MÔ HÌNH TỔ CHỨC Y TẾ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN * Nguyễn Võ Hinh Nhìn lại một tổ chức y tế dưới thời các Vua triều Nguyễn, từ năm 1802 đến năm 1883 phỏng theo mô hình thời Hậu Lê để biết thêm một hoạt động khám chữa bệnh của thời xa xưa. Vua Gia Long (1802-1820) sau khi thống nhất đất nước, giành quyền về tay triều Nguyễn đã tổ chức ngành y dược theo hệ thống quan chức có phẩm hàm. Tại kinh đô Huế có Thái y viện là một đơn vị y tế chủ yếu phục vụ cho nhà Vua, Hoàng tộc và triều đình quan lại. Theo “Khâm định Đại nam hội điểm sử lệ, quyển 258” Viện Thái y: Năm Gia Long thứ nhất (1802) đặt Chánh y, Phó y không có số lượng nhất định. Năm Gia Long thứ tư chuẩn định: Thái y viện Ngự y, trật Chánh ngự phẩm; Phó Ngự y, trật Tòng ngự phẩm; Y viện, trật Tòng bát phẩm. Cũng năm Gia Long thứ tư (1806), đã có một đạo luật thành lập Hội Y học Việt Nam thuộc triều đình và phân chia các thầy thuốc thành các cấp bậc khác nhau tùy theo khả năng và chức vụ như Ngự y là thầy thuốc của nhà Vua, Phó Ngự y là phụ tá cho Ngự y, Chánh y còn gọi là Y chính là thầy thuốc của triều đình, chủ yếu chữa bệnh cho quan lại; Phó y là phụ tá cho Chánh y, Y sinh là thầy thuốc phụ của triều đình. Ngoài ra, Viện Thái y còn có nhiệm vụ chống dịch bệnh, bào chế thuốc men, kiểm tra gói thuốc, sắc nấu thuốc và coi việc chữa bệnh. Vào năm 1814 (Gia Long thứ 12), Dưỡng tế sự hay còn gọi là Tế sinh đường được thành lập đầu tiên tại Huế rồi lần lượt cho các tỉnh khác trong nước để làm nơi cư trú cho những người già cả, bệnh tật, trẻ mồ côi, nhất là những người mắc các chứng bệnh nan y như phong hủi. Về sau, Vua Minh Mạng bỏ Dưỡng tế sự thành lập Thái y viện tại Huế. Ở các tỉnh, Tế sinh đường đổi thành Ty lương y. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) chuẩn định Thái y viện tại Huế gồm 1 Chánh ngũ phẩm Ngự y, 2 Tòng ngũ phẩm Phó Ngự y, 2 Chánh thất phẩm y chính, 10 Chánh bát phẩm y chính, 10 Tòng bát phẩm y phó, 12 Chánh cửu phẩm y sinh và 30 Tòng cửu phẩm y sinh. Về ngoại khoa có 2 Chánh bát phẩm y chính, 2 Tòng bát phẩm y phó và 16 Tòng cửu phẩm y sinh. Năm 1824, triều đình đặt ra chức Viện sứ, đứng đầu Thái y viện. Việc tuyển chọn thầy thuốc vào Thái y viện không tuân theo một luật lệ nhất định nào cả. Những ai đã từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi dù ở hoàn cảnh nào, không kể nguồn gốc xã hội cũng đều có thể gia nhập vào tổ chức Thái y viện thông qua tuyển chọn của các Ngự y. Nhưng trên thực tế, nghề thầy thuốc thường theo kiểu cha truyền, con nối nên phần lớn những người được tuyển chọn đa số là con cháu của các Ngự y và những người được Thái y viện tiến cử. Năm 1850 dưới thời Vua Tự Đức, tại Huế có một trường y học đầu tiên được thành lập mà nhân dân thường gọi là trường dạy thuốc (vị trí ngày nay là góc đường Hàn Thuyên và Đinh Tiên Hoàn) với mục đích đào tạo nhân sự cho Thái y viện do một Viện sứ đứng đầu điều hành. Hàng năm, trường dạy thuốc có mở một kỳ thi tuyển những thầy lang xuất sắc từ khắp nơi trong nước, những người trúng tuyển gọi là Y sinh, trật Tòng cửu phẩm. Việc huấn luyện y học ở các phủ, huyện do Học lại chuyên trách, học viên được cấp tiền mua dầu đèn. Viện sứ và các phụ tá chỉ phục vụ sức khỏe cho nhà Vua, Hoàng hậu, Hoàng tộc và các quan lại triều đình mà thôi. Do các thủ thuật thăm, khám bệnh phải thực hiện theo đúng nguyên tắc vọng, văn, thiết, vấn của y học phương Đông và phải thực hiện theo nghi thức gián tiếp như trên nên một phần nào nói lên sự nhầm lẫn trong khi chẩn đoán bệnh là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, khi hội chẩn, các thầy thuốc trong Thái y viện hết sức cân nhắc, đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Thường thời gian chữa bệnh kéo dài, phải chữa bao quát phòng xa để tìm ra căn nguyên gây bệnh, quan sát triệu chứng diễn biến của căn bệnh rồi mới đi đến quyết định điều trị trực tiếp. Triều đình cho xây dựng một ngôi nhà ở phía Đông Bắc Hoàng cung ngoài cửa Hòa Bình (đường Đặng Thái Thân, phường Thuận Thành ngày nay) gọi là Bình an đường, làm nơi chữa bệnh và dưỡng bệnh cho các bà cung phi. Vấn đề sản khoa và phụ khoa hoàn toàn nằm trong tay các bà mụ là những người chăm lo đỡ đẻ. Đối với binh lính bị bệnh tự tìm kiếm thầy thuốc loại thầy lang để chữa trị, nếu bệnh nặng họ được phép ra khỏi trại để chữa bệnh. Nếu chẳng may mắc bệnh nan y thì được bãi dịch trở về quê hương, bản quán tự lo liệu. Nguồn thuốc của nhà nước chủ yếu dựa vào chế độ thu thuế bằng dược liệu. Nhà Vua có quy định cho các địa phương nộp thuế bằng dược liệu thuốc theo từng loại vốn là thế mạnh “đặc sản” của từng địa phương, đồng thời định lượng số lượng thuốc phải nộp tính theo đầu người, thí dụ như tỉnh Thái Nguyên phải nộp Diêm tiêu bình quân mỗi đầu người 12 cân mỗi năm. Ngoài ra nguồn dược liệu còn do các Đông y, Thái y viện khai thác bằng cách mua của Trung Quốc thông qua các nhà buôn thuốc người Hoa kiều. Các y quan làm nghề thuốc, hàng năm triều Nghuễn có chế độ định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực chữa bệnh để quyết định chế độ thưởng, phạt. Đối với những thầy lang làm nghề thuốc, Luật Gia Long quy định trừng phạt nặng những trường hợp chữa bệnh sai, ngộ độc, gây chết người và trừng trị những trường hợp thầy thuốc cố tình mưu hại bệnh nhân vì tư thù, tư oán, hiềm khích hoặc vụ lợi. Ai cố tình dùng trái thuốc để người bệnh chết thì bị xử chém. Để đề cao nền y học cổ truyền, năm Minh Mạng thứ sáu (1825), triều Nguyễn đã cho xây dựng Y miếu bên trái cạnh chùa Thiên Mụ thuộc huyện Hương Trà (Hương Long, Hương Trà ngày nay) để thờ cúng, tế tự các bậc danh y nổi tiếng đời xưa. Tại kinh đô Huế, Thái y viện là đơn vị y tế chủ yếu phục vụ cho nhà Vua, Hoàng tộc và quan lại triều đình. Còn việc chữa bệnh cho nhân dân hoàn toàn phó mặc cho các thầy lang, thầy phù thủy là những người hành nghề tự do; tuy không có phẩm hàm khuyến khích nhưng đổi lại họ không bị ràng buộc bởi một đạo luật nào. Để hoạt động hành nghề y dược, các thầy lang thường tụ họp nhau lại hình thành các Phổ thầy thuốc, vừa bắt mạch, khám bệnh, vừa kê đơn bốc thuốc. Hàng năm các thầy thuốc thường tổ chức lễ cúng Phổ, một hình thức cúng tổ như tổ thợ mộc, thợ nề, thợ may … Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghề nghiệp nhằm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, thăm hỏi lẫn nhau, tạo mối liên hệ liên kết giữa các thầy thuốc trong hoạt động y dược ở từng vùng, từng địa phương và giữa các địa phương với nhau. Thông qua hình thức tổ chức nghề nghiệp truyền thống này, các thầy thuốc có dịp nắm bắt các thông tin, biết được biệt tài của từng người về chữa trị bệnh nhằm giới thiệu cho các bệnh nhân đến chữa bệnh khi cần. Trên thực tế các thầy lang băm nhiều lĩnh vực còn giỏi hơn các Ngự y do các nguyên nhân như các thầy thuốc hành nghề tự do tiếp xúc nhiều với người bệnh, nhiều loại bệnh, phạm vi địa bàn hoạt động rộng, mỗi thầy thuốc thường hành nghề ở một vùng cư dân quen thuộc, do đó kinh nghiệm thực tiễn phong phú hơn các Ngự y. Ngoài ra, tâm lý chữa bệnh thoải mái, không bị ức chế bởi luật pháp như có thể bị mất đầu chỉ vì sơ suất nhỏ khi chữa bệnh cho Vua, quan. Chính vì vậy nên hàng năm trường dạy thuốc của triều Nguyễn mở một kỳ thi để tuyển chọn những thầy lang xuất sắc ở khắp nơi trong nước vào trường và được gọi là Y sinh. Các Y sinh trúng tuyển sau một thời gian bổ túc nghề nghiệp và học tập những quy định trong cung sẽ được tiến cử, sung vào Thái y viện. Hoạt động y dược chữa bệnh cho nhân dân của các thầy lang thường mang tính bao quát từ khâu khám bệnh, bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc, theo dõi chữa trị bệnh nhân cho đến khâu tự tìm kiếm thuốc và bào chế thuốc. Nguồn thuốc chủ yếu tự trồng lấy (thuốc Kế tiếp truyền thống y học dân tộc với các danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông; dưới thời các Vua triều Nguyễn cũng đã nổi lên các thầy thuốc xuất sắc như Lê Trác Như, Nguyễn Quang Lượng, Nguyễn Huân, Nguyễn Kinh Hạp, Đặng Văn Xuyền, Nguyễn Dịch, Nguyễn Đình Chiểu … Nhiều người được tiến cử vào cung khám bệnh cho Vua như Nguyễn Quang Lượng, người đã từng tham gia “Nam dược cục” dưới triều Tây Sơn nhưng vì giỏi thuốc nên được Tổng trấn Bắc thành tiến cử vào khám bệnh cho Vua Gia Long năm 1818. Sau khi xem bệnh, ông đoán trước ngày chết của Vua Gia Long. Dưới thời Minh Mạng, ông được mời vào làm Thái y nhưng ông đã từ chối. Đặc biệt nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Thừa Thiên, đã sáng tác nhiều văn thơ yêu nước cách mạng, vừa soạn thảo sách thuốc “Ngư tiền vấn đáp thuật” (1867) bằng thơ Nôm để nói về y học truyền tụng trong nhân dân. Từ thế kỷ XIX khi Tây y tràn vào Việt |
Cập nhật ( 28/02/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com