Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, 22 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Mối quan hệ giữa hoằng pháp và từ thiện (Thích Nữ Diệu Chánh)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẰNG PHÁP VÀ TỪ THIỆN

* Thích Nữ Diệu Chánh

Chủ trương của nhà nước hiện nay là “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Đó cũng chính là hạnh phúc và an lạc cho nhân dân. Đối với Phật giáo thì mục tiêu cũng nhắm đến sự an lạc và hạnh phúc cho chúng sanh nói chung, con người nói riêng, chỉ khác nhau ở chỗ là hạnh phúc chân thật và hạnh phúc tạm thời, nhưng muốn có được hạnh phúc chân thật không phải tách rời thế gian mà có được. “Vì vậy việc hoằng tuyên giáo pháp trong giai đoạn hiện nay Tăng ni trẻ cần quan tâm đến mối quan hệ giữa hoằng pháp và các hoạt động từ thiện xã hội.

Hoằng pháp và từ thiện là hai ngành hoạt động có liên quan mật thiết với nhau. Có thể nói hoằng pháp cũng là từ thiện và ngược lại từ thiện cũng chính là hoằng pháp.

Hoằng pháp là nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của người đệ tử Phật được thể hiện qua hình ảnh chư tăng với đời sống giản dị, giới luật tinh nghiêm, đầy đủ phạm hạnh, nhân cách, giới đức trí tuệ và hạnh nguyện đã làm rõ nét vai trò sứ mạng của Như Lai. Đó cũng là bài pháp sống động dễ đi vào lòng người, nhứt là hình ảnh chư tăng trong lịch sử đã đem đạo vào đời qua hình ảnh một lái đò như Đỗ Thuận Thiền sư. Ngày nay, chư tôn đức Tăng ni cũng đã đem đạo vào đời qua hình thức từ thiện xã hội. Cho nên Hoằng pháp và từ thiện luôn hỗ tương cho nhau trong sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp, lợi lạc chúng sanh. Vì từ thiện là một bài pháp sống động có thể gieo vào lòng người những hạt giống bồ đề từ bi trí tuệ của đạo Phật, qua hình ảnh của những người tu đạo giải thoát làm cho chúng sanh phát khởi thiện tâm, gieo trồng công đức.

Kết quả hoạt động từ thiện đã đạt được là thể hiện sự cống hiến của tăng ni, Phật tử làm công tác từ thiện. Qua tinh thần hy sinh phụng sự đạo pháp, phục vụ chúng sanh làm lợi đạo, ích đời. Kết quả từ thiện ở đây không đặt nặng vào số lượng bao nhiêu công việc, bao nhiêu tỷ đồng mà giá trị của nó phải được đo lường bởi tâm từ bi của đạo Phật. Đó là việc làm từ thiện được phát khởi từ tình thương bao la vô bờ bến.

Người làm công tác từ thiện vì tâm niệm phàm phu chỉ mong được thành tích, được tiếng khen, được hưởng lợi, được người quí mến, mang ơn mình. Người làm từ thiện với tâm thinh văn là để xả lòng tham “bố thí thắng xan tham”. Người làm từ thiện với tâm niệm Bồ tát vì lòng từ bi, vì chúng sanh đau khổ mà ta bố thí, bố thí là để đem niềm vui cho mọi loài chúng sanh.

Đỉnh cao nhất của công tác từ thiện là gieo trồng vào lòng chúng sanh nhơn lành giải thoát, để đưa chúng sanh trở về con đường lành, nên nói từ thiện cũng chính là nói đến Hoằng pháp. Ngược lại Hoằng pháp cũng chính là từ thiện, bởi pháp thí thắng mọi thí. Hoặc cao hơn nữa, chúng ta có thể nói “Tài thí nhị thí đẳng vô sai biệt”.

Hoằng pháp là sứ mạng thiên liêng của người đệ tử Phật. Nhưng không phải Hoằng pháp là chỉ đem giáo pháp đến với những người có trình độ uyên thâm về Phật pháp hay đến với những người sơ cơ vào đạo, mà ta phải làm sao cho đạo Phật đi vào cuộc đời, ươm mầm Phật pháp sâu rộng, ăn sâu vào trong tâm thức của mọi loài chúng sanh. Giúp cho mọi người chuyển hóa những khổ đau tìm được nguồn an lạc và sống vui tươi hạnh phúc trong cộc đời này.

Đối với tăng ni trẻ ngày nay, việc hoằng truyền giáo pháp, đem đạo vào đời cần phải đặt nặng vấn đề hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo. Kinh Pháp Hoa nói “tất cả các pháp đều là Phật pháp” nên tăng ni trẻ trong thời đại ngày nay chúng ta cần phải dấn thân phụng sự như: tham gia các chương trình đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, giúp đỡ cho các em cơ nhỡ, người tàn tật, tạo công ăn việc làm cho những đối tượng hoàn cảnh chịu khó làm ăn, nhưng không đủ điều kiện khả năng. Đây là các việc làm thiết thực thể hiện tình đoàn kết giữa đạo và đời, tạo mối tương quan sâu sắc trong nền tảng Phật giáo, cho hàng tăng ni trẻ thấy được một kho tàng đạo đức từ những việc làm ấy và tự xây dựng cho mình một tình thương bao la rộng lớn để phát tâm đem giáo pháp Phật Đà trang trãi cho chúng sanh.

Trong các thời đại như Đinh Lê Lý Trần là thời đại vàng son của Phật giáo. Vua Trần Thái Tông khi nhận được yếu chỉ của Hòa thượng Hư Vân: “Phật không có trong núi, Phật ở nơi tâm người”. Ngài trở về lại hoàng cung, nương pháp Phật tu thân hành thiện làm vị vua mẫu mực. Đối với đạo pháp ngài đã để lại khóa Hư lục, ngày nay còn giá trị cho tăng ni Phật giáo. Phật giáo thời ấy là Quốc giáo. Vua quan thời ấy đều là Phật tử nên Phật giáo thời bấy giờ dễ truyền bá sâu rộng trong nhân gian.

Từ thiện xã hội ngày nay cũng cần đào tạo đội ngũ tăng ni trẻ có phạm hạnh, giới đức, năng lực, trí tuệ dám dấn thân phụng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Vì tăng ni trẻ có phạm hạnh, giới đức, nhân cách, trí tuệ và có đại nguyện phát huy được đạo lực, hướng dẫn tín đồ phát tâm xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh và góp phần xây dựng đất nước. Từ những việc làm đơn giản như: bảo vệ môi trường, hay tặng những phần quà cho học sinh nghèo… thì cũng phải cần đến đạo đức và trí tuệ. Tăng trẻ được đào tạo từ các trường Phật học Phật giáo được rèn luyện đức tánh từ bi với phương châm “phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật” sẽ là rường cột cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đức Phật dạy: “đóm lửa nhỏ sẽ trở thành biển lửa; Hoàng tử nhỏ sẽ trở thành Quốc vương; vị tỳ kheo trẻ…”. Đạo được kết tinh từ chất liệu của cuộc đời mà ra hoa kết trái đó trở lại phục vụ cho cuộc đời.

Vì vậy từ thiện trong Phật giáo với sự nghiệp làm lợi lạc chúng sanh xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải ý thức rõ mối quan hệ giữa đạo và đời, giữa hoằng pháp và từ thiện xã hội. Có như thế chúng ta mới có thể hòa nhập xã hội làm lợi đạo ích đời, góp phần xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh và xây dựng đất nước Việt Nam đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Để đạt được đều nêu trên Ban từ thiện xã hội Trung ương cần kết hợp chặt chẽ với Ban hoằng pháp Trung ương, mỗi thành viên từ thiện là một chiến sĩ hoằng pháp tích cực góp phần xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh với phương châm: “phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”.

Cập nhật ( 02/06/2011 )

Related Posts

Lịch sử - văn hóa

Bạc Liêu: Dòng chảy hiếu ân hướng về cội nguồn đất nước

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
4 tuần trước
0
Lịch sử - văn hóa

Tiêu Điểm: Đưa các đề án văn hoá Phật giáo về địa phương (An Viên TV thực hiện)

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 tháng trước
0
Lịch sử - văn hóa

Ý nghĩa Phật đản PL.2567 – DL.2023: Đức Thế Tôn – Bậc đại hùng, đại lực, đại từ bi

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
4 tháng trước
0
Lịch sử - văn hóa

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
6 tháng trước
0
Lịch sử - văn hóa

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
6 tháng trước
0
Next Post

Một số kế hoạch trong công tác hoằng pháp (Thích Vạn Trí)

Những công trình tâm linh độc đáo (Hải Yến)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khánh thành cầu Phúc Lộc Thọ 1 (cầu An Sinh số 6) tại xã An Phúc huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 1
  • 559
  • 320.010

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN