Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

MỘT NHÀ SƯ VÀ NHÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TUYỆT VỜI

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

MỘT NHÀ SƯ VÀ NHÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TUYỆT VỜI

           Văn học nghệ thuật là linh hồn trong cuộc sống của mỗi con người. Bởi nó là loại chất hương cao cấp, chúng gắn kết qua từng giai đoạn thăng trầm, biến đổi của từng thời đại xa xưa. Đồng thời, chúng đi vào ngõ ngách tâm hồn từng phút từng giây để hướng cho con người ta nhận ra cái đúng, sai để đi vào con đường thiện đem lại sự hòa nhã, thân thiện, thương yêu nhau và làm nên non nước thái bình, an khang thịnh vượng.

          Nghệ thuật nó còn cảnh tỉnh cho những ai quay mặt với đạo đức nó khơi dậy nguồn sống lạc quan, giáo dục con người sống chân thiện mỹ bất cứ ở đâu hoặc thời đại nào, người đó dù đạo hay đời tất cả sống theo tình thương và lẽ phải.

          Qua một ngày Hội thảo khoa học “Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam bộ”, qua các bài tham luận của các đại biểu đã cho chúng ta thấy sư Nguyệt Chiếu là một người có vị thế quan trọng, chi phối trong nền âm nhạc cổ truyền Nam bộ nói chung, Bạc Liêu chúng ta nói riêng. Nhằm giúp cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ các đồng môn của ông và cái quan trọng mà ông cùng với Nhạc Khị có công chấn chỉnh lại những bài bản bắc lớn làm nền tảng cho nền âm nhạc cổ truyền, cải lương Nam bộ ngày nay.

          Là một nhân vật đi vào huyền thoại, một người có công chấn hưng nhạc lễ cổ truyền Nam bộ. Qua bài tham luận của Nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận cho chúng ta thấy sư Nguyệt Chiếu là một người tài năng có công tu chỉnh nền ca nhạc tài tử và sân khấu cải lương hiện nay. Ông cùng với Nhạc Khị là đôi bạn song hành khơi nguồn và canh tân hiệu đính các bài bản nhạc lễ và sân khấu cải lương. Hai ông để lại từ vốn quý báu ấy cho thế hệ tiếp nối phát huy và sáng tạo qua từng thời gian ngày càng phong phú như : Sáu Lầu, Cai Đệ, Mười Khói, Ba Chột, Tư Bình, Hai Tài, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Thiện Thành, Tư Quân, Hai Tố, Năm Phát, Chín Khánh, Sáu Gió, Mộc Thái, Tám Tu, Năm Nhu, Năm Nhỏ, Lý Khi … Đây là những con người sinh ra và lớn lên từ đất trẻ nhưng có được độ dày truyền thống hào hùng, anh dũng chống giặc ngoại xâm và đã làm nên một nền âm nhạc lễ, rồi nhạc tài tử cho đến sân khấu cải lương hiện nay. Đồng thời cũng bắt nguồn từ nền âm nhạc quá khứ ấy nó tôn vinh cho biết bao nhiêu danh ca từng thế hệ, nó chấp cánh cho họ bay cao lên đỉnh nghệ thuật vinh sang như Phùng Há, Ba Vân, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Út Trà Ôn … đặc biệt, qua Hội thảo này cho chúng ta thấy thêm Nghệ sĩ Lưu Hòa Nghĩa (Năm Nghĩa) đầu tiên viết bài vọng cổ nhịp 8 “Văng vẳng tiếng chuông chùa” đã được nhiều lần sư Nguyệt Chiếu tập dợt cho Năm Nghĩa và tạo điều kiện phục vụ ra mắt công chúng, từ đó không những Năm Nghĩa là một diễn viên giỏi mà còn là nhà soạn giả hay có nhiều vở tuồng giá trị cao.

          Từ ngòi pháo đó làm khơi dậy các nhà sáng tác sân khấu cải lương chuyển biến sáng tạo nâng nhịp bài ca vọng cổ tăng lên trường độ làm cho bài vọng cổ ngày càng phong phú đa dạng.

 

          Cũng từ cuộc Hội thảo này, cho chúng ta hiểu thêm về nghệ nhân Trịnh Thiên Tư – Một soạn giả lão bối đã để lại di sản văn hóa nghệ thuật cho Bạc Liêu nói riêng và ngành sân khấu cải lương Nam bộ nói chung và ông còn mở ra mục tiêu mới được các anh chị em nghệ sĩ đồng tình là : Bài ca Dạ cổ hoài lang của ông sáu Lầu, ông đề nghị mở sang nhịp tư rồi sau đó các tài danh khác nâng lên nhịp 8, nhịp 16, đến nhịp 32. Vì thế công của ông thật vô cùng to lớn đối với ngành sân khấu cải lương Nam bộ.

          Tóm lại, Hội thảo lần này qua các bài tham luận để cho chúng ta khẳng định công đức của Sư Nguyệt Chiếu là một người có công chấn chỉnh lại bài bản Bắc lớn cùng với Nhạc Khị. Đồng thời xây dựng nền móng vững chãi về hình thức nhạc lễ cổ truyền và nâng cao chân dung phong cách ca nhạc tài tử cũng như ngành sân khấu cải lương hiện nay có được một lực lượng hùng mạnh. Thời gian Hội thảo chỉ có một ngày nhưng theo tôi mang lại nhiều kết quả về tính khoa học : Khoa học về chất lượng thôn tin, khoa học về từng sự kiện lịch sử của từng người tiền bối, khoa học về vấn đáp đây là một luồng thông tin mới mang đầy tính tư liệu về con người và nền âm nhạc cổ truyền Nam bộ.

                                                                

Soạn giả Thanh Quang

Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam

Cập nhật ( 15/07/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

ĐẠI ĐẾ ASOKA VÀ SỰ NGHIỆP HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP

TÌM VỀ BẢN SẮC LỄ NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (GSTS Nguyễn Thuyết Phong)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 70
  • 724
  • 204.005

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học