MỘT SỐ KẾ HOẠCH TRONG CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP * Thích Vạn Trí Phó Ban Hoằng pháp tỉnh Lâm Đồng Chuẩn bị kế hoạch là điều kiện cần thiết cho vấn đề tổ chức. Thành công hay thất bại được dự báo trước đều nhờ vào công tác hoạch định và xây dựng tầm nhìn tốt. Trong thời kỳ chuyển mình từ thủ công sang công nghiệp, từ cái nhìn kinh nghiệm nhỏ lẻ tự phát đến công nghệ khoa học có tính thống nhất tổng thể của hiện tượng xã hội, các hệ thống tôn giáo cũng cần phải phát triển khế hợp với xã hội đó. Thời kỳ gặp đâu làm đó, tới đâu thực hiện tới đó, tùy duyên theo kiểu tự phát như vậy không còn thích hợp mà đòi hỏi các tôn giáo phải có một hoạch định, tầm nhìn cụ thể lâu dài. Trong việc hoằng dương chánh pháp, Ban hoằng pháp là một bộ phận đóng vai trò quan trọng, là điều kiện phát triển cho sự cần thiết cho sự phát triển chậm hay nhanh tổ chức Phật giáo. Như vậy, để công tác hoằng pháp phù hợp cần phải thực hiện đúng qui luật của thời đại đó. Việc phải có kế hoạch và mục đích cụ thể, đối tượng thực hiện, chiến lược gần xa, và tìm hiểu tác dộng ngoại cảnh môi trường để phát triển cơ hội và ngăn ngừa nguy cơ là điều không thể không được nghiên cứu và chuẩn bị trước. Đầu tiên, chúng con xin kiến nghị một số vấn đề sau; I. Thực trạng chiến lược hoằng pháp 1. Đào tạo dù đã có nhiều lớp cao trung cấp giảng sư hình thành, tất yếu đã có một số thành công. Tuy nhiên chưa đáp ứng hết chức năng của công tác hoằng pháp, bởi vì hoằng pháp không chỉ là giảng bằng ngôn ngữ, mà cần có những giảng sư đủ khả năng tiếp cận không gian mới, trực tiếp giảng dạy thực hành các pháp môn Thiền – Tịnh -Mật. Bên cạnh đó sự tập trung đội ngũ giảng sư mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, hải đảo diễn ra trong nhiều năm qua vẫn không khắc phục được. 2. Phật giáo ở vùng sâu, vùng xa, các tộc người thiểu số. Các hình thức hoằng pháp mang tính tự phát của từng chùa, theo suy nghĩ của từng cá nhân của từng vùng miền này đã bộc lộ nhiều bất cập, chỉ mang lại lợi ích rất khiêm tốn và gặp nhiều nguy cơ rủi ro. Các cấp Giáo hội và chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức nên gặp nhiều khó khăn trong công tác hoằng pháp ở các nơi này. Trong khi đó, các tôn giáo bạn như Thiên chúa, Tin lành lại rất thành công, điều đó chúng ta không thể không suy nghĩ. 1. Phật giáo và tuổi trẻ. Hiện nay Phật giáo Việt Các hình thức sinh hoạt của gia đình Phật tử rất đơn điệu, thiếu hình bóng Tăng, Ni phụ trách và sinh hoạt giảng dạy hàng tuần. Các hình thức sinh hoạt trại hè giành cho tuổi trẻ còn quá ít chỉ diễn ra lẻ tẻ một vài nơi không có qui trình hoạt động chung. Nên tình trạng hiện nay ở các chùa đa số là những Phật tử lớn tuổi. Chúng con thiết nghĩ, tuổi trẻ là tiềm lực vô cùng quan trọng, có quan hệ mật thiết đến sự phát triển của Phật giáo, trong đó đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên. Nếu không nói hiện nay các chương trình hoằng pháp cho các thành phần dường như quá ít và sơ sài. Nếu Phật giáo không quan tâm và tiếp cận được với tầng lớp này thì xem như tre già măng không mọc. II. Ý kiến: 1. đòa tạo: Chúng ta nên đưa hoằng pháp vào một khóa trong học viện Phật giáo Việt a. Ngành thuyết giảng: chuyên đào tạo các giảng sư. Các Phật học viện có thể tuyển trực tiếp các Tăng ni ưu tú từ các trường cao trung cấp Phật giáo, hoặc qua sự giới thiệu của Ban trị sự các tỉnh, b. Ngành tiếp cận không gian mới: đào tạo kĩ năng kĩ xảo để đủ khả năng làm người tiền tạm mở đường cho công tác hoằng pháp. c. Ngành tổ chức các sự kiện công tác hoằng pháp. . Về phát triển Phật giáo ở vùng sâu vùng xa, hải đảo và các tộc người thiểu số. – Chúng con xin kiến nghị Ban hoằng pháp nên có một Ban chuyên nghiên cứu về chiến lược phát triển Phật giáo vùng sâu, vùng xa, hải đảo các tộc người thiểu số. Từ những nghiên cứu này, chúng ta có thể đưa ra các kế hoạch ngắn hạn hay lâu dài cho công tác hoằng pháp phù hợp với từng vùng từng miền. – Ban nghiên cứu này chúng ta có thể mời các giáo sư tiến sĩ, nhà nghiên cứu tâm lí, nhà dân tộc học, các già làng tộc người thiểu số và các tăng ni có kinh nghiệm, có trình độ có tâm huyết để nghiên cứu: văn hóa, tập quán, ngôn ngữ của các dân tộc, địa phương. Ban này có thể chia ra thành nhiều nhóm để nghiên cứu ví dụ như nhóm chuyên nghiên cứu về Khmemr, về Churu, về Chăm… và in ấn kinh sách bằng tiếng của các dân tộc đó để thuận tiện cho việc hoằng pháp. – Giáo hội thường xuyên tổ chức các đoàn hoằng pháp về các tỉnh còn thiếu giảng sư, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và các tộc người thiểu số. 3. Về phát triển Phật giáo và tuổi trẻ: – Ban hoằng pháp nên mở các lớp đào tạo nam, nữ cư sĩ Phật tử từ huynh trưởng trở lên về công tác hoằng pháp và hỗ trợ công tác hoằng pháp. – Hỗ trợ vật chất, khuyến khích tinh thần và có chính sách giúp đỡ rõ ràng đến với Ban hoằng pháp trong trường học, cô nhi viện, các công tác tổ chức, mời gọi học sinh, sinh v tham gia các sinh hoạt Phật giáo. – Mỗi năm, một tỉnh ít nhất một lần tổ chức trại hè, khóa tu cho thanh thiếu nên. – Có chương trình hỗ trợ kinh phí, tư vấn ngành học, chỗ ở đối với các học sinh, sinh viên theo gia đình Phật tử. – Có chương trình tu học cho Phật tử hàng tuần rõ ràng và bắt buộc phải thuộc một số bài kinh, bài sám nguyện. – Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Phật giáo cho các lứa tuổi, đặc biệt là các học sinh, sinh viên như viết truyện ngắn, làm thơ, hội họa, nghệ thuật điêu khắc, sáng tác nhạc, trò chơi, truyện tranh, game show. – Tổ chức các cuộc thi về làm phim truyện Phật giáo. – Tạo một đội ngũ nam nữ cư sĩ Phật tử làm kinh tế, thâm nhập vào các ngành nghề xã hội để hỗ trợ cho công tác hoằng pháp. 4. Đề nghị Ban hoằng pháp nên chuyên về kế hoạch cụ thể của từng năm, đối tượng thực hiện. Sau một năm đến kỳ hội thảo Ban Hoằng pháp chọn một ngày để đối tượng thực hiện báo cáo tổng kết, trình bày nguyên nhân làm được và chưa làm được để tìm giải pháp hỗ trợ phát triển. |
Cập nhật ( 02/06/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com