LỊCH SỬ GÂY MÊ * Triệu Hòa CHỊU ĐAU HAY LÀ CHẾT Từ hàng ngàn năm nay, những người nhổ răng, thợ cạo và phẩu thuật gia đã biết cách mổ xẻ, cắt bỏ những khối áp – xe (abcès), những phần cơ thể bị hoại thư hay bất cứ vết thương nào. Giải pháp duy nhất để giảm bớt đau đớn là làm thật nhanh. Nhiều người có thể cắt một ngón tay hay một cẳng chân của bệnh nhân chỉ mất vài chục giây ! Mãi đến thế kỷ thứ 16, nhà phẩu thuật lỗi lạc Ambroise Paré mới khuyên nên dùng hỗn hợp gồm thuốc phiện với rượu mạnh để giảm bớt đau đớn và khâu vết thương lại thay vì đốt cháy bằng một thanh sắt nung đỏ quá ư tàn bạo. Trên đường rút quân khỏi nước Nga, Dominique Larrey, phẩu thuật gia của Napoléon nhận thấy rằng giá lạnh giảm bớt đau đớn cho người được phẩu thuật và có thể duy trì cách này để cắt những chi bị hoại thư. Thế nhưng không có cách nào có thể ngăn chặn được tiếng kêu la đau đớn của những người xấu số. Vì thế trong các bệnh viện, người ta đặt phòng mổ cách xa khu điều trị để tránh tiếng rên la gây khiếp hãi cho bệnh nhân và người thăm bệnh. TỪ NHỮNG NHÀ HÓA HỌC ANH… Năm 1789, John Priestley cô lập oxygène và thu được một chất khí kỳ cục là protoxyde d’ azote (khí gây cười). Năm 1794, Humphrey Davy, một chàng trai 16 tuổi theo học nghề được nhận thấy chất khí của Priestley giảm bớt những cơn đau răng. Anh đề nghị dùng nó để chống lại đau đớn, nhất là trong phẩu thuật nhưng những người thân cận chẳng ai buồn đếm xỉa đến chất khí “quái quỉ” ấy. Năm 1818, Michael Faraday, người nổi tiếng từ lâu với những phát minh về đệi khám phá hiệu ứng gây mê của éther, một chất khí gần gủi với protoxyde d’ azote. Thế nhưng phát minh này không được khai thác. Sau nhiều lần thử gây mê bằng éther và phẩu thuật cho một số con vật, năm 1824 bác sĩ Henry Hill Hickman đệ trình lên Hội y học Anh nhưng hoài công. Năm 1828 ông đến gõ cửa Viện hàn lâm y học Pháp nhưng chỉ một mình Larrey ủng hộ. …ĐẾN NHỮNG NHA SĨ MỸ Trong thời gian đó, tiếng tăm của những phát minh này vượt sang bên kia bờ Đại Tây Dương và trở thành đề tài chính trong những lời đàm tiếu. Ngày 10.10.1844, Harace Wells, nha sĩ ở Hartford (thủ phủ bang Connecticut, Mỹ) cười ngặt nghẽo khi hít phải khí gây cười do người bạn của ông vô ý gây ra mà không hề hay biết. Thậ ngạc nhiên, hôm sau ông mê man và nhổ một chiếc răng nhưng không có cảm giác gì cả. Ông làm lại thí nghiệm này cho nhiều bệnh nhân rồi báo cho nhà phẩu thuật danh tiếng J.C. Warren ở HẾT ĐAU Theo lời chỉ dẫn của một người bạn là nhà hóa học Charles Thomas Jackson, Morton làm thí nghiệm nhiều lần với éther suljurique tinh khiết, Sau đó NGAY CẢ NỮ HOÀNG Éther gây mê tốt, nhưng khi hít vào, nó lại gây nên những cơn ho ngầm, có khi dẫn đến tử vong. Vì vậy các nhà khoa học đã thử nghiệm đủ loại chế phẩm khác. Năm 1847, để giảm bớt đau đớn cho các sản phụ, James Young Simpson, giáo sư sản khoa ở Édimbourg sử dụng chloroforme vừa được Pierre Flourens, một người Pháp chứng minh khả năng gây mê của nó. Ngày 7.4.1853, bác sĩ John Snow truyền bá phương pháp này bằng cách dùng cho nữ hoàng Anh TỪ NGỬI KHÍ ĐẾN BƠM TĨNH MẠCH Năm 1872, lần đầu tiên người ta gây mê bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch nhờ những bơm tim (seringgue) do thiên tài người Pháp Charles Gabriel Patraz hoàn chỉnh từ năm 1852. Mãi đến thế kỷ 20, phương pháp này mới phổ biến rông rãi cùng với chế phẩm tin cậy nhất là Pentothal ra đời năm 1934. Nhờ việc quản lý đồng thời giữa gây mê bằng morphine phần nào xoa dịu cơn đau, các bác sĩ có thể giới hạn liều lượng thuốc giảm đau. Ngày 23.1.1942. Rriffith và Johnson, hai phẩu thuật gia ở Montréal ( |
Cập nhật ( 16/04/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com