Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

MỘT SỐ CẢM NGHĨ BAN ĐẦU VỀ YÊN TỬ (Gs Phan Sâm)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

MỘT SỐ CẢM NGHĨ BAN ĐẦU VỀ YÊN TỬ

* Giáo sư Phan Sâm

Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một số danh thắng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới như khu Lăng tẩm Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vịnh Hạ Long và sắp tới đây là động Phong Nha … Những di sản thế giới đẹp đẽ này là điểm đến của nhiều khách quốc tế và tinh thần Việt Nam đáng trân trọng với nhiều cảnh đẹp, như Yên Tử. Có thể nói đây là địa danh của thánh tích và danh thắng, nơi đã được coi là danh sơn của miền Hải Đông xưa.

Cảnh thiên nhiên toàn vùng Yên Tử  sơn tuyệt đẹp với những Chùa, Am cổ kính từ thời Ngô Quyền, thời Lý và đã khiến Trần Nhân Tông, một vị Vua anh minh sau khi lãnh đạo quân và dân ta ba lần đánh thắng giặc xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ XIII đã chọn nơi đây làm nơi tu hành và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Từ đó Yên Tử trở thành trung tâm Phật Giáo nổi tiếng của cả nước và trong vùng, lưu danh sử sách đến nay đã 700 năm.

Đức điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là một vị Chuyển Pháp Luân Vương vĩ đại bậc nhất của thế giới, sau khi đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Suốt 2500 năm qua trong lịch sử Phật Giáo Thế giới chưa có một vị Pháp Vương, Tổ Thiền Tôn giả nào của thế giới ứng dụng được hầu như 100% những gì đức Phật Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni giảng dạy ngoài Đức Phật Việt Nam Trần Nhân Tông. Địa linh sanh nhân kiệt, đức Trần Nhân Tông là một nhân kiệt xuất và do vậy mà Yên Tử có một ý nghĩa đặc biệt cùng niềm tự hào đối với tôi và có lẽ những người Việt Nam khác cũng nghĩ như tôi nhất là những người Việt Nam sống xa Tổ Quốc.

Chùa, Am Yên Tử có đến 20 công trình lớn nhỏ nằm trên một trục dài thẳng tắp 20km tính từ trực lộ, hoặc từ hồ Yên Trung vào chân núi lên đỉnh Chùa Đồng, đặc biệt là ở lưng chừng núi sau chùa Hoa Yên, mở ra trục hoành (ngang) bố trí các Am Thiền định, Am Diêm, Am Dược và các thác nước. Thác Bạc, Thác Vàng, Thác Ngự Dội, các kiến trúc thiên nhiên cùng nhân tạo ở trên hai trục Tung Hoành làm nên một sự hài hoà giữa cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, chùa Hoa Yên, đặc biệt là chùa Vân Tiêu hay lên đỉnh chùa Đồng … con người cảm thấy hồn mình hoà quyện với thế lực siêu nhiên, cảm như mình đã nhập vào Trời đất, chưa cần phải tham thiền nhập định như chư  vị cao tăng trên Hy Mã Lạp Sơn.

Qua những thư tịch cổ và những tư liệu mà tôi đọc được về Yên Tử thì các chùa am trên Yên Tử nằm giữa đại ngàn với rừng cây cổ thụ và kỳ hoa dị thảo. Và khi vua Trần Nhân Tông đến đây đã trồng hai hàng Tùng đọc theo con đường đá xếp quanh co bên sườn núi phía dưới dẫn lên chùa Hoa Yên. Đến nay hai hàng tùng nay đã trở thành những cây Tùng Cổ thụ có tuổi 600 – 700 năm. Đây cũng là di sản quý cần được chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận.

Tham khảo ý kiến các chuyên gia thực vật lâm nghiệp, tôi được biết tùng ở đây có ba loại là Thanh tùng (Taxus chincusis), Thuỷ Tùng (Thông nước Glyptostrobus pensilis), và Xích Tùng (thông đỏ Taxus). Trong đó loại Xích Tùng không những là cây có gỗ màu đỏ đẹp mà còn có giá trị được liệt rất quý, hiện đang được nghiên cứu chiết xuất lấy loại chất, có khả năng chống ung thư. Loài Thuỷ Tùng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đã được ghi vào sổ đỏ Việt Nam cần phải được bảo vệ. Theo tôi chúng ta cần có một kế hoạch và một kinh phí đầy đủ để nghiên cứu gây giống và bảo vệ hai loại cây này ở Yên Tử, góp phần bảo vệ và tôn tạo lại cảnh quan xưa đồng thời cũng là góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của Yên Tử cũng như cả nước, một vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang quan tâm.

Yên Tử cũng còn lẽ một hệ thống rừng tự nhiên khá phong phú, trong di rừng Tre, Trúc bạt ngàn mọc sát tới các chùa, am. Rừng Tre Trúc ở đây có nhiều loại, theo tư liệu có cả loài Trúc Hoa Long, một loài có thân có lông ngắn rất đẹp, đó là một loại cây quý. Có lẽ chính vì vậy mà Vua Trần Nhân Tông đã lấy tên Trúc Lâm đặt tên cho thiền phái do Ngài sáng lập. Tre Trúc cũng như các lâm sản khác là tài nguyên vô giá. Ngoài lâm sản, Yên Tử còn là một nơi có nhiều loại cây thuốc quý. Minh chứng cho điều này là sự có mặt của am Thung (am giã thuốc) và am Dược (am chế thuốc) trong hệ thống chùa, am của Yên Tử. Đến Yên Tử tu hành, Vua Trần Nhân Tông cũng đã từng là một thầy thuốc.

Cảnh quan tự nhiên và những tài nguyên đang bị phá hoại và khai thác nghiêm trọng. Lợi dụng địa hình phức tạp và ít nhân viên quản lý bảo vệ, dân trong vùng đã vào chặt phá khoảng 1000 ha rừng Yên Tử vào cuối năm 1999. thậm chí dùng cả chất nổ để mở đường như báo Vietnam News số tháng 7 năm 2000 đã nêu. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng cần ngăn chặn.

Theo tôi, đồng thời với quá trình tôn tạo các thánh tích cũng cần có kế hoạch và kinh phí đầy đủ để bảo vệ những cảnh quan tự nhiên. Mất rừng Tre,  Trúc, mất những hàng Tùng và những cây Tùng cổ thụ sẽ không còn Yên Tử đúng nghĩa của nó.

Và sau hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng các ban ngành, đoàn thể đã đánh giá cao quần thể thắng tích Yên Tử, đã để tâm gìn giữ, tôn tạo lại khu linh địa này, kể cả vịnh Hạ Long, để nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau còn có được một di tích xinh đẹp và linh thiêng để lui tới tham quan cũng như thoả mãn nhu cầu tâm linh chính đáng, đồng thời cũng để tưởng nhớ, tưởng niệm đến một vị minh quân (Xá lợi Ngài thờ ở lăng Quý Đức, tháp Huệ Quang trước chùa Hoa Yên), một triều đại anh hùng Nhà Trần đã có công giữ gìn non sông nước Việt và giáo dục người dân sống vời tinh thần Cư Trần Lạc Đạo.

Cập nhật ( 02/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC CHÙA THỜI TRẦN (PGs Chu Quang Trứ)

NHỮNG BÀI HỌC TỪ PHẬT GIÁO THỜI TRẦN (Minh Chi)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 659
  • 3.119
  • 189.097

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học