MỘT TRƯỜNG HỢP “LỘNG GIẢ THÀNH CHƠN” TRONG NGHIÊN CỨU SỬ Trong sáng tác tiểu thuyết, hư cấu là một đặc trưng bộc lộ sức sáng tạo hoa mỹ của văn nhân, được mọi người chấp nhận, thưởng thức. Nhưng trên bình diện lịch sử – hoặc văn học sử – ta phải rạch ròi, trắng ra trắng, đen ra đen. Vì tác phẩm và tác giả là 2 đối tượng cụ thể. Con người thật trong lịch sử không thể lẫn lộn với nhân vật hư cấu trong văn học. Chúng tôi xin phép Nữ sĩ Mộng Tuyết và bà Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền có đôi điều góp ý về mục Phù Cừ trong cuốn: Nữ sĩ Việt Nam(1) (NSVN), do Nữ sĩ Mộng Tuyết viết Lời tựa. Bà Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền giới thiệu nhân vật Phù Cừ là một nữ sĩ Việt I. Tên thật: Nguyễn Thị Xuân II. Danh hiệu: Phù Cừ. III. Ngôi vị: Ái Cơ, Bà Chúa Phù Dung, Bà Dì. IV + V: Năm, nơi sinh: Tiền bán thế kỷ XVIII tại Thanh Hoa. Quê gốc: Thanh Hoa (Thanh Hóa), cư ngụ Hà Tiên. VI. Tác Phẩm: Ngoài số thi phú Hán Nôm truyền khẩu, nữ sĩ còn có bài thơ Nôm đặc sắc với chủ đề “Nguyên dạ qua đăng, Chiêu Anh thắng hội”. (Sđd. tr.186). Chúng tôi đặt thêm số thứ tự mỗi mục (số La mã từ I đến VI), trên bản tóm lược lý lịch, để làm số mục, thứ lớp các vấn đề cần thảo luận. Trước hết xin thưa ngay với những ai chưa đọc tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp của Nữ Sĩ Mộng Tuyết, hoặc truyện Phù Cừ của bà Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, quý vị có thể yên chí một điều: Truyện Phù Cừ đã thoát thai từ Tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp (NACTCU) 100%, không hơn không kém. Bản thân cuốn NACTCU, là một chuyện do Nữ Sĩ Mộng Tuyết hư cấu. Thế mà bà Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền đem tóm tắt và đại ngôn là chuyện có thật. I. Tên Nguyễn Thị Xuân: Do đâu mà nảy ra tên Nguyễn Thị Xuân ? Trước kia nhiều người nói Bà Dì Tự tên là Xuân Tự. Chẳng hạn, ông Kiên Giang Hà Huy Hà, tác giả kịch bản Áo cưới trước cổng chùa. Có thể vì thế, người ta ghép với họ Nguyễn của bà. Thế rồi tôi tìm được quyển Hà Tiên địa phương chí in Ronéô, Ngày 2-5-1962, thấy tại trang 42 có bản Liệt kê những mộ bia của họ Mạc và tướng lĩnh còn tại Núi Lăng (Bình San). Ngôi mộ số 46 ghi: “Việt cố – Hiển khảo Nguyễn Công húy Đình Tú cư sĩ chi mộ. Nhâm Dần, Hiếu II. Tên Phù Cừ: Nữ sĩ Mộng Tuyết, tác giả tiểu thuyết (NACTCU), chọn chữ Phù Cừ đặt tên cho nhân vật nữ, phát xuất từ đoạn văn ghi chép lúng túng khập khiễng của sách Đại Nam nhất thống chí – Lục tỉnh Nam Việt (ĐNNTC – LTNV). “Chùa Phù Cừ ở chân núi Phù Cừ, xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu (huyện lỵ tỉnh Hà Tiên). Chùa này do Mạc Thiên Tích lập ra khi trước. Trước sân đào ao, theo núi dựng chùa. án tuệ nghiêm trang, cửa thiền tịch mịch, là một nơi danh thắng”(4). Cố Đông Hồ rất tâm đắc với tư liệu này, vì năm 1959, Nha Văn hóa Sài Gòn cho dịch và xuất bản sách ĐNNTC – LTNV lần đầu. Vào thời kỳ thiếu thốn sách địa lý xưa, đối với người yêu quê hương tha thiết, có được quyển sách nói chi tiết về xứ sở mình, thì đoạn tư liệu kể trên thật sự quý vô ngần. Thời ấy ở miền Sách Đại Không còn nghi ngờ gì nữa: tên chùa Phù Dung xưa tại núi Phù Dung, tức ngôi chùa ở hướng Tây Chúng tôi phải dẫn chứng dài dòng, vì trong năm 1846, theo quyển ĐNNTC – LTNV đời Tự Đức, có 2 công trình xây dựng mới tại Hà Tiên, do quan Tỉnh tâu xin là “Mạc công tam vị từ” và ngôi chùa “Phù Anh”. Chúng ta thấy quá rõ: tên Phù Cừ không phải do ông Mạc Thiên Tích đặt. Còn tên Phù Dung, từ ngôi chùa xưa được đưa về đây, vì nhân dân vẫn hoài niệm tên chùa có thời trước 1820 (xem Gia Định thành thông chí – GĐTTC). Chúng ta cần nhận thức, chỉ do hiểu nhầm và cả tin điều bất cập của ĐNNTC – LTNV, nên Đông Hồ và Nữ sĩ Mộng Tuyết đã sáng tác chuyện NACTCU, dựa theo một giai thoại nhàn đàm, mà ông Sơn Nam xác nhận với tôi: “Sư trụ trì chùa Phù Dung kể, năm 1958”. ấy là Sư ông Kiểu Ngọc, Thượng Phước Hạ Quang, trụ trì ở đây từ 1951 đến 1964. Khi còn sinh tiền, ông Trần Thiêm Trung cũng nói đã nghe vị sư này kể. Các vị sư vốn giỏi chữ Hán. Câu chuyện sư ông kể, ai nghe ngỡ là có sách, nhưng rõ ra chỉ do sự suy diễn từ hình dạng mộ Bà Dì Tự, gần sau chùa, có núm xây hình tròn như chậu úp. Sư kể: “Khi sống Bà bị nhốt, đến chết mộ xây vậy”(9). Sư suy diễn rồi triển khai thành câu chuyện khá thương tâm; chuyện kể trở thành giai thoại. Mộ Bà không phải bảo đồng như của người tu hành. Không có lý cớ để nói rằng Bà Dì Tự đã tu ở chùa này. Duyên do đặt tên Phù Cừ cho Bà Dì Tự chỉ xảy ra vào năm 1959, khi Nữ sĩ Mộng Tuyết đọc được quyển ĐNNTC – LTNV mới dịch và phổ biến năm này. Vì thế, tên Phù Cừ chỉ do tư duy sáng tác văn học của Nữ sĩ Mộng Tuyết, nàng Phù Cừ chỉ là hư cấu. Làm gì có Phù Cừ Nữ sĩ sống thế kỷ XVIII ? III. Ngôi vị: Ái Cơ, Bà Chúa Phù Dung, Bà Dì Xin nói thu gọn về 2 ngôi vị “Ái Cơ” và “Bà Dì”. “Ái Cơ” là cách tôn xưng do Nữ sĩ Mộng Tuyết sáng tạo trong tiểu thuyết NACTCU, cũng như Đông Hồ tôn xưng bà là “Thứ Cơ”(10). Trước khi NACTCU ra đời, không người dân Hà Tiên nào tôn xưng bà bằng ngôi vị “Ái Cơ”. Gọi “Bà Dì Tự” là hiểu ngay vai vế của bà là “vợ thứ”. Ngoài ra trên bia Bà còn ghi rõ tên con trai của Bà, nét chữ chân phương “Nam Chú lập thạch” (Con trai tên Chú lập bia). Chỉ điều này chứng minh: câu chuyện “Nàng Ái Cơ” của Mộng Tuyết, “Nàng Xuân Tự” của Kiên Giang Hà Duy Hà + Mặc Tuyền, hoặc “Nàng Phù Cừ” của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, đều là bịa đặt. Vì trong các câu chuyện, tác giả đều cho người phụ nữ có ngôi vị “Ái Cơ” đẹp mà phải đi tu, thậm chí bị triệt sản, không con. Vì bị lầm lạc, các tiểu thuyết và tuồng không thuật theo sự thật, chỉ thêu dệt điều hư dối. Theo sách Hà tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh, tờ 4a chép: “Kỳ hậu thiếp dắng chư phòng các sanh nam nữ thậm phồn đa, phảng phất Chu Văn cửu thập chi số”(11). (Về sau, các bà thê thiếp sanh trai gái thật đông đảo, tựa hồ Chu Văn, số đến chín chục). Thực tế, ông Mạc Thiên Tích có rất nhiều vợ. Nay tìm thấy 7 ngôi mộ, vợ chánh và thứ thiếp, chưa kể những cung phi tỳ nữ thời ấy. Trên bia mộ các bà thứ thiếp của ông Mạc Thiên Tích đều có những mỹ tự, nêu rõ ngôi vị các bà: 1. Mộ số 30: Từ Thành thục nhân… Nguyễn Thị, con trai tên Chú. 2. Mộ số 23: Từ Thục cung nhân… Hoàng Thị, con trai: Dự, Hiển, Hạng, Pha. 3. Mộ số 29: Từ Hòa cung nhân… Nguyễn Thị, con trai tên Quang. 4. Mộ số 44: Từ Tín cung nhân… Ngô Thị, không con. 5. Mộ số 40: Từ Thiện an nhân… Trần Thị, không con. 6. Mộ số 41: Từ Thuận nghi nhân… Nguyễn Thị, không con. Chỉ duy bà Chánh thất được Chúa Nguyễn phong tặng Phu nhân (khi bà mất được truy tặng Thái Phu nhân), thứ đến là các bà thiếp: Thục nhân, Cung nhân, An nhân và Nghi nhân… tùy theo phẩm vị. Nhiều bà có con, trên bia chỉ ghi tên con trai, mà ta nhận biết rất dễ dàng; nhờ có bộ Thủy ở bên trái. (Ông Thiên Tích mang bộ Kim, con trai mang bộ Thủy, cháu nội mang bộ Mộc… theo hệ Ngũ hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ). Trên bia mộ Bà Dì Tự có tên người con trai, tên là “Chú”. Chữ “Chú” mang bộ Thủy. Người ta còn thấy gần mộ Bà có ngôi mộ đất, bia khắc: “Mạc phủ, Chú gia chi mộ”. Chữ “Chú” giống như trên mộ bia Bà. Trong sách NSVN của bà Như Hiên, trang 194, in hình mộ bia Bà Dì Tự, mà lời dịch câu lạc khoản trái có vấn đề. Tác giả phiên âm là: “ Lời giải thích bức ảnh bia mộ bà Dì Tự có cụm từ phản ánh điều bất cập: “Lăng mộ sư nữ Phù Dung (tức nữ sĩ Phù Cừ)…”. ở chỗ khác (trang 190, Sđd NSVN) thì gọi “Bà chúa Phù Dung” như câu: “Nữ tài danh Phù Cừ còn gọi là Chúa Phù Dung… Phù Dung cổ tự thờ bà Chúa Phù Dung”. Nơi đoạn II trên, chúng tôi đã vạch rõ: Năm 1846 mới xây dựng ngôi chùa ở gần mộ Bà Dì Tự. Mộ bia đề năm lập mộ là Tân Tỵ (1761), tính đến 1846 là 85 năm, chỗ này chẳng có chùa. Bằng cớ hùng hồn là các sách GĐTTC hoặc HVKV – TNDĐK đều không hề nói đến ngôi chùa tại đầu Bắc núi Bình san. Chỉ khi cất lại ngôi chùa cổ đã bị đổ nát ở hướng Tây Các tác giả vừa kể đều bị tác động bởi câu chuyện của sư ông Kiểu Ngọc Phước Quang, mọi người hiểu danh xưng Phù Dung là một giống hoa, diễn dịch từ tinh thần câu chuyện này. Vì thế lịch sử của ngôi chùa bị người đời sau, lúc gần đây kể sai lệch. Chúng ta không thể chấp nhận những điều sai nhầm có tính thêu dệt giả dối như vậy. (Sở Văn hóa Thông tin Kiên Giang cần xem lại lịch sử thật ngôi chùa này). Thực chất, chính danh Phù Dung là tên xưa của quả núi, có tọa độ bản đồ UTM: 48 PVS 437485, núi bị thay đổi danh xưng nhiều lần, như là: núi “Phù Cừ” từ năm 1841, núi “Bát Giác Sơn” từ sách ĐNNTC – LTNV (1865 -1882), sau cùng là tên núi Đề Liêm. Về ngôi Phù Dung cổ tự đúng nghĩa là ngôi chùa ở hướng Tây Tên núi Phù Dung đã thành danh trước khi có sách GĐTTC (1820) ngôi chùa Phù Dung cổ tự cũng có trước sách này. Trong quyển Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích, khắc in năm 1737, có đến 4 tác giả nói đến tên núi Phù Dung, như là Đan Bỉnh Ngự (Sđd. tờ 11a), Vương Sưởng (Sđd. tờ 14a), Lộ Phùng Cát (Sđd. tờ 20a) và Châu Cảnh Dương (Sđd tờ 62a). Như thế, cần minh danh cho ngôi chùa Phù Dung là: Chùa ăn theo tên núi (Phù Dung) chứ không phải vì một giống hoa nào, hoặc bởi thương cảm cho một người đàn bà nào, hoặc cô gái đáng thương nào cả. Trước đây, trong bài Đề tự quyển NACTCU của Mộng Tuyết, Cố Đông Hồ đã đặt và giải quyết vấn đề danh xưng của ngôi chùa Phù Dung có vẻ trái ngược: “Sách chép là chùa Phù Cừ mà hiện nay, ai cũng đều gọi là chùa Phù Dung là vì cớ làm sao?”. Chẳng qua Cố Đông Hồ chẳng nắm được sự chuyển dịch của ngôi chùa từ núi Phù Dung qua núi Bình San, và vụ đổi tên Phù Dung ra tên Phù Cừ của quả núi trước mặt… IV. Năm, nơi sinh: nửa trước thế kỷ XVIII tại Thanh Hoa. Chuyện NACTCU của Mộng Tuyết đã gán ép cho Bà Dì Tự làm con ông Nguyễn Nghi, chỉ vì bà họ Nguyễn; và theo Lê Quý Đôn có 6 người Việt Nam tham gia Tao đàn Chiêu Anh Các, họa thơ trong tập Hà Tiên thập vịnh, chỉ duy Nguyễn Nghi họ Nguyễn. Tác giả NACTCU cố tình gán ép như thế cho thành chuyện, cho nhân vật mang tính văn nhân. Thực sự không ai biết Bà Dì Tự con ai, sinh đẻ nơi đâu, lúc nào. Bởi vì các nhân vật thế kỷ XVIII còn mộ ở núi Bình San họ Nguyễn rất nhiều. Chỉ nhìn danh sách 7 bà vợ ông Thiên Tích, có đến 4 bà họ Nguyễn. Thậm chí ngôi mộ Nguyễn Đình đã nói phía trên, chúng tôi vẫn không tin đó là mộ cha Bà Dì Tự. Lý do: năm lập bia hoặc năm từ trần ông Nguyễn Đình là Nhâm Dần. Có hai năm Nhâm Dần liên hệ: 1722 và 1782. Ta xét năm 1722 ông Nguyễn Đình qua đời, người có tên Xuân trên bia đã khôn lớn, hiểu đạo hiếu mới hợp lý được đề tên “đồng lập thạch”. Mặt khác sách Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả chép: Khi ông Mạc Cửu mất (1735) ông Mạc Thiên Tích đúng 18 tuổi. (Ất Mão ngũ ngoạt nhị thập thất nhật Thái công bệnh khảo… Tích Công danh Thiên Tích tự thập bát tuế. “(Sđd. tờ 3a dòng 7+8) và sách GĐTTC cũng nói ông này sinh năm 1718 (Mậu Tuất, ngày 17-3) (Xem mục Lũng kỳ Giang). So với năm 1722, ông này chỉ mới 4 tuổi ! Như vậy người tên Nguyễn Thị Xuân này ắt không phải Bà Dì Tự vậy. Về niên đại 1782 không cần xét. Vì Bà Dì Tự mất năm Tân Tỵ (1761), không còn có thể lập thạch năm 1782 được. Trong NACTCU cũng như sách NSVN đều nói Thanh Hoa (hoặc Thanh Hóa) là quê quán của Nguyễn Nghi. Có lẽ tác giả NACTCU không ngờ rằng chính GĐTTC lại ghi chép sai lầm chỗ này. GĐTTC chép quê quán của Nguyễn Nghi trùng hợp với Phan Thiên Quảng (GĐTTC ghi sai là Phan Đại Quảng), Trần Trinh (ghi sai là Trần Ngoan) và Đặng Minh Bản, cả 4 người gốc Triệu Phong. Nhưng trong hai quyển sách An Nam Hà Tiên thập vịnh (kí hiệu A.441 của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội) và cuốn Nam Hải dân tộc anh hùng truyện của Thôi Tiêu Nhiên và Lý Văn Hùng đều chép giống nhau: Nguyễn Nghi hiệu Long Tựu, Trần Trinh hiệu Thiên Tể, Đặng Minh Bản hiệu Thiên Cơ và Mạc Triệu Đán tự Thành Bật đều là người Giao Châu. Chỉ một mình Phan Thiên Quảng là gốc Triệu Phong. Như vậy sách NACTCU nói quê quán của Nguyễn Nghi và Phù Cừ (ý nói Bà Dì Tự) ở Thanh Hoa (Thanh Hóa) là không đúng vậy. Đến đây chúng tôi xin phép không nói đến mục V: Quê gốc: Thanh Hoa… vì chúng tôi vừa đã thưa qua. Xin bước qua mục VI. VI. Tác phẩm Sách NSVN của bà Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền chép lại những câu đối Hán văn, những bài thơ chữ Hán hoặc thơ Nôm trong NACTCU (của Mộng Tuyết hoặc của ai khác) mà nói thơ văn của Phù Cừ. Xin đơn cử câu đối chữ Hán: Bằng thành khải kích anh hùng lược, Văn hiến huyền ca sĩ giả phong. (NACTCU – Nxb. Bốn Phương, 1961, tr.67-68; Nxb. Văn Hóa, 1996, tr.43; NSVN, tr.188). Những khách tham quan nào biết chữ Hán đều thấy câu đối trên được vẽ hai bên cổng vào, phía tay phải, đền Mạc Công Miếu hiện nay. Hãy xét câu này có tự bao giờ. Cứ theo “Mộ kiến bản từ tiểu dẫn” của ông Nguyễn Thần Hiến viết tháng 5, Đinh Dậu (tháng 6-1897): “Năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), quan đứng đầu hàng tỉnh Hà Tiên tấu xin di chuyển ngôi đền ra hướng Tây thành, cách chẳng bao lăm bước”. Như vậy đền này mới xây, cổng Tam quan xây sau năm 1846. Trước kia đền thờ 3 vị Mạc Công (do ông Mạc Công Du làm) ở phía trái chùa Tam Bảo, chỉ lợp lá, đã có thời bị hoang phế, như đã dẫn ở đoạn II trên. Thời trước, không chắc có câu đối trên ở trước cổng ngôi đền cũ, vì sách ĐNNTC – LTNV chép: “Đền thờ 3 vị Mạc Công… nguyên trước cháu nhà họ Mạc là Mạc Công Du làm đền thờ, qua năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) mới lợp ngói”(16). Trong đền bây giờ còn bài văn tế “Mạc Lệnh Công Thánh đãn tế văn”, sao lục bài văn năm Đinh Tị (1847) đời Thiệu Trị, có câu: Trúc Bằng khai Văn hiến chi bang. Có thể đây chính là câu văn gốc, từ đó gợi ra câu đối Bằng Thành khải kích anh hùng lược, Văn hiến huyền ca sĩ giả phong. Theo thiển kiến, câu đối ở phía tay phải cổng vào đền đã được cụ Nguyễn Túc, đã đỗ Hoàng giáp, thăng thụ Tri phủ (An Biên phủ), người sáng tác bài Văn tế nói trên. Như vậy, tác giả NACTCU đem câu này đặt vào miệng nàng “Phù Cừ” (giả) là cách hư cấu của tiểu thuyết, mượn ý để tải văn, chứ không phải nàng Phù Cừ (giả) làm ra câu đối này. Nữ sĩ Mộng Tuyết là người Nữ sĩ đa tài, khá chữ Hán và giỏi thơ tiếng Việt. Trong Núi Mộng Gương Hồ bộ Hồi ký của Bà, Tập I, tr.169, bà nói: “Tôi thì đã học thêm chữ Hán để làm nghề dịch tin tức từ báo Tàu. “Hơn nữa, Nữ sĩ đã xác nhận với ký giả PHANXIPAN trên báo Thế giới mới số 481, ngày thứ hai 8-4-2002 về bài “sấm truyền có một ý nghĩa xa xôi huyền bí” “Khả thủy sơn nhơn”, mà trong NACTCU (Chương mười: Tiểu thư Mạc Mi Cô) bà đã sáng tạo. Bà nói: “Chuyện cũ, có chuyện tôi nhớ, có chuyện tôi quên. Nhưng cái bài Khả thủy sơn nhơn… thì tôi nhớ kỹ. Hồi viết NACTCU, chính tôi sáng tác ra bài đó, hỏi sao không nhớ?” (TGM, số 481 tr.34, cột 2). Cũng vậy, Nữ sĩ Mộng Tuyết đã sáng tác những bài thơ chữ Hán, như bài Vịnh Liên Hoa, ( NACTCU – BP- tr.170); Nxb. VH. tr.119; NSVN – Nxb. VN TP.HCM, tr.190) hoặc bài Mãn chiểu Phù Dung phát… (NACTCU – BP, tr.103, Nxb. VH, tr.70; NSVN, VN TP.HCM, tr.191). Ngoài ra những thơ dịch bài này ra chữ Việt, hoặc bài thơ: Nguyên dạ qua đăng, chiêu anh thắng hội và bài liên ngâm giữa Phù Cừ và Mạc Hầu… đều là sáng tác phẩm của Mộng Tuyết cả. Chúng ta hãy trả về cho đúng tác giả, để mọi người chiêm ngưỡng thưởng thức chân giá trị tài hoa của người. Đem chuyện “lấy giả làm thật” này trình trước công luận, chúng tôi mong sao Nữ sĩ Mộng Tuyết thể tất cho chúng tôi, mặc dù chúng tôi hiểu rõ “lời thật mất lòng”. Nhưng, làm văn học theo cách của tác giả NSVN quả là có tội với văn học và lịch sử. T.M.Đ CHÚ THÍCH: (1) Nxb. Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, tr.186-195. (2) Nếu bia mộ đề như thế này, thì không thể dịch như Trần Thiêm Trung là: “Cư sĩ Nguyễn Đình, thân phụ của tướng Nguyễn Đính và Bà Dì Tự” được. Mà nếu hiểu tên húy là Đình Tú (?) cũng ngờ (BT). (3) Hà Tiên Mạc thị thế hệ khảo – Trần Kinh Hòa (Chen Ching ho) Hoa Cương Học Báo – Đệ Ngũ kỳ – Trừu ấn bản. Sách chỉ khảo tả 45 ngôi mộ ở núi Bình San, Hà Tiên. Ngôi mộ cuối cùng số 45, là “Phụng Nghị đại phu Mạc tiên sinh chi mộ”. Bản kê 45 ngôi mộ này cũng do ông Trần Thiêm Trung lập thành, gửi cho ông Trương Bửu Lâm Viện trưởng Viện Khảo cổ Sài Gòn, năm 1961 – 1963. Ông Trương Bửu Lâm đã nhờ ông Trần Kinh Hòa điều chỉnh, nhưng ông này chưa kịp về Hà Tiên rà soát lại thì xảy ra biến cố năm 1963 ở Sài Gòn, Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, Trần Kinh Hòa phải đi Đài Loan và Hồng Kông. Vì thế Hà Tiên Mạc thị thế hệ khảo có nhiều sai sót. (4) Chép đúng đoạn văn Đông Hồ đã dẫn tại trang 17, Bài đề tự sách Nàng ái Cơ trong chậu úp. Thực ra trong sách Đại Nam nhất thống chí – Lục tỉnh Nam Việ t còn có câu văn quan hệ mới nói rõ niên đại xây dựng ngôi chùa này, mà Đông Hồ đã cắt bỏ, không chép: “… năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) nhân dân tỉnh hạt xây sửa lợp ngói, trước sân đào giếng, theo núi dựng nhà…” (5) Đinh Xuân Vịnh: Sổ tay địa danh Việt Sách Đại Nam nhất thống chí – tỉnh Hưng Yên, VHTT số 31, Nha Văn hóa Bộ Văn hóa Giáo dục Sài Gòn 1967 – Phần chữ Hán (in bản khắc mộc bản) ĐNNTC quyển chi tam thập nhất, trang 5 dòng thứ 11, chép tên Phù Dung (vào đời Trần) giống hệt chữ Phù Dung tên núi và chùa (Phù Dung) ở Hà Tiên (Phù = Thượng Thảo hạ Phu; chữ Dung viết: Thảo thượng, Miên trung, Cốc hạ). (6) Nam Kỳ lục tỉnh địa dư chí của Duy Minh Thị do Thượng Tân Thị dịch, Đại Việt tạp chí số 50-51-52, ngày 1 và 16-11 + 1-12-1944, bị lỗi kỹ thuật thành núi Phù Duy (trang 93). Đúng trong bản chữ Hán, tập Nam Kỳ địa dư chí tịnh đồ (số hiệu VHC 01683) sách khắc mộc bản, bài Tựa đề “Gia Định thành phụng dầu lý, Cư sĩ Duy Minh Thị cẩn tự”, phần về Hà Tiên tỉnh, trang số 3, dòng số 6 in rõ: “Phù Dung sơn cự tỉnh tây bắc nhất lý, nhai cốc thương cổ hữu Phù Dung tự tại lộc tây”. (7) Hoàn vũ kỷ văn – Cửu Chân – Tỉnh Sơn – Nguyễn Du – Mã số A.585 – Thư viện VĐBC – tờ số 95a, quyển IV – An Giang và Hà Tiên; Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, lục niên Bính Ngọ… tờ 102b và 103a. (8) Ngôi đền xưa do Mạc Công Du lập khoảng các năm 1816-1818, khi ông giữ chức Hiệp trấn (1816) và Trấn thủ Hà Tiên (1818). Vị trí đền ấy theo GĐTTC ghi nhận năm 1820 là tại: “Tam Bảo tự, tự tả Mạc Công từ…” (… “Chùa Tam Bảo, bên tả chùa có đền Mạc Công”…) (GĐTTC, Nxb. GD -1998 – tr.533 phần chữ Hán và tr.201 phần dịch Việt ngữ). (9) Sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính – do Phong trào Văn hóa – Sài Gòn – 1975 – phát hành; tr.52 có đoạn nói về phép cải táng của người Việt Nam: “Trước, khi hung táng – (tức khi mới chết, đem chôn gọi là hung táng) thì (mộ) đắp hình vuông, đến lúc cải táng thì đắp hình tròn. Nhà phú quý thì xây lăng, nhà thường thì dựng mộ chí”. Phải chăng ngôi mộ Bà Dì Tự đắp hình tròn vì đã được cải táng ? (10), (12) Xem “Bài Đề tự” sách NACTCU, tr.15, 16 + 18, (Nxb. BP – 1961). Riêng NACTCU (Nxb. Văn hóa – Tp. HCM – 1996) bài Đề tự của Đông Hồ in ở tr.7 đến tr.11; những chữ “Thứ Cơ” thấy nhiều ở tr.8. Câu văn “Phù Cừ hay Phù Dung cũng đều là tên đẹp…” tại tr.9. (12) Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Doanh (Dinh), Bản A.39, Thư viện Viễn đông Bác cổ, tờ 4a, dòng thứ 4+5. (13) Hà Tiên địa phương chí – Trần Thiêm Trung – Ngày 2-5-1962, tr.55. Sách in Ronéo, xếp đặt số trang còn lộn xộn: ngoài các trang bìa, trang in lời “Tựa” của tác giả ngày 2-5-1962 và bản Mục lục, trang 1 đầu sách khởi từ chương nhất liên tục đến trang 42 thì sách không còn đánh số trang (gián đoạn 39 tờ) gồm bản đồ núi Bình San và 38 tờ kẻ văn bia 50 ngôi mộ. Sau đó các trang sách được đánh số tiếp từ trang 43 đến trang 90 và chấm dứt. Nội dung văn bản giống cuốn HT/ĐPC soạn từ ngày 5-3-1957, kể cả câu chuyện Bà Dì Tự ông Trung kể sơ lược chỉ khoảng mươi dòng. (14) Tạp chí Nhân loại, Bộ mới số 7, ngày 1-12-1958, bài Hà Tiên đất phương thành của Sơn Nam, tr.43-50. Tại tr. 47, 48 người ta thấy tác giả kể câu chuyện “Bà Dì Tự bị nhốt trong chậu” tương tự chuyện NACTCU. Nhưng ông Sơn (15) Áo Cưới trước cổng chùa của Kiên Giang Hà Huy Hà, nguyên là kịch bản, tuồng cải lương rất được ăn khách, vào các năm thập niên 60 thế kỷ 20. Năm 1989 tác giả Kiên Giang kết hợp với Mặc Tuyền chuyển thành tiểu thuyết, Nxb. Long An. Câu văn dẫn chứng tại tr.113 sách này. (16) ĐNNTC – LTNV – Tập Hạ, như chú thích số (10) trên. Tr.72: Đền thờ ba vị Mạc công. |
Cập nhật ( 18/12/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com