Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Múa Chhay Đăm (Thạch Đờ Ni)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

MÚA CHHAY DĂM – LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ

* Thạch Đờ Ni

Qua việc nghiên cứu cũng như việc thăm hỏi trực tiếp từ các đoàn múa Chhay Dăm thì chưa có ai biết được nguồn gốc loại hình nghệ thuật cổ xưa này. Vì vậy nguồn gốc của Chhay Dăm vẫn chưa được làm rõ. Nhưng theo sự suy đoán và so sánh với lịch sử thì chúng ta thì có thể tạm thời dẫn chứng về nguồn gốc được. Trước tiên đó là một loại hình nghệ thuật thật sự tồn tại từ thời văn minh cổ xưa của dân tộc Khmer. Bởi lẽ trong quá trình tiến hóa của loại người nghệ thuật là một loại hình không thể tách rời được. Nhưng bấy giờ nhu cầu là được vui nên  nghệ thuật là không mang nét đặc biệt và phức tạp như hiện nay.

Có nghĩa là những cử chỉ thường ngày nó đã hóa vào nghệ thuật nên không có bài bản gò bó và điêu luyện. Vì thế nên Chhay Dăm mang đậm nét thô sơ giản dị như: Nhảy nhót, rùng mình, nhút nhát, sợ sệt…theo một xã hội  con người chưa có nền móng phát triển về văn hóa. Mặt khác điệu múa Chhay Dăm mang đậm nét bộc phát nhiều hơn bài bản theo một loại hình nghệ thuật. Sau này theo đà tiến hóa của nhân loại Chhay Dăm mới được hoàn thiện dần. Dựa vào những yếu tố trên ta có thể biết được Chhay Dăm có nguồn gốc từ thời Khmer cổ xưa còn sống trong lãnh thổ WaSi trước công nguyên. Nhưng đã được hoàn thiện theo từng giai đoạn tiến hóa của loài người nói chung và dân tộc Khmer nói riêng nên có được một hình thái nghệ thuật hoàn thiện như ngày nay.

          Chhay Dăm đã đi vào lòng người và đồng hành cùng nhân loại trải qua hơn  hai thiên niên kỷ do có 2 đặc điểm sau:

1. Nhạc cụ đơn giản, không tốn kém nhiều nên phù hợp với mọi hoàn cảnh của con người.

2. Điệu múa có nét nhảy nhót, vui nhộn chất nhạc làm cho con người khơi dậy niềm vui trong nội tâm. Lời hát mang những âm thanh kích thích cho con người được cuộc sống vui tươi. Nói chung trong Chhay Dăm luôn có nụ cười.

Nhạc cụ dành riêng cho loại nghệ thuật này:

Kráp: được làm từ lõi cây thành 2 thanh bằng nhau ngang 0,05, dài 17m, dày 0,02m. Khi diễn người ta cầm mỗi tay một thanh và gõ vào nhau theo điệu đang biểu diễn.

Chhap (chạp chả): được làm bằng kim loại khi diễn người ta cũng gõ vào nhau theo điệu.

Rua Keng hoặc Kuang Môn: được làm từ kim loại có hình tròn bằng dĩa có mô nhô lên như núm vú, có buộc một sợi dây để cầm khi diễn dùng dùi gõ vào núm vú theo điệu múa.

Trống: trống Chhay Dăm là loại trống khá lạ nhất. Được làm từ một khúc gỗ đục lỗ có chiều dài 1 hoặc hơn 1m. Hình tròn có đường kính khoảng 0,30m có bịt da, một bên hơi phình ra và nhỏ dần cuối cùng lại phình ra theo dạng hoa nở không bịt da. Trống còn được trang điểm bởi những vải màu hoặc bông để tăng thêm vẻ đẹp. Có buộc một sợi dây từ đầu đến cuối trống để đeo vào vai khi diễn.

Y phục: Ngày xưa nghệ nhân phải mặc y phục theo kiểu truyền thống dân tộc Khmer nghĩa là áo cổ tròn 3 khuy và quấn Sà Rông, màu sắc thì không có quy định. Mặc khác còn có vẻ mặt hoặc đeo mặt nạ cho người Kráp hoặc Chháp. Ngày nay do nhu cầu tiến hóa của loài người nên loại hình nghệ thuật này cũng có một số biến đổi đề phù hợp với nhu cầu thưởng thức y phục cũng như có thêm mặt nạ hình đầu khỉ, đầu chằn, bà già…để tăng sự thu hút cho người xem.

Cách diễn: có 3 hình thức.

1. Diễn trên sân khấu thì xếp thành nửa đường tròn quay về phía khán giả để tiện theo dõi

2. Diễn trên diễn đàn rộng ngoài trời thì xếp thành hình vòng cung dành chổ cho người biểu diễn ở giữa, khán giả thì đứng  xem xung quanh.

3. Diễn diễu hành thì diễn dọc đường đi trước đoàn diễu hành đưa rước trong một buổi lễ nào đó.

Điệu múa:

Chhay Dăm không chú trọng về âm điệu êm tai mà thiên về điệu vui nhộn, nhảy nhót nhịp nhàng tạo bầu không khí sinh động sôi nổi. Đầu tiên là người cầm Kráp ra giữa vòng tròn làm mặt mũi nhăn nhó (hoặc đeo mặt nạ với bộ dạng gây cười) đi điệu dạng tiếu lâm đúng theo nhịp trống. Tay dù cầm gì cũng múa nhịp nhàng theo điệu. Ngày nay có nhiều người đeo mặt nà để diễn nên không cần người cầm Kráp diễn nửa. Ngoài ra các tay trống cũng biểu diễn thành đôi thành cặp với điệu và cách đánh trống bằng gót bằng trỏ hoặc bằng nhảy lộn hay cắn trống bằng mệng tay chân múa nhịp nhàng khiến người xem khâm phục tài biểu diễn của mình.

Chhay Dăm là một loại hình nghệ thuật mang đậm nét nghệ thuật thô sơ cổ xưa nhất, đánh dấu bước ngoặt nghệ thuật đầu tiên của dân tộc Khmer và tồn tại cho đến bây giờ. Ngày nay loại hình nghệ thuật này được bổ sung thêm một số dụng cụ như: trống lớn, mặt nạ…thành một loại hình nghệ thuật hoàn thiện và đi vào lòng người. Chhay Dăm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer và một loại hình nghệ thuật mang tính cổ điển nhất của cộng đồng văn hóa Việt Nam

Cập nhật ( 29/07/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Chùa Khmer Nam bộ (Nguyễn Khắc Cảnh)

Tìm hiểu Phật giáo Capuchia (Thích Nữ Diệu Thuận)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 1.635
  • 2.190
  • 199.605

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học