LỊCH SỬ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT * TVST Sưu tầm Ngày nhà giáo Việt Lịch sử: Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Khi Việt Nội dung quyết định số 167-HĐBT: Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương. Ngày Nhà giáo theo quốc gia: Ngày Nhà giáo là ngày lễ được tổ chức tại một số quốc gia với mục đích tôn vinh các giáo viên. Tùy theo mỗi quốc gia, ngày Nhà giáo vẫn được tổ chức trong những ngày làm việc bình thường, hoặc ngày Nhà giáo có thể là một ngày nghỉ (holidays). Ấn Độ: Shikshak Divas ngày 5 tháng 9: Đây là ngày sinh của thủ tướng thứ hai của Ấn Độ, nhà triết học, Tiến sĩ Radhakrishnan. Trong ngày lễ này, mặc dù thầy cô giáo và học sinh sinh viên vẫn đến trường nhưng các hoạt động học tập trong trường lớp được thay thế bằng các buổi lễ kỷ niệm, và các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh sinh viên đối với giáo viên. Trong một số trường học, việc giảng dạy của các thầy cô giáo sẽ do các học sinh sinh viên lớp lớn đảm nhiệm nhằm thể hiện sự kính trọng đối với các giáo viên. Argentina: Dia del Maestro ngày 11 tháng 9: Ngày mất của Domingo Faustino Sarmiento. Albania: Festa e mёsuesit ngày 7 tháng 3: Trường học đầu tiên được mở tại Ba Lan: Dzień Nauczyciela ngày 14 tháng 10: Ngày 14 tháng 10 năm 1773, Hội đồng giáo dục Quốc gia Ba Lan đã được thành lập theo sáng kiến của vua Stanisław August Poniatowski. Brasil: Dia do Professor ngày 15 tháng 10: Một sắc lệnh điều chỉnh các trường tiểu học ở Brasil. Lễ kỷ niệm nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc và ngày 15 tháng 10 năm 1963 được chính thức xem là ngày Nhà giáo Brasil.[1]. Chile: Día del Profesor ngày 16 tháng 10: Năm 1975, ngày 10 tháng 12 được chọn làm ngày Nhà giáo vì nhà thơ Chile Gabriela Mistrall đoạt Giải Nobel vào ngày này năm 1945. Tuy nhiên đến năm 1977, ngày Nhà giáo lại là ngày 16 tháng 10, ngày mà trường Cao đẳng Sư phạm Chile (Colegio de Profesores de Chile) được thành lập[2]. CHND Trung Hoa: 教师节 ngày 10 tháng 9: Vào ngày này, học sinh sinh viên có một số hoạt động thể hiện sự kính trọng với thầy cô giáo, ví dụ như tặng quà, tặng hoa và tặng thiệp cho thầy cô. Cộng hòa Séc: Den učitelů ngày 28 tháng 3: Ngày sinh của Comenius. Thông thường thì không có hoạt động hay buổi lễ gì đặc biệt trong ngày Nhà giáo của Cộng hòa Séc, nhưng các thầy cô giáo cũng tặng quà cho nhau trong ngày này. Croatia: Dan učitelja ngày 5 tháng 10: Ngày này các thầy cô và học sinh được nghỉ. Ecuador: Ngày 13 tháng 4. El Salvador: Ngày 22 tháng 6: Được xem là một ngày lễ lớn của quốc gia[3][4]. Hàn Quốc: Ngày 15 tháng 10: Áp dụng tại Hoa Kỳ: Ngày 6 tháng 5: Tuần lễ chứa ngày 6 tháng 5, tức tuần đầu tiên của tháng 5, được gọi là Tuần Nhà giáo Hoa Kỳ (Teacher Appreciation Week). Học sinh sinh viên thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô trong ngày này bằng việc tặng thầy cô các món quà kỷ niệm. Tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association – NEA), miêu tả ngày Nhà giáo là "ngày tôn vinh các giáo viên và các đóng góp của họ cho cuộc sống của chúng ta"[5]. Lịch sử của ngày Nhà giáo Hoa kỳ được nêu trong trang web của NEA.[6] Nguồn gốc của ngày Nhà giáo Hoa Kỳ phải nói là hơi kỳ quặc. Vào năm 1944, Ryan Krug, một giáo viên ở Winconsin đã đề nghị với các nhà lãnh đạo chính trị giáo dục rằng nước Mỹ cần có một ngày lễ vinh danh các thầy cô giáo. Vào ngày 7 tháng 9 năm 1976, bang Massachusetts đã quyết định ngày 11 tháng 9 là ngày Nhà giáo của bang. Trên thực tế, ngày Nhà giáo của bang thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Sáu, và tuần lễ chứa ngày này lại là Tuần Nhà giáo của bang. Hồng Kông: Ngày 10 tháng 9: Trước sự kiện Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, Ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 28 tháng 9 theo truyền thống của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1950. Sau khi được trao trả về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997, Hồng Kông tổ chức ngày Nhà giáo cùng thời điểm với CHND Trung Hoa. Hungary: Ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 6. Indonesia: Hari Guru ngày 25 tháng 11. Iran: Ngày 2 tháng 5 (vào ngày 12 tháng Ordibehesht trong lịch Iran). Tưởng niệm sự hy sinh của Morteza Motahari vào ngày 2 tháng 5 năm 1979. Litva: Mokytojo diena ngày 5 tháng 10: Vào các năm 1965-1994, ngày Nhà giáo được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Kể từ năm 1994, khi UNESCO chọn ngày 5 tháng 10 làm ngày Nhà giáo Quốc tế, Lítva cũng tổ chức vào cùng ngày với UNESCO. Malaysia: Hari Guru ngày 16 tháng 5: Ngày này được chọn vì vào tháng này năm 1956, Hội đồng Lập pháp liên bang Malaysia nhận được nhiều văn bản đề nghị quan tâm tới ngày giáo viên từ Ủy ban Giáo dục, xem như nền tảng của nền giáo dục quốc gia. Văn bản Razak Report quyết định chọn ngày giáo viên Mexico: Día del Maestro ngày 15 tháng 5. Mông Cổ: Багш нарийн баярын өдөр. Ngày cuối tuần đầu tiên của tháng 2. Nga: День учителя ngày 5 tháng 10: Trong các năm 1965 – 1994, ngày Nhà giáo là ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Từ năm 1994, ngày Nhà giáo Nga được lấy theo ngày Nhà giáo Quốc tế 5 tháng 10. Pakistan: Teacher’s Day ngày 5 tháng 10: Ngày này được tổ chức nhằm thể hiện tầm quan trọng của giáo viên và nhấn mạnh sự tiến bộ của học sinh, của xã hội là do chất lượng của giáo viên trong hệ thống Giáo dục Peru: Día del Maestro ngày 6 tháng 7: Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Peru, vào ngày 6 tháng 7 năm 1822, người giải phóng (libertador) José de San Martín đã thành lập trường học đầu tiên (dành cho nam giới) dựa vào nghị quyết được thông qau bởi Hầu tước xứ Torre Tagle José Bernardo de Tagle. Đến năm 1953, Tổng thống Manuel A. Odría quyết định lấy ngày 6 tháng 7 làm ngày Nhà giáo Philippines: Araw ng mga Guro ngày 5 tháng 10: Theo Tuyên cáo số 479 của Tổng thống Philippines[8] , ngày Nhà giáo Phillipines được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 để tôn vinh hơn 50 vạn thầy cô giáo trong cả nước. Tuy nhiên, "ngày Nhà giáo" (Tagalog:Araw ng mga Guro) ở Phillipines thường được tổ chức vào khoảng tháng 9 hay tháng 10 tại các trường học (chủ yếu là ở các trường tiểu học và trung học cơ sở). Vào ngày này, các thầy cô thường được học sinh, sinh viên tặng quà (ví dụ như tặng các đóa hoa gài trên ngực áo), và các học sinh cũng thường tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ như đọc thơ, biểu diễn các điệu nhảy, hát,… Các hoạt động văn nghệ này thương là do các học sinh sinh viên lớp lớn, nhất là những sinh viên có chân trong Hội Sinh viên của trường đó. Đối với các trường của người Hoa ở Philippines, ngày 28 tháng 9 được xem là "ngày Nhà giáo" thật sự (giống như bên Trung Hoa Dân Quốc, ngày Nhà giáo được lấy theo ngày sinh của Khổng Tử) và đó là một ngày nghỉ lễ. Vì vậy, các buổi lễ, các hoạt động chúc mừng thầy cô được tổ chức vào ngày hôm trước, 27 tháng 9. [9]. Đối với một số trường Công giáo, ví dụ trường De La Salle Philippines, ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 26 tháng Giêng. Trường này mở hẳn một trang web lớn để học sinh và cựu học sinh có thể gửi các lời chúc mừng của họ đến các thầy cô giáo. Tháng giêng cũng được xem là Tháng Nhà giáo Slovakia: Deň učiteľov ngày 28 tháng 3: Là ngày lễ lớn nhất của nhà giáo tại Singapore: Ngày 1 tháng 9. Đây là một ngày nghỉ lễ chính thức. Còn buổi lễ mừng ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 8 tháng 10, hôm mà hoc sinh sinh viên được nghỉ nửa ngày. Thái Lan: วันครู ngày 16 tháng 1: Vào ngày 21 tháng 11 năm 1956, Thái Lan quyết địng chọn ngày Nhà giáo là ngày 16 tháng 1. Ngày Nhà giáo đầu tiên được tổ chức vào năm 1957. Thổ Nhĩ Kỳ: Öğretmenler Günü ngày 24 tháng 11: Lãnh tụ Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Atatürk cho rằng thế hệ mới sẽ được tạo ra bởi các thầy cô giáo. Đồng thời Atatürk còn được người dân Thổ tôn vinh là Người thầy đầu tiên (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Başöğretmen) do ông đã có công lớn trong việc tạo ra bảng chữ cái mới cho nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923. Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan): 教師節 ngày 28 tháng 9: Ngày Nhà giáo của Trung Hoa Dân Quốc vinh danh đức hạnh, những đóng góp của của thầy cô giáo cho xã hội cũng như những khó nhọc mà họ phải chịu đựng khi đã theo đuổi nghề "đưa đò" cho học sinh. Người dân thường nhân ngày này bày tỏ sự kính trọng của họ đối với các thầy cô giáo, ví dụ thăm hỏi hoặc tặng thầy cô các tấm thiệp mừng. Ngày Nhà giáo được tổ chức để kỷ niệm ngày sinh của Khổng Tử, người thầy đáng kính của nền giáo dục Trung Hoa cổ điển. Thật ra, vào năm 1939, theo quyết định của Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc, ngày Nhà giáo lại là ngày 27 tháng 8 vì thời đó người ta cho rằng Khổng Tử sinh vào ngày này. Đến năm 1952, ngày Nhà giáo mới được Hành chính viện (行政院, tên tiếng Anh: Executive Yuan) đổi lại như hiện nay, theo ngày sinh chính xác của Khổng Tử trong lịch Gregorian. Ngày Nhà giáo tại Trung Hoa Dân Quốc là một ngày lễ rất lớn, được tổ chức ở hầu khắp các đền thờ Khổng Tử trên toàn hòn đảo Đài Loan. Chính vì vậy ngày lễ này còn được gọi là Tế Khổng Đại Điển (祭孔大典). Buổi lễ bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng bằng một tiếng trống. Sau đó 54 nhạc công mặc áo choàng, thắt lưng xanh cùng với 36 (hay 64) vũ công mặc áo vàng, thắt lưng màu lục bắt đầu biểu diễn các điệu nhảy mừng ngày lễ này. Tất cả những việc này được tổ chức bởi người đứng đầu dòng họ Khổng của Khổng Tử (hiện nay là ông Khổng Đức Thành, 孔德成) cùng với các quan chức khác. Trong buổi lễ, các súc vật như bò, dê, lợn được hiến tế. Bộ lông của những con vật này được gọi là Bộ lông của sự Thông thái. Và trong buổi lễ còn có phần trao giải thưởng cho các nhà giáo có nhiều cống hiến quý giá cho nền giáo dục Trung Hoa Dân Quốc. Úc: World Teachers’ Day. Ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 10[13] Việt Nam: Ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11: Xem thêm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một ngày lễ rất lớn ở Việt |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com