MIỆT VƯỚN VÀ CÂY TRÁI * Sơn Nam – Trương Ngọc Tường Trong tiếng nói dân gian, vườn là danh từ khá mơ hồ, để phân biệt với ruộng. Ruộng, tuy gọi ruộng lúa, nhưng ta vẫn nghe nói ruộng muối, ruộng cà. Vài mét vuộng trồng rau cải, gọi là vườn rau. Một mảnh vài hécta để trồng mít, trồng xoài, gọi là vườn mít, vườn xoài. Những cơ ngơi tới hàng chục hécta trông tiêu, trồng dừa, cau, vẫn được gọi là vườn tiêu, vườn dừa, vườn cau; thậm chí, trước 1945, trong dân gian gọi vườn cà phê, vườn trà, vườn cao su thay vì gọi đồn điền cao su, cà phê…
Ở Nam Bộ, khi Pháp đến xâm lược hồi cuối thế kỷ 19, hai tiếng “đồn điền” còn khá thông dụng; lập đồn điền là quốc sách chiêu mộ dân khẩn hoang, theo tổ chức bán quân sự, tay súng tay cày. Dân đồn điền đã tích cực chống Pháp, tiêu biểu nhất là đồn điền của cơ quan Trương Định ở Gò Công. Thực dân Pháp ra lệnh giải tán vì “đồn điền” gợi ý nghĩa chống xâm lăng, dân điền là nghĩa quân, nghĩa dân, Bởi vậy thời Pháp, những mảnh đất to rộng canh tác ruộng lúa phải gọi vấn tắt là “điền”, thí dụ như điến Tây Cờ Đỏ, điền Ông Kho, điền hội đồng X… Nghề trồng cây ăn trái đã xuất hiện từ đời Gia Long về trước, Gia Định Thành Thông Chí ca ngợi đồng bằng sông Cửu Long, với vườn ruộng xanh tốt, như vùng Cái Thia dọc theo bờ và cù lao trên sông Tiền quanh năm không úng lụt, vùng rạch Sa Đéc, Nha Mân, Trà Ôn. Mục “Sơn Xuyên” của tư liệu nói trên, mô tả những đồi núi, sông rạch. Riêng về trấn Định Tường (hiểu là vùng Mỹ Tho) đặc biệt có ghi thêm tiểu mục là Viên, (vườn): “Ở huyện Kiến Đăng và Kiến Hưng, là vùng sông Mỹ Tho, theo dọc tiền qua rạch Gầm, đến Cái Bè, Cái Thia. Khu vực này mãi đến nay vẫn nổi danh với vường trầu. Vườn trầu của 1 thộn Hóc Môn Bà Điểm đã nổi danh từ khi dân ta đến khia hoang vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. Mãi đến những năm cuối thế kỷ 19, tuy nổi danh với cây ăn trái, vùng Cái Mơn lấy nghề sản xuất trầu rang làm cơ bản: trầu tươi, hái lá, áp vào cái chảo nóng cho tương đồi khô, để bảo quản, bán cho phía Hậu Giang, nơi nước mặn, và lên Campuchia. Nguồn lợi về vườn, xuất khẩu qua Campuchia từ đời Gia Long vẫn là cau khô, trái chín già, gọi là cau “tầm vung”. Chợ Cái Bè đã nổi danh với kiểu bè độc đáo, có thể so sánh với chiếc xà-lan ngày nay. Gia Định Thành Thông Chí mô tả: “Chợ phố ở Cái Bè trù mật, nhiều nhà phú hộ dự trữ cau (cau trái, khô) để bán lên Sài Gòn, lại chế tạo nhiều lán ghe, tức là những ghe tải, ghép ván làm cái mui, dài từ mũi đến lài ghe, dưới làm hầm chứa, dự trữ những bông vải, vỏ cây, cá khô và những thổ sản của Campuchia, dùng toàn những người thiện nghề cầm sào đứng trên mui mà chống, để đi mua bán ở Cao Miên”… Ta thấy chuyến đi chở cau, chuyến về chở cá khô, bông vải… Trpng Đại Nam Quốc Ân Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, đã thấy nhiều từ dính dấp đến “miệt vườn”. Gạo vườn, bắp vườn là loại gạo, loại bắp mang hương vị độc đáo của vùng phù sa, phía đồng bằng, phía Tây Nam. Khu vực Đỗ Công Tường đến lập vườn quít, đời Gia Long, hoặc sớm hơn. Vườn trở thành kiểu chuyên canh, đem huê lợi đáng kể, có lẽ từ giữa thế kỷ 19, với việc cải tiến công cụ (cái mai, cây cuốc bằng sắt), Đặc biệt với kỷ thuật đào mương liên tiếp, kiểu thủy lợi nội đồng khá tinh vi. Về thuế vụ, thời phong kiến chia ra điền và thổ. Điền là ruộng lúa, thổ là đất khai thác huê lợi khác, không phải ruộng: Thổ trạch (đất nền nhà), tang căn thổ (trồng dâu), vu đậu thổ (trồng khoai đậu), cam giá thổ (trồng mía). Đáng chú ý, về vườn, gọi viên lang thổ, theo nghĩa đất trồng cau, loại cây có giá trị kinh tế lớn. Mãi đến thời Pháp thuộc, trước 1945, thuế vườn cây ăn trái trong bộ điền vẫn gọi thuế “viên lang”, dấu ấn của giai đoạn xa xưa mà cây cau chiếm vị trí hàng đầu; cam, quít, mận, còn ở hàng linh tinh. Khi thực dân Pháp vừa mới sang, bảng thống kê cảng Sài Gòn năm 1862, ghi có xuất khẩu dầu dừa với khối lượng còn khiêm tốn là 2.363 thùng (baril, thùng nhỏ) và một số ít cau khô. Về trái cây thì nhập quá nhiều, mãi đến thời Pháp và Mỹ, nào cam tàu, chà là, nho, bôm, xá-lỵ, trái vải hộp…Vùng Lái Thiêu (Sông Bé) và vùng Cái Mơn (Bến Tre) được thực dân chú ý vì đất đai thuận lợi, thêm họ đạo Thiên Chúa phát triển. Cây sầu riêng du nhập sớm, ở Lái Thiêu, mãi đến năm 1924 mới đưa ra thị trường Sài Gòn. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vườn phát triển nhưng theo tư liệu của thực dân để lại, chỉ ghi con số khái quát, xem như nguồn lợi thứ yếu; bấy giờ nguồn lợi vườn để xuất khâu vẫn là dừa. Vùng Vĩnh Kim, Cai Lậy, Cái Bè bỏ bớt đất trồng dâu nuôi tằm chuyển sang vườn cây ăn trái. Phía Hậu Giang nhờ kênh rạch thông nên diện tích vườn tăng thêm: cam quít ở Phong Điền (Cần Thơ) không đủ cung cấp cho nhu cầu ở Phía Tây. Miệt vườn (Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long) thêm sung túc, trái cây không đủ cung ứng cho nhu cầu của vùng Sài Gòn – Chợ lớn ngày càng đông dân, lại còn đưa xuống phía Hậu Giang những cây giống, nhánh chiết mà nhà vườn ở Cái Mơn nổi tiếng với tay nghề cao, được tin cậy gần như giữ độc quyền. Ngoài giống cây ăn trái còn có hoa kiểng mà giới trung lưu và điền chủ phía Hậu Giang chờ đón. Khối lượng trái cây ở miệt vườn, (thêm vườn phía Lái Thiêu, Biên Hào) tuy đáng kể nhưng chẳng thấm vào đâu, so với nhu cầu chính đáng của người dân. Dân nghèo ở Sài Gòn cũng như phía Đồng Tháp Mười, U Minh hoặc hải đảo gần như khó được dịp ăn măng cụt, sầu riêng, nhãn. Vườn nhãn sau chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển thêm ở Vĩnh Châu (tỉnh Hậu Giang), ở Mỹ Đức, Long Sơn (Tân Châu), hoặc Bà Rịa, nhưg phần lớn lại đưa về Sài Sòn, chưa kể những vườn cây ăn trái phía cao nguyên Đà Lạt. Thời kháng chiến, vườn tược bị phá hủy khá nhiều, diện tích vườn cây ăn trái có hướng phát triển dọc theo lộ giao thông đường bộ (An Hữu), với xoài, dừa. Giặc Mỹ dũng mọi thủ đoạn độc ác nhất để phá hoại vườn tược. Theo thống kê năm 1867, ở tỉnh Vĩnh Long cũ có : -6 ha chôm chôm, 14 ha dầu ăn trái, 24 ha sabôchê, 25 ha măng cụt, 70 ha vú sữa, 80 ha sầu riêng, 112 ha cóc, 300 ha bưởi, 1200 ha quít, 1300 ha cam, 1478 ha xoài, 4236 ha dừa. Năm 1986, ở tỉnh Mỹ Tho cũ, trái cây xuất tỉnh 20.000 tấn, bán trong tỉnh 5 triệu trái. Sau ngày đất nước giải phóng đến năm 1984, với sự cố gắng vượt bực để khôi phục và cố gắng phát triển vườn, riêng huyện Mỏ Cày (Bến Tre) có lối 80 triệu trái dừa, vùng chợ Lách (Bến Tre) có 5400 ha vườn cho hàng năm 1.500 tấn chanh, trên 5.000 tấn chôm chôm, 2000 tấn cam, 2000 tấn quít. Kỹ sư Đặng Kim Sơn đã ghi vài con số về vườn cây ăn trái (các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, nhà sản xuất Thành Phố Hồ Chí Minh, 1986): -Năm 1960 – 1961 : 20.195 ha vườn ở các tỉnh Định Tường, Vĩnh Long, Phong Dinh (Cần Thơ) – Năm 1961, ở đồng bằng sông Cửu Long có 20.415 ha ăn quả với sản lượng 126.900 tấn – Năm 1980 diện tích cây ăn trái là 108.800 ha – Năm 1983, diện tích lên đến 169.470 ha. Riêng huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), nơi nổi tiếng với cây ăn trái loại quí (cam quít), mật độ dân số 577.5 người/?, trung bình 1hộ có 0.81 ha đất nông nghiệp, bằng 1/2 diện tích canh tác lúa. Huyện Cái Bè có 9.887 ha vườn cây ăn trái, trong đó hơn 7000 ha được khôi phục sau 15-20 năm bi6 bỏ hóa vì chiến tranh. Tỉnh Tiền Giang : có 1000 ha trồng cam, riêng ở Cái Bè đã tập trung 500 ha. Tưởng không là lạc đề, nếu ghi lại đây vài nét về tác động chính trị của kinh tế vừon. Đồng bào đã đến đây định cư mà gần như đồng thời với phái Bến Nghé, Đồng Nai. Thời xưa, khu vực không bị ảnh hưởng lũ lụt hàng năm của Mỹ Tho được gọi khái quát là đất Ba Giồng, Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn mãi tranh chấp vùng này, ai chiếm được là thắng. Mỏ Cày, Ba Vát, Hổ Cứ, Cai Lậy, Trà Tân, Rạch Gầm thường được sử gia nhắc đến. Thực dân Pháp vừa chiếm Sài Gòn là đã nghĩ đến việc đánh Mỹ Tho, trước khi đánh lên Biên Hòa. Tân Thành, thành lũy do nghĩa quân xây dựng, chọn đất Mỹ Quí- nay là xứ nhãn. Phủ cậu được dân miệt vườn ủng hộ tích cực. Hai cuộc khởi nghĩa Thủ Khoa Huân. Thiên Hộ Dương đều bám vào miệt vườn. Thực dân chọn những tay cáo già, ác ôn để trấn áp miệt vườn, cụ thể là tổng đốc Lộc ở Cái Bè (cai quản luôn vùng Cai Lậy là phủ Tâm. Trong phong trào duy tân phát triển mạnh, ở Ba Dừa xông xáo nhất là Nguyễn Ninh Triết biệt danh là Cả Trận. Phạm Quỳnh từ Bắc vào, đã đến Vĩnh Kim, làng quê trù phú của miệt vườn để dò xét giới nhân sĩ. Năm 1940 đình làng Long Hưng là trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, địch ném bom Vĩnh Kim… Thời kháng Pháp, chống Mỹ, tuy sẵn có nhiều đường giao thông thủy bộ giúp địch dễ kiển soát, nhưng vườn lại là địa hình mà ta biết sử dụng một cách sáng tạo; mương và liếp, là nơi thuận lợi để du kích gài lựu đạn, làm hầm bí mật. Với kinh tế vườn, cán bộ thoát ly được yên tâm, người miệt vườn hào hiệp, tích cực giúp đỡ cán bộ. Phong trào Đồng khởi dấy lên ở xứ dừa Bến Tre năm 1960./. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com