13/05/2009 |
MỘT NÉT SON ĐẠO VỊ Gs.Ts. Nguyễn Thuyết Phong Viện trưởng Viện CERA – Việt Vừa trở về từ đại học Massachusetts Boston (Hoa Kỳ) trong đêm 8 tháng 5, tôi nhận được hung tin Hòa thượng Huệ Hà viên tịch, làm bàng hoàng cả người! Thế là thời gian làm việc mệt nhọc suốt mấy tuần qua tại nhiều bang ở Mỹ tôi không hay biết là Hòa thượng đã lâm bệnh nặng và vĩnh viễn ra đi! Trong giây phút tĩnh lặng, tôi nhất tâm cầu nguyện Ngài được về cõi Cực lạc. Ngài là bậc tôn đức mà tôi hết sức quí kính. Dù thời gian thực sự gặp gỡ giữa tôi và ngài diễn ra không quá 2 năm; tuy vậy, khởi đầu cuộc gặp gỡ đầy thú vị ấy diễn ra như một huyền thoại trong tôi, có thể nói suốt đời tôi không quên cuộc gặp gỡ này tại thị xã Bạc Liêu từ hơn hai năm trước. Để giải thích về một huyền thoại, người Phật tử thường dùng từ “duyên”, nếu tốt thì gọi là “duyên lành”. Khi dùng từ “duyên” thường ám chỉ điều tốt thôi! Nếu không tốt, người ta thường tránh từ nầy, và dùng từ “nghiệp”—mặc dù “nghiệp” không có nghĩa lúc nào cũng xấu. Vì môi trường làm việc của tôi ở Mỹ thường phải sử dụng tiếng Anh, từ “duyên” rất khó dịch, vì nó biến thể từ “karma” (nghiệp) trong tiếng Phạn (Sanskrit) theo ý nghĩa hết sức đặc trưng Việt Nam. Tôi yêu thích từ “duyên” rất nhiều. Cái duyên “huyền thoại” ấy qua cuộc gặp gỡ đầu tiên đối với Ngài vẫn lưu giữ mãi trong tâm hồn tôi. Tôi không chắc rằng tôi đã không quen Hòa thượng trước đây khoảng 40 năm. Một khuôn mặt đạo vị mà tôi đã có thể gặp một vài lần, hoặc nhiều lần không chừng, trước khi tôi xa quê hương. Trong thời gian ấy hay ở tiền kiếp (?) Sau lần gặp gỡ đầu tiên, ấn tượng trong tôi là khơi dậy thắc mắc ấy mà chính tôi không trả lời được. Tôi đã gặp Ngài tự bao giờ? Có thật hay không? Sao bây giờ Ngài lại ra đi?! Thật lẩm cẩm về những chuyện không đâu: chuyện thế gian nầy, giữa ở rồi đi, đi rồi ở. Nếu ai có thể nắm bắt thời gian dừng lại, thì luật luân hồi bị hũy, thế giới đảo lộn, thay vì xoay theo một trình tự mà Đức Phật đã nhìn thấy: Đi và đi mãi không dừng. Nếu không có một duyên lành được Ban tổ chức mời tham gia Hội thảo hồi năm 2007 tại Bạc Liêu về những đóng góp của Sư Nguyệt Chiếu cho nền âm nhạc dân tộc, hẳn tôi không có được cái duyên lành gặp gỡ Hòa thượng Huệ Hà. Người trợ duyên lành đến tôi (mà tôi luôn cảm kích) ấy là hai nhà nghiên cứu Phật học: Quảng Thiệt và Trần Phước Thuận. Hai vị đã đích thân gặp tôi và đề nghị tham gia hội thảo. Tôi nhận lời trong niềm hoan hỷ, vì gần 40 năm qua tôi chưa được dịp gặp gỡ nhiều vị tăng ni chân tu như thế. Lại nữa một đề tài thú vị như vậy làm sao tôi có thể từ chối tham gia?! Sáng kiến của Hòa thượng Huệ Hà dẫn đạo cho Ban tổ chức thực hiện hội thảo mang tính “bùng nổ” trong lĩnh vực nghiên cứu về âm nhạc Nam Bộ, trong ấy nói lên vai trò cụ thể của Phật Giáo trong việc phát huy và truyền thừa nhạc lễ và đờn ca tài tử từ vùng miền xa xôi cuối Việt. Ngồi vào ghế đồng chủ tọa, tôi vừa theo dõi cũng vừa học hỏi qua nhiều tham luận giá trị và thuyết phục của các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nơi. Đồng thời tôi cảm nhận tính thiêng liêng của âm nhạc đạo Phật tác động bằng tinh thần từ bi, sáng tạo vào âm nhạc dân tộc một cách mầu nhiệm. Những lúc giải lao, những lần trò chuyện, tôi càng hiểu thêm về đức độ và tư duy của Ngài. Tôi cảm nhận một hồng phúc, khi đích thân Ngài cùng các anh chị trong Ban tổ chức hội thảo lên gặp tôi ở TP Hồ Chí Minh nói lời cảm ơn đã tham gia sự kiện ấy. Tôi thành kính chấp tay xá lại Ngài trong sự ấp úng không biết sao đáp trả cho xứng đáng. Phong cách trang nghiêm của Ngài trong câu nói, trong văn chương mạch lạc, trang nhã khiến tôi càng thêm kính quí trong lúc đối diện. Chính tôi mới là người chịu ơn Ngài vì Ngài cho tôi được nhìn thấy một vận hội hiếm có ở Chùa Long Phước, Bạc Liêu. Hôm ấy tôi có một nổi mừng về sự phục hưng âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo bị quên lãng nhiều thập kỹ qua. Phục hưng về mặt nhận thức đã là quí báu lắm rồi, huống chi còn thể hiện bằng những bài tán tụng độc đáo với sự hỗ trợ của dàn nhạc lễ dân tộc! Tôi hết sức cảm kích tư tưởng phục hưng của Ngài. Tôi say mê trong giai điệu nhà chùa và giá trị độc đáo của nghi lễ Phật giáo. Nung nấu trong tôi ý thức ấy, khiến tôi sau đó có dịp mời Thượng tọa Thích Chánh Đức (Chùa Long Phước) ra đến Hà Nội thể hiện nghi “Khai đàn” (miền Trung gọi là “Khai diên”, miền Bắc gọi là “Vào đàn”) trong buổi hội diễn âm nhạc Phật giáo tại nhà hát Kim Mã. Tiết mục nầy bất ngờ gây cảm tưởng tốt đẹp về sự phong phú của giai điệu lẫn nghệ thuật múa của đạo Phật Những lần gặp nhau ở Sài Gòn, Hòa thượng Huệ Hà thường bày tỏ với tôi về việc tìm cách đưa âm nhạc nghi lễ vào các Phật học viện như một môn học chính quy và mong tôi giúp đỡ về giáo trình ấy. Việc nầy tôi nhận thấy khả thi vì chung quanh Ngài là những cộng sự, tăng cũng như tục, đầy nhiệt tâm. Không vì lý do gì không thể thực hiện được. Lại nữa, cần thiết phải làm việc nầy ngay, một khi mà một số các sư tăng, ni còn lưu giữ trong trí nhớ phần nào “kho báu” giai điệu và phương pháp thực hành nghi lễ. Riêng tập Nghi thức Đại giới đàn Nguyệt Chiếu tại chùa Long Phước trong dịp kể trên tôi nhận được trực tiếp từ quí thầy cũng đủ cho tôi một niềm tin rằng kinh điển âm nhạc Phật giáo sẽ còn có thể nhân lên gấp bội nếu chịu khó kết tập từ tài liệu của các kinh sư khắp các nơi. Giáo trình âm nhạc có thể nhờ vào đó mà thực hiện. Việc nầy sẽ khơi dậy không riêng gì ở Nam bộ mà còn ở Trung bộ, Nam-Trung bộ, Bắc-Trung bộ, và Bắc bộ, vì lẽ âm nhạc các vùng miền ở nước ta rất đa dạng và quy gốc rễ vào mỗi địa phương với nét đặc thù của nó. Trong báo cáo nghiên cứu Rockefeller tại đại học Massachusetts cuối tháng vừa qua ở Boston về hậu quả chiến tranh và niềm tin tái tạo nghi lễ Phật giáo Bắc bộ, tôi đã xác định trước các học giả và khán giả rằng sau đổ nát của chiến tranh, người Phật tử Việt Nam khẳng định sự sống, tái tạo là cần thiết. Qua phương tiện truyền thông cả nước rất thuận lợi hiện nay, ý thức xây dựng nghi lễ Phật giáo sẽ được nâng cao từ trạng thái chênh lệch đến trạng thái đồng đều. Đóng góp từ nhỏ đến lớn từ các sinh hoạt địa phương đều có ý nghĩa giúp cho nền tảng âm nhạc Phật giáo tái định hình qua từng bước. Vì nghi lễ truyền thống là cội nguồn văn hóa dân tộc, rất quí báu, không nên đánh mất. Tương tự với động thái ấy, hình ảnh thiền sư Huệ Hà góp phần gieo trồng ý thức về sự tái tạo ở miền đất phía
|
Cập nhật ( 20/05/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com