Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

NĂM KỶ SỬU – VÀI CẢM NGHĨ VỀ TRÂU (Nhựt Trọng Trần Văn Minh)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

NĂM KỶ SỬU – VÀI CẢM NGHĨ VỀ TRÂU

* Nhựt Trọng Trần Văn Minh

Trâu ơi, ta bảo trâu nầy,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công…

Mấy vầng thơ mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình, đã nói lên sự gắn bó giữa người và một loài gia súc thân thương, Hình ảnh những con trâu đang ra sức cày bừa trên cánh đồng bao la, bát ngát hoặc đang thong dong gặm cỏ dưới một tàn cây cổ thụ ở đầu làng; Mục đồng ngồi thổi sáo trên lưng trâu trong những buổi hoàng hôn êm ả … là những hình ảnh thật gần gũi, thân thiết với người nông dân chơn chất tại các miền quê VIệt Nam thương yêu của chúng ta …

       Còn không bao lâu nữa, năm Mậu Tý sẽ đi qua, nhường chỗ cho năm Kỷ Sữu, cầm tinh con trâu, quay về ngự trị trong cuộc sống thế nhân. Trong bối cảnh của thời gian giao mùa, như có một cái gì len nhẹ vào tâm tư, gợi nhớ về sự vô thường, biến diệt; tôi xin được đóng góp đôi dòng để chung lời đồng cảm, tiễn cựu nghinh tân.

Trước hết, đón chào Tết Nguyên Đán năm nay, người viết xin hân hoan chúc mừng và chung vui cùng với quý Độc giả, quý Văn Thi hữu, Đạo hữu, quý Đồng bào, Đồng hương sanh năm Kỷ Sữu (1949). Cũng xin mạn phép được nhắc lại, đây là năm trọng đại trong đời sống của con người, vì tính theo Âm lịch, năm nay quý Vị bước vào tuổi 61 (60 tuổi tính theo Dương lịch) và đặc biệt từ tuổi nầy, chúng ta mới được gọi là "hưởng thọ", còn trước đây, chúng ta mới "hưởng dương" mà thôi.

Năm nay, xin quý vị tuổi Kỷ Sữu đừng quên ăn mừng "Đáo Tuế Lục Tuần" nhe. Gọi là "Đáo Tuế", vì theo Âm lịch, 12 Con Giáp, hay là "Địa chi": Tý, Sữu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi kết hợp với 10 "Thiên Can": Giáp. Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý nối tiếp nhau, xoay vần với thời gian và tròn 60 năm mới trở lại một lần năm tuổi và Thiên Can như vậy (Kỷ Sữu 1949-Kỷ Sữu 2009).


Năm nay, chúng tôi thiển nghĩ, con cháu cũng nên ghi nhớ để tổ chức mừng tuổi thọ cho Ông Bà, Cha Mẹ thương yêu của mình có tuổi Kỷ Sữu. Trong đêm Trừ tịch, dù đang có mặt tại chùa hoặc ở nhà, trong giờ phút Giao thừa thiêng liêng, chúng ta đừng quên tưởng nhớ và đốt nén tâm hương dâng lên Chư Phật, Chư Bồ Tát cầu an cho Ông Bà, Cha Mẹ, Sư trưởng của mình bước sang tuổi thọ được khang an. Công đức và hiếu đạo ấy, chúng tôi thiển nghĩ, thật vô cùng trân quý.

Con trâu được xếp vào hàng thứ hai trong Thập nhị Địa Chi, thường gọi là 12 "Con Giáp".Từ thuở ấu thơ, tôi được nghe kể lại một mẫu chuyện dân gian: Ngày xa xưa lắm, có một Vị thần linh mời các loài cầm thú đến tham dự cuộc thi đua về sức khỏe và trí thông minh, nhậm lẹ của họ hàng nhà mình, hầu sắp xếp ngôi thứ để được cắt cử luân phiên quản trị thế gian, mỗi nhiệm kỳ là 365 ngày. Các đại diện sẽ tranh tài, lội ngang qua một con sông lớn, con trâu to tướng và rất khỏe mạnh nên khi sắp về đến đích, nó đã dẫn đầu, con chuột bé nhỏ đang lội phía sau! Trong một thoáng suy nghĩ, con chuột vụt nhảy lên bám vào sừng trâu và nhảy vọt vào bờ! Với mưu trí và sự nhanh nhẹn, chuột đã đạt hạng nhứt, tiếp theo là con trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lẹt đẹt nhứt là con heo mập ù, chậm chạp!. Phải chăng, chỉ có những con vật nói trên lội được qua con sông nầy và từ đó đến nay, tuổi của con người luôn gắn liền với "12 Con Giáp". Ngoài ra, hai mươi bốn giờ trong một ngày cũng được phân chia theo ngôi thứ của 12 con vật nói trên: "Nửa đêm giờ Tý canh ba (Từ 23 giờ đến 01 giờ khuya ngày hôm sau) và Giờ Ngọ, được tính từ 11 giờ đến 13 giờ trưa…

Con trâu là bạn chí thân của người nông dân. Từ tờ mờ sáng, người và vật đã ra đồng, cày bừa, trục đất, hoặc kéo mạ, chở lúa, chở rơm. Tiếng "dí, thá" vang vang trong ánh bình minh, trong làn sương sớm. Lúc đêm về, trong ánh lữa bập bùng và mùi khói rơm nhè nhẹ, người nông dân ân cần xông muỗi cho đàn trâu thương yêu của mình, nói lên sự gắn bó giữa người và con vật vô cùng thân thiết tại miền quê Việt Nam chúng ta…

Trâu còn là gia sản quý báu của nhà nông. Nhưng theo thời gian và sự vô thường biến đổi, cũng như với tiến trình cơ khí hóa, ngày nay đàn trâu đã được thay thế bằng những chiếc máy cày xinh xắn, đa năng, đa dụng. Hình dáng những con trâu đen hiền hòa, trung hậu chỉ còn lại rất ít tại nông thôn và người ta thấy những con "Trâu đỏ" (máy cày sơn màu đỏ) rải rác khắp nơi. Trên 10 năm phải "hồi hương" về sống tại một miền quê, tôi thường nghe bà con dí dõm: "Trâu đen ăn cỏ, Trâu đỏ ăn xăng": Ám chỉ, việc thâm lạm xăng dầu của những người "chăn" (lái) con trâu đỏ, cũng như những ai muốn có máy cày cho thửa ruộng của mình thì phải biết… thủ tục đầu tiên.

Tập tục chọi trâu và đua trâu trên quê hương VN trong những ngày lễ hội.cũng là những hình ảnh đặc thù. Nhắc đến đây, chúng ta không quên mẫu chuyện vô cùng ý nhị: "Trâu nghé" (trâu con) của VN chiến thắng "Trâu cổ" (to lớn, khỏe mạnh) của Trung Hoa: Thuở ấy, Sứ thần của Bắc quốc mang sang một con trâu cổ vĩ đại và thách thức là VN không thể có con trâu nào chiến thắng được. Nhưng, tại đấu trường, con trâu cổ to lớn đó đã phải bỏ chạy trước sự tấn công của con trâu nhỏ bé của VN!
Với mưu kế thật đơn giản mà diệu dụng. Trạng Trình đã chọn một con Trâu nghé mạnh khỏe và không cho nghé bú sữa một, hai ngày trước hôm giao đấu. Gặp con trâu cổ, con nghé cứ xông tới, húc vào bụng vào hông để tìm vú sữa. Nhột quá, không chịu được, con trâu cổ bỏ chạy. Ở đời, trí tuệ mới là sức mạnh vô địch!

Con trâu, thân tình và gắn bó với nhà nông như vậy, nhưng buồn làm sao, mãi đến ngày nay, tại nhiều nơi trên đất nước VN vẫn còn tục lệ đâm trâu để cúng tế thần linh và liên hoan trong những ngày lễ hội! Mặc dù chỉ nhìn hình ảnh qua Video, tâm tư người Phật Tử cũng vô cùng trắc ẩn! Muôn loài, dù là con người hay cầm thú đều tham sống sợ chết. Thật bé nhỏ như con kiến, con ong hoặc con dế, con trùng đều có bản năng tự vệ để sinh tồn và dùng hết sức bình sanh để thoát thân khi gặp hiễm nguy! Vậy mà, người ta nở lòng nào cột con trâu vào một cái trụ, rồi nhảy múa, hò reo, khấn nguyện thần linh (không biết họ cầu xin những lợi lộc gì!). Rồi, nhiều người vạm vỡ, đằng đằng sát khí đã dùng những cây giáo nhọn đâm vào mình trâu. Con vật đau đớn, thét lên, nhưng không thể nào thoát khỏi sợi dây oan nghiệt đang dính chặt vào mũi. Nó cứ chạy vòng quanh cây trụ, tiếp tục nhận chịu những mũi nhọn đâm vào mình cho đến khi kiệt sức và ngã lăng ra gục chết. Trong giờ phút đó con vật đau đớn và kinh hãi biết chừng nào.

Chúng tôi xin mạo nuội tỏ bày và thiển nghĩ, đây không phải chỉ là tâm tư của riêng tôi, mà là tiếng lòng của những nguời Phật Tử, của những người có từ tâm. Ngưỡng mong, những ai có thẩm quyền và năng lực, xin phát lên tiếng nói của mình để hủy bỏ tục lệ đâm trâu nầy.

Nhân dịp đón mừng năm mới Kỷ Sữu, chúng ta cùng nhau nhắc lại vài câu phương ngôn, tục ngữ, vài mẫu chuyện về loài trâu :

– Để ám chỉ những người thất thời, không có cơ hội làm ăn, thường ganh ghét những người đang có hoàn cảnh hạnh thông, phát đạt, ông bà của chúng ta có câu: "Trâu cột ghét trâu ăn"

– Chê trách những cô gái quá dễ dãi, tìm đến người con trai, dâng hiến thân mình thì có câu: "Trâu đi tìm cột, chớ cột tìm trâu bao giờ"
– Một điều cần ghi nhớ khi về quê là giữa những buổi trưa hè, chúng ta không nên che dù màu đỏ hay mặc áo quần màu đỏ; vì chúng ta có thể bị trâu rượt đuổi khá nguy hiễm. Loài trâu, bò rất ghét màu đỏ, cụ thể, những "Dũng sĩ" đấu bò đều dùng một miếng vải màu đỏ để khiêu khích con vật rồi lựa thế đâm nó ngã gục. Hồi còn trẻ, có lần từ Saigon về quê, khi đi bộ qua một cánh đồng, chúng tôi đã bị một con trâu to lớn tấn công và nhớ mãi kỷ niệm khá kinh sợ đó, cũng vì một Cô bạn gái che cây dù màu đỏ.

Nói về bản tính của loài trâu, chúng tôi được biết, mặc dù con trâu rất khỏe mạnh và tận tụy trong công việc đồng áng, tuy nhiên theo thói quen, nó không chịu làm việc khi mặt trời đã lên cao. Vì vậy, nhà nông phải ra đổng từ lúc rạng đông và thả trâu (cho trâu nghỉ) trước 10 giờ sáng.

Ở miền quê còn có trường hợp "chửa trâu". Lý do là khi mang thai, nếu người phụ nữ vô ý bước qua cổng trâu (rào cửa chuồng trâu) hoặc các nông cụ gắn liền với con trâu như: cái ách, cái cày, cái bừa, cái trục… thì không thể sanh khi đủ 9 tháng 10 ngày mà phải đến 12 tháng! Nếu có phụ nữ nào mang thai hơn 9 tháng 10 ngày mà chưa sanh thì người ấy đi đến nhiều nhà trong thôn xóm xin gạo đủ nấu trong một cái nồi nhỏ bằng đất. Ăn xong đập bể cái nồi, sau đó sẽ sanh . Đây là một câu chuyện theo kinh nghiệm dân gian, Sự giải thích, nghe qua không mấy "logik", nhưng trong thực tế thỉnh thoảng vẫn xảy ra và người dân quê vẫn làm như vậy. Xin kể hầu quý Vị để phiếm bàn trong lúc chào mừng năm mới con trâu. Loài trâu cũng trung thành và có trí nhớ rất tốt không thua gì loài chó. Tôi nghe kể lại: Một con trâu được bán cho người chủ mới bên xả khác, cách xa hàng chục cây số. Nhưng nó đã ra được khỏi chuồng và ngay chiều tối hôm đó, con trâu tìm về đến nhà cũ!

Thịt trâu có thể nấu nhiều món ăn ngon và người ta cho là… rất mát! Da trâu dùng để bịt trống, làm giày, sừng trâu làm nên những chiếc tù và rất quý! Nhưng chúng tôi thiển nghĩ, con trâu, con chó…những gia súc rất trung thành, suốt đời tận tụy đóng góp công sức, gầy dựng cuộc sống hạnh phúc cho người nông dân; chúng ta không nên làm thịt và ăn thịt. Ngày Xuân, chúng tôi muốn được nhắc đến lời Phật dạy về "Tứ trọng ân", trong đó, những con vật gần gũi, trung hậu cũng là đàn na tín thí, góp phần công sức, làm nên hạt gạo nuôi sống con người và "Từ tâm" là nhân tốt đem lại hòa bình, an vui, hạnh phúc cho thế gian.

 

Đến đây, chúng tôi xin kể hầu quý vị về "Mười bức tranh trâu" hay "Thập mục ngưu đồ" để chúng ta cùng nhau tư duy, quán chiếu Giáo lý Phật Đà. Đây là 10 bức tranh chăn trâu nổi tiếng của Thiền Tông, tương ưng với quá trình hành đạo của một hành giả Đại thừa để đạt đến giác ngộ giải thoát. Tác phẩm nầy được sáng tác ra từ đời Nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu, trình bày những tinh hoa, cốt lõi của Thiền Tông Trung Quốc. Thật ra, đã có nhiều bộ tranh chăn trâu, nhưng có lẽ "Thập mục ngư đồ" của Thiền Tăng Khuếch Am Sư Viễn là nổi danh và bao hàm nhiều ý nghĩa nhứt.

Trên bước đường tu học, có lẽ Phật Tử chúng ta ít nhứt cũng một lần được nghe Quý Chư Tôn Đức thuyết giảng hoặc có đọc qua về Mười bức tranh chăn trâu. Hôm nay, nhân dịp góp nhặt vài mẫu chuyện về con trâu để cống hiến đến quý Đạo hữu, quý Độc giả thân thương, mừng Tết Kỷ Sữu, chúng tôi mạn phép được trích từ quyển Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách để cùng ôn học và tư duy..

Tranh 1: Tìm trâu (Tầm ngưu)

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu

Núi thẳm đường xa nước lại sâu

Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy

Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu

Tranh 2: Thấy dấu (Kiến tích)

Ven rừng bến nước dấu liên hồi

Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi

Ví phải non sâu lại sâu thẳm

Ngất trời lổ mũi hiện ra rồi

Tranh 3: Thấy trâu ( Kiến ngưu)

Hoàng Anh cất tiếng hót trên cành

Nắng ấm gió hòa bờ liễu xanh

Chỉ thế không nơi xoay trở lại

Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

Tranh 4: Bắt trâu (Đắc ngưu)

Dùng hết thần công bắt được y

Tâm hùng sức mạnh khó khăn gì

Có khi vừa hướng cao nguyện tiến

Lại xuống khói mây mãi nằm ì

Tranh 5: Chăn trâu (Mục ngưu)

Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân

Ngại y chạy sổng vào bụi trần

Chăm chăm chặn dữ thuần hòa dã

Dây mũi buông rồi vẫn theo gần

Tranh 6: Cỡi trâu về nhà (Kị ngưu qui gia)

Cỡi trâu thong thả trở về nhà

Tiếng sáo vi vu tiễn vân hà

Một nhịp một ca vô hạn ý

Tri âm nào phải động môi à

Tranh 7: Quên trâu còn người (Vong ngưu tồn nhân)
Cỡi trâu về thẳng đến gia san

Trâu đã khôn rồi người cũng nhàn

Mặt nhật ba sào vẫn say mộng

Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng

 

 

Tranh 8: Người, trâu đều quên (Nhân, ngưu câu vong)
Roi gậy người trâu thảy đều không

TrờI xanh thăm thẳm tin chẳng thông

Lò hồng rừng rực nào dung tuyết

Đến đó mới hay hiệp Tổ tông

Tranh 9: Trở về nguồn cội (Phản bổn hoàn nguyên)
Phản bổn hoàn nguyên đã phí công

Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm

Trong am chẳng thấy ngoài vật khác

Nước tự mênh mông hoa tự hồng

Tranh 10: Thõng tay vào chợ (Nhập triền thùy thủ)

Chân trần bày ngực thẳng vào thành

Tô đất trét bùn nụ cười thanh

Bí quyết thần tiên đâu cần đến

Cây khô cũng khiến nở hoa lành.

 

 

Thầy Tổ hằng chỉ dạy Phật Tử chúng ta: Hành giả "Thiền tịnh song tu" ví như hổ được chấp thêm đôi cánh. Thời gian vô tư trôi qua thật nhanh và không chờ đợi một ai. Chúng ta hảy tư duy lời dạy của hai vị Tổ Sư nổi tiếng của Thiền Tông và ứng dụng vào cuộc đời tu tập, thúc liễm, điều phục thân tâm của mình:

– Đại An dạy chúng: Sở dĩ Đại An nầy ở tại Qui Sơn 30 năm, ăn cơm Qui Sơn, đại tiện Qui Sơn mà không học thiền Qui Sơn, chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ, liền lôi nó lại. Nếu nó ăn lúa mạ của người, liền đánh đập điều phục nó. Bây giờ nó đã trở thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày luôn sờ sờ, đuổi cũng chẳng đi.

– Mã Tổ hỏi Sư: "Thạch Công Huệ Tạng làm việc gì?". Sư thưa: "Chăn trâu". Tổ hỏi: "Làm sao chăn?". Sư đáp: "Một khi trâu vào cỏ thì nắm mũi kéo lại". Tổ bảo: "Con thật khéo chăn trâu"!

Kính nguyện hồng ân Chư Phật, Chư Bồ Tát cũng như Giác Linh Thầy Tổ thường gia hộ cho những người con Phật cùng Pháp Giới Chúng sanh một năm mới Kỷ Sữu tinh tấn tu trì và tiến gần hơn đến bờ Giác Ngộ giải thoát.

Cập nhật ( 03/02/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Pháp Hoa trường ca Pham I - II (ĐĐ Thích Chánh Đức)

HUYỀN NHIỆM CHÚ ĐẠI BI (TS Trần Diễm Thúy)

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 2.351
  • 3.318
  • 187.670

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học