Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Mầu nhiệm tiếng chuông chùa (Nguyễn Hữu Hiệp)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

MẦU NHIỆM TIẾNG CHUÔNG CHÙA

* Nguyễn Hữu Hiệp

Chúng ta đều biết, ở đâu có chùa thì nơi đó sớm chiều đều có tiếng chuông vang ngân – “tiếng chuông đặc hữu” – Tiếng Từ Bi. Có lẽ ấn tượng nhất là tiếng chuông vào buổi sáng, bởi nó không chỉ là “phương tiện” nhắc nhở hành giả trên đường tu tập, mà còn có khả năng làm cho cả thôn xóm, làng xã trở mình phấn khởi đón chào một ngày mới, thật sự gây cảm giác sảng khoái nhẹ nhàng cho những ai còn đang “mê giấc”. Âm thanh trầm lắng của tiếng chuông chùa thật là thiêng liêng kỳ diệu! Ta hãy cùng đọc lại mấy vần thơ thuộc thể truyền thống của các thi gia, để cùng họ cảm nhận tiếng chuông hòa bình ngân vọng từ Những ngôi chùa danh tiếng (1).

 

Trước hết là bài “Vịnh chùa Trấn Quốc” trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất nước ta, tương truyền được dựng từ thời Lý Nam Đế (544 – 548), qua nhiều cuộc bể dâu, chùa được trùng tu nhiều lần, nay vẫn tọa lạc cạnh Hồ Tây, Hà Nội:

…Hây hẩy hương trời thơm nửa xạ

Làu làu đèn Bụt rạng như tô

Kìa ai đủnh đỉnh làm chi đấy

Một tiếng kình khua một chữ mô!

 

Cũng trong ý ấy, thiền sư Viên Học (1053 – 1116) khi đúc xong quả chuông treo ở chùa Quốc Thanh (làng Phù Cầm) đã làm bài kệ:

Sáu thức tối tăm khổ đêm dài

Vô minh che đậy mải mê say

Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giấc

Thần lười dứt sạch, được thần thông.

                            (HT. Thanh Từ dịch, Thiền sư Việt Nam)

 

Ở chùa Non Nuớc (tọa lạc chân núi Non Nước, Tx. Ninh Bình) có bài thơ lục ngôn tả cảnh chùa này trong Hồng Đức quốc âm thi tập, trong đó có 4 câu với tiếng chuông oai nghiêm đồng vọng:

Phật hư vô cảnh thiếu thừa

Khách danh lợi buồm xuôi ngược

Vẳng nghe trên gác boong boong

Lẩn thẩn dưới chiền lần bước.

 

Để thực sự cảm hóa những người mải mê bon chen danh lợi:

Cảnh người ngày tháng ba thằng mục

Chùa Phật hôm mai một tiếng kình

Danh lợi vì đây lòng chẳng tưởng

Bốn mùa phong cảnh có ai tranh.

 

(Nửa sau bài Vịnh chùa Tiên Châu của Nguyễn Hữu Đức – một ngôi chùa cổ danh tiếng nhất ở Vĩnh Long).

 

Ca ngợi “Cảnh đẹp chùa Túy Vân” vua Thiệu Trị đâu chỉ tận mắt thấy mà còn tai nghe “Chuông vẳng dội khu ngàn”:

Màu xanh vòi vọi bao xuân đọng

Rồng rắn cheo leo khéo ẩn thân

Động vắng hương nồng thơm bãi biển

Gió hòa, chuông vẳng dội khu ngàn…

 

  Chùa Túy Vân ở huyện Phú Lộc, đầu tiên do chúa Nguyễn Phúc Tần cho dựng lên ở núi Túy Vân, sau được các vua Minh Mạng, Thiệu Trị trùng tu lại; (được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ 9 trong 20 cảnh đẹp xứ Thần kinh).

 

Và tiếng chuông chùa Non Nước – Ngũ Hành Sơn ở Quảng Nam – không chỉ lan tỏa trên đường, trên sông, mà còn “trên ngọn trào” nữa! Bài Lên núi Ngũ Hành lưu đề của Nguyễn Khuyến:

Ngũ Hành đẹp ngất trời cao

Núi thần trên biển chỗ nào tìm đây?

Chín tầng nhật nguyệt bao vây

Lưng đèo sóng vỗ tràn đầy nước lên

Trời quang vách đá mưa liền

Hồi chuông đêm vắng đổ trên ngọn trào

Ngắm nhìn cảnh đẹp biết bao

Bấy nhiêu nỗi bực lẽ nào chẳng tan?

 

“Lẽ nào chẳng tan?” – hỏi tức đã trả lời, và hơn thế nữa, những vần thơ duới đây của một người em gái vua Minh Mạng đến tu tại chùa này đã khẳng định, tiếng chuông chùa hoàn toàn có khả năng đánh tan tục niệm. Đó là một ý lớn trong bài thơ do bà làm gửi cho nhà vua, cho biết đã dốc chí tu hành thì không thể khứng chịu lời khuyên về kinh lấy chồng, khiến vua không chỉ phải chìu lòng, mà về sau còn cho trùng kiến chùa và cửa tam quan đồ sộ như cổng ở lăng miếu. Bà mượn thiền môn làm phương tiện giải thoát, bởi dưới mắt bà:

Thế sự nhìn xem rối cuộc cờ

Càng nhìn càng ngắm lại càng nhơ

Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm

Bỏ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa.

 

Thiêng liêng thay tiếng ngân của quả chuông đồng “Bảo Đài Hương Tích sơn hồng chung” – một cổ vật ở chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây), được đúc năm 1655 – mà Chu Mạnh Trinh đã viết trong bài hát nói “Hương Sơn phong cảnh” nổi tiếng:

… Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt

Hững hờ khe cá yến nghe kinh

Thoảng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng!

 

Tác dụng của tiếng chuông chùa nào phải giới hạn ở những chừng mực như thế! Hai câu đối bằng Việt ngữ ở gác chuông chùa Quán Sứ (đường Quán Sứ, Hà Nội):

* Hồi chuông cảm động chín mười phương, nam vô Phật, vợi thành sầu, vơi bể khổ;

Niệm kệ huyền thông ba bảy cõi, chuyển cơ Trời, phụ quốc thái, hộ dân an.

* Chuông sương kêu gọi hồn kim cổ,

Lầu gió đi về bóng sắc không.

 

Nếu hồi chuông chùa Quán Sứ cảm động chín phương Trời, mười phương Phật, thì tiếng chuông chùa Thiên Mụ – ngôi chùa cổ nhất, nổi tiếng nhất ở Huế – chúa Nguyễn Phúc Châu đúc vào ngày Phật đản tháng tư năm Canh Dần (1710) nặng 3.285 cân, không chỉ ngân vang lời “Nguyện cầu gió mưa hòa thuận, nước thịnh dân an, chúng sanh trong pháp giới đều được vẹn toàn, trí tuệ” (chạm trên mình chuông) mà cũng “khiến” ba ngàn thế giới rửa sạch bụi trần:

Tiếng chuông vọng nghe kề bên khóm trúc,

Tam thiên thế giới tiêu trần tục,

Bát bách hồng thanh cảm đạo huyền…

                                              (Nguyễn Quảng Tuân, Cảnh đẹp chùa Thiên Mụ)

 

Vua Thiệu Trị còn cho ”tiếng chuông chùa Thiên Mụ” rền vang cũng “cảm giới u minh”:

Gò cao chùa cổ bên sông

An nhiên nguyệt tướng mặt vòng tròn gương

Niệm tan phiền não sầu thương

Ba ngàn thế giới tĩnh đường ba sinh

Chuông rền cảm giới u minh

Ban mai tiếng tụng hiển linh đạo huyền

Thánh công Phật tích lưu truyền

Nhân lành quả tốt khắp miền nước non.

 

 Như hiện tượng hi hữu “Thạch điểm đầu” (2) thiêng liêng kỳ diệu, khi Nguyễn Cư Trinh làm Tuần vũ ở Quảng Ngãi, nhân ngoạn cảnh chùa Thiên Ấn (lúc chùa chưa bị chiến tranh 1947 tàn phá – đã được trùng kiến lại vào năm 1959, khánh thành 1961), ông cảm nhận tiếng chuông chùa hẳn cũng làm thức tỉnh cả cỏ cây. Ông làm bài thơ “Vịnh Thiên Ấn niêm hà” (ấn Trời đóng trên sông):

Xanh kia dấu tích còn vuông vức

Nhận lại non sông rõ dáng hình

Cách thức còn in đồ cổ tự

Cỏ cây nào phụ tiếng chuông linh…

 

Nếu Hòa thượng Chuyết Công (thiền sư Trung Hoa, sang tu ở Việt Nam) cảm khái “Mỗi chiều chuông nổi đuổi hoàng hôn”, thì Nguyễn Cư Trinh cảm nhận “Tiếng kình chày nện trăng chênh ao làng”. Và còn hơn thế nữa, tiếng chuông chùa “Đã kêu, kêu thấu thái dương sáng bừng”, bởi vì như sự vùng vẫy tự do của cá kình nơi biển cả, “tiếng kình” thanh thản lan tỏa mặc nhiên chinh phục mọi vật thể hữu hình và vô hình, không có gì có thể ngăn trở được, kể cả … đôi vầng nhật nguyệt!

Hoa kia gió sớm sương rơi

Tiếng đâu văng vẳng qua nơi đầu cành

Thú vàng gầm thét bên ghềnh

Tiếng chày kình nện trăng chênh ao làng

Người chầu Phật tỉnh giấc vàng

Nước kia mở mặt chọn đường sư sanh

Cảnh thiền, chuông gõ kêu vang

Đã kêu, kêu thấu thái dương sáng bừng.

       (Nguyễn Cư Trinh, Tiêu tự thần chung – Tiếng chuông sớm ở chùa Tiêu. Bản dịch Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục, q. 5).

 

Sự cảm nhận âm thanh đồng vọng của “Tiếng Từ Bi” hãy còn bàng bạc trên hầu khắp các tuyệt tác của lớp thi nhân. Với họ, tiếng chuông chùa là nguồn thi hứng dâng trào, không giấy bút nào có thể ghi chép cho hết được cái ý chất và phong thái hồn nhiên siêu thoát ấy! Tâm trạng hành giả thuần thành sao khỏi bàng hoàng lâng lâng sảng khoái? Nhất là khi nghe thấm hồi chuông dài, những 108 tiếng! Đó là một thứ âm thanh kỳ diệu, thức tỉnh tất cả chúng sanh muôn loài vậy!

 

Chú thích:

(1) Một số những bài thơ trong bài viết này được trích dẫn từ Những ngôi chùa danh tiếng, do Nguyễn Quảng Tuân biên soạn. Viện NCPHVN và Nxb. Trẻ, 1990.

(2) Thạch điểm đầu: đá gật đầu. Điển: Đạo Sinh trong khi nghiên cứu Phật pháp, tìm thấy cái lẽ “xiển đề” cũng có Phật tính. Muốn chứng minh sự nhận xét của mình có đúng hay không, Sinh lấy đá chất xung quanh rồi nói cho đá biết cái lẽ ấy. Xong hỏi đá có đúng không. Đá liền gật đầu. Về sau, Đạo Sinh đọc đến kinh Niết Bàn, lại thấy trong kinh này đã nói cái lẽ “xiển đề” càng có Phật tính.

Cập nhật ( 06/03/2012 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Mùa xuân qua thi kệ (Như Hùng)

Sám hối nghiệp chướng (Tịnh Không)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 96
  • 724
  • 204.031

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học