Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

MỘT CUỘC HỘI THẢO RẤT CÓ Ý NGHĨA

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

MỘT CUỘC HỘI THẢO RẤT CÓ Ý NGHĨA

ĐÃ ĐÁNH GIÁ ĐÚNG ĐẮN CÔNG LAO CỦA SƯ NGUYỆT CHIẾU VỪA GIỚI THIỆU BẠC LIÊU CÓ NHỮNG NGHỆ NHÂN NGHỆ SĨ KỲ TÀI

 

Tôi cũng đã từng đi dự nhiều cuộc hội nghị, hội thảo nhưng thú thật đây là lần đầu tiên được Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu mời dự hội thảo về một nhà sư, ấn tượng hơn nữa lại là một nhà sư – nghệ sĩ, pháp danh của ông là Đạt Bảo thường gọi Sư Ngưyệt Chiếu, một con người  kỳ tài của vùng đất Bạc Liêu trong cuối thế 19 và đầu thế kỷ 20.

Cuộc hội thảo diễn ra lúc 7 giờ 30 ngày 27 tháng 9 năm 2007 tại chùa Long Phước, một ngôi chùa thật đẹp tại thị xã Bạc Liêu với gần 200 đại biểu, đến dự có đại diện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, Liên hiệp hội, Sở Văn hóa Thông tin và nhiều ban ngành đoàn thể khác. Về phía Phật giáo có đại diện của Hội đồng Trị sự, Ban Nghi lễ TW, Ban Văn hóa TW và hàng chục Ban Trị sự tỉnh thành hội Phật giáo ở phía Nam với nhiều Giáo sư ,Tiến sĩ, nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Tất cả cùng đến dự hội thảo trong một bầu không khí thật đông vui, nhưng cũng thật là trang trọng.

Ngay trong bài tham luận đầu tiên, nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận, người đã bỏ công sức sưu tầm về cuộc đời và sự nghiệp của Sư Nguyệt Chiếu trong nhiều năm đã nhấn mạnh “Sư Nguyệt Chiếu đã ra đi từ sáu mươi năm qua, nhưng sự nghiệp của ông để lại cho đời quả thật là một sự nghiệp đồ sộ: Ông đã trực tiếp đào tạo một một lực lượng lớn nghệ nhân nghệ sĩ đàn ca tài tử, cải lương và nhạc lễ cổ truyền. Góp phần xây dựng phong trào đàn ca tài tử từ những năm đầu thế kỷ. Chỉnh tu và hệ thống bảy bản Bắc lớn để làm nền tảng cho nhạc lễ cổ truyền để từ đó làm cơ sở chấn hưng nhạc lễ Phật giáo ở Nam bộ… Ông thực sự là một nhân vật lịch sử văn hóa tích cực đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu – là một trong những người tiên phong xây dựng phong trào đàn ca tài tử và nhạc lễ cổ truyền Nam bộ trong tiền bán thế kỷ XX”.

Tiếp theo là một loạt tham luận đánh giá về Sư Nguyệt Chiếu, không những người địa phương mà cả một số nhà khoa học ở các nơi vẫn hâm mộ và đánh giá cao về Sư Nguyêt Chiếu, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong người đã được phong danh hiệu “Vinh danh nước Việt” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đã mạnh dạn phát biểu “Truyền thống âm nhạc Phật giáo rất to lớn. Đó là do công lao đóng góp của các kinh sư bậc tổ. Các vị tổ nầy có tấm lòng cao cả vì sự nghiệp âm nhạc dân tộc mà sáng tạo, phát triển để gìn giữ bản sắc Việt. Một trong những vị ấy hôm nay đáng trân trọng trên đường tìm hieu, ghi nhớ công ơn, và chúng ta thành tâm đãnh lễ trong Hội thảo nầy là ngài Nguyệt Chiếu”. Nghệ sĩ Tiến sĩ nghệ thuật Bạch Tuyết cũng nói rằng “Trong quá trình canh tân, hiệu đính, sáng tác của mình, sư Nguyệt Chiếu nói riêng, các bậc nghệ sĩ tiền bối của Nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ nói chung đã không làm kẻ lạc loài. Họ dùng âm nhạc như một phương tiện để “tải đạo”, đạo của cả dân tộc đang đi tìm sự khai phá sự tự do, độc lập. Cho đến bài tham luận cuối cùng, Tiến sĩ Trần Diễm Thúy – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát biểu “Song song với việc sưu tầm, hiệu đính, góp nhặt và sáng tạo lại những bản nhạc, điệu nhạc lễ truyền thống, Sư Nguyệt Chiếu đã tạo nên những âm sắc mới phù hợp với hòan cảnh mới, tâm tình của con người ở vùng đất mới mà nhạc lễ của Sư Nguyệt Chiếu đóng góp vào kho tàng nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ có những nét đặc thù: vừa bảo vệ được những yếu tố truyền thống, vừa phát huy tính ưu việt của dòng nhạc dân gian vào dòng nhạc lễ cổ điển, khiến nó vừa thoát khỏi sự gò bó, khô cứng vốn có của nhạc lễ cố điển, vừa chan hòa nhạc lễ cung đình Huế… tạo ra những âm sắc mới mang tính nghệ thuật cao, hài hòa và chứa chan tình người, thấm nhuần đạo hạnh”.

Sư Nguyệt Chiếu không những được các nhà khoa học đánh giá cao mà về phía chính quyền, ông Quảng Trọng Ninh cũng đã đại diện Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo cho Sở Văn hóa Thông tin, Bảo tàng tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Khoa học Lịch sử, Tỉnh hội Phật giáo và các ban ngành có liên quan “Cần quan tâm, có kế họach và biện pháp thật cụ thể để tiếp tục làm như thế nào đó nhằm khai thác, phát huy và bảo tồn cho được lọai hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của vùng đất Nam bộ này” và ông còn chỉ rõ thêm “ Thực tế cho thấy chua Vĩnh Đức tọa lạc tại phường I, là nơi dừng chân sau cùng của Sư Nguyệt Chiếu hiện còn đang lưu giữ, thờ cúng rất nhiều hình ảnh, kỷ vật của các bậc tiền nhân đã có nhiều công lao đóng góp vào quá tình hình thành, phát triển bộ môn nhạc lễ và đờn ca tài tử của vùng đất Nam bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng”. Gần cuối bài phát biểu ông còn nhắc nhỡ “Việc làm đó rất có ý nghĩa để góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung, trong Tăng – Ni và đồng bào Phật tử nói riêng về hình ảnh của Sư Nguyệt Chiếu một con người tài năng, sáng tạo biết kết hợp hài hòa giữa việc Đạo và Đời, điều đó rất phù hợp với đường hướng, phương châm hành đạo của đạo Phật là: Đạo pháp – dân tộc và chủ nghĩa xã hội" .

Cũng bởi có sự đồng thuận nhận định về công lao của Sư Nguyệt Chiếu đã có nhiều đóng góp lớn như thế cho nên trong bài kết luận, Hòa thượng Thích Huệ Hà – Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu thay mặt Đoàn Chủ tọa kiến nghị với UBND tỉnh và Hội đồng Trị sự Phật giáo Việt Nam về các vấn đề : Dùng tên Sư Nguyệt Chiếu và tiền bối cổ nhạc để đặt tên đường; Làm khu hoặc nhà lưu niệm cho các vị; Tác phẩm của Sư Nguyệt Chiếu nên đưa vào chương trình giảng dạy nhạc lễ Phật giáo; Tiếp tục thực hiện các công trình khoa học, hội thảo khoa học về các vị tiền bối cổ nhạc Bạc Liêu hoặc các vấn đề có liên quan đến nhạc lễ Nam bộ. Tôi cho rằng các kiến nghị này thật đúng đắn và phù hợp với những nhu cầu của xã hội hiện nay.

Qua cuộc hội thảo này, tôi mới biết chắc Bạc Liêu quả thật là vùng đất địa linh nhân kiệt, một địa phương xa xôi gần cuối miền đất nước lại sản sinh ra lắm bậc anh tài : Nào là Nhạc Khị, một con người gần như tàn phế nhưng lại là người tài ba lỗi lạc, người đã được giới nghệ sĩ tôn xưng là Hậu Tổ cổ nhạc Bạc Liêu; Tạ Quốc Bửu nhà thơ tiền chiến ở Bạc Liêu, người có những tác phẩm dịch thơ Đường rất độc đáo, có thể nói rất hiếm ở miền Tây Nam bộ; Cao Văn Lầu một ngôi sao sáng của cổ nhạc Vịêt Nam mà giờ đây tên tuổi đã vang ra thế giới; Ba Chột một tác giả kỳ tài, ông đã sáng tác ra đến 18 bài bản cổ nhạc, đa số là những bài cơ bản của sân khấu cải lương; Trịnh Thiên Tư vừa là một nhà giáo từng biên soạn sách giáo khoa trong thời Pháp thuộc vừa là một nhà nghiên cứu lớn trong tiền bán thế kỷ 20; Mộng Vân với một kỷ lục khó có đối thủ trong 16 năm cuối đời đã sáng tác đến 68 kịch bản cải lương, đa số đều là kịch bản có chất lượng; Lư Hòa Nghĩa tác giả bản vọng cổ nhịp 8 đầu tiên, người tiên phong mở đường cho kỷ nguyên vọng cổ; Trần Tấn Hưng đã biên soạn 6 câu vọng cổ nhịp 32, hiện nay đã trỡ thành bản cổ nhạc trụ cột của đàn ca tài trử và sân khấu cải lương… Đặc biệt nhất trong những nhân vật nổi tiếng này là Sư Nguyệt Chiếu, một tiền bối cổ nhạc, nhưng ông xuất hiện trong cõi đời qua lớp áo của một nhà sư, ông có công rất lớn trong việc chấn hưng nhạc lễ cổ truyền Nam bộ và góp phần cùng Nhạc Khị gầy dựng phong trào đàn ca tài tử vào đầu thế kỷ 20, ông đã đào tạo một lực lượng kế thừa đều là những người tài năng và có thành tích trong việc phát huy hai loại hình nghệ thuật cải lương và nhạc lễ cổ truyền Nam bộ. Sư Nguyệt Chiếu, một nhà sư – nghệ sĩ thật tuyệt vời đúng như ông Trần Phước Thuận đã phát biểu.

 Vũ Châu

Cập nhật ( 30/07/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

CÂY ĐẠI THỤ CỦA NỀN NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN BẠC LIÊU

MỘT NHÀ SƯ VÀ NHÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TUYỆT VỜI

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 573
  • 3.119
  • 189.011

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học