cảnh ngược xuôi trên dòng đời, xin hãy dừng chân nơi Nam Nhã Đường, chiêm ngưỡng Tam Giáo Đạo Tổ rồi lang thang trong vườn cổ thụ, để thân tâm được thanh tịnh hoặc để lắng nghe dư âm những câu liễn mới vừa đọc đâu đây nơi chánh điện, nơi Càn Đạo Đường ở đông lang, hay nơi Khôn Đạo Đường ở tây lang, tỷ như :

Như thực như hư trúc ảnh tảo giai trần bất động

Thị không thị sắc, nguyệt xuyên hải để thủy vô ngấn

(Như có như không, bóng tre quét thềm nhà chẳng bay bụi

Là không là có, trăng xuyên đáy biển, nước không có dấu)

Xin hãy tạm mượn những hình ảnh vừa thi vị, vừa tràn đầy đạo vị để chiêm nghiệm trên con đường đi đến bờ giác.

Cập nhật ( 23/02/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

VẤN ĐỀ TANG LỄ TRONG PHẬT GIÁO (HT Thích Giác Quang)

PHẬT GIÁO TÂY TẠNG (Thích Nữ Huệ Phương)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 1.720
  • 2.190
  • 199.690

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học