Lịch sử kiến tạo; cấu trúc và truyền thừa chùa Sắc từ Tây An núi Sam Châu Đốc * Đỗ Thủ Khoa Nền đất kiến tạo chùa Tây An sau nầy nằm trên ngôi đền hay chùa hoang phế của văn minh Phù Nam và Khmer;trong đợt đào móng trùng kiến chùa tìm được những phế tích như miểng sành lu hủ cùng với tượng thần Siva bằng Ô Kim [đã bị thất lạc sau năm 1975].Theo Đại Nam Nhứt Thống Chí của triều Nguyễn;chùa nằm trên triền, lưng tựa vách núi; mặt ngó ra ngã ba sông [tiền tam giang hậu thất lãnh] thiệt lá cảnh như gấm vệt chốnThiền Lâm;trong thời gian làm Tổng Đốc An Hà kiêm Trấn Tây thành [tức là thành của VN trên đất Nam Vang;ngang với chức Bảo hộ trước đó] Mưu Mược Tướng Doản Uẩn trúc tạo chùa năm 1847 thời Thiệu Trị năm thứ 7;trong lễ lạc thành có thỉnh Ngài Tăng Cang Hải Tịnh -Tiên giác dòng Lâm Tế đời 37 xuống chứng minh[đồng thời trông coi chùa Thiên Mụ;chùa Từ Ân ;Khải Tường;Giác Lâm và Giác Viên] ;Ngài được tôn là Khai Sơn Tây An Tự.
Buổi ban đầu sơ khởi là thảo am;đến mấy đời sau mới từ từ trùng kiến ngày càng lớn thêm ra;nhứt là vào thới Tổ Nhứt Thừa – Minh Võ va Tổ Bửu Thọ-Như Mật;cấu tạo xưa theo hình chử TAM gốm phủ Qui;chánh điện;giảng đường nối với Hậu tổ có cơi nóc lầu theo ngôi nhà miền Nam 3 gian hai cháy với cột kèo rui mè toàn bằng cây danh mộc quí hiếm cùng đồ từ khí biển liển;bao lam thành vọng liển đối chạm trổ kỳ khu vàng son rực rở.Mặt tiền chùa ngó vô trước hết là ban thờ Hộ Pháp và Tiêu Diện cùng với tượng Tam Hoàng Ngủ Đế theo lịch sử thời lập quốc Trung Hoa;kế đến là bàn thờ chánh gồm hết thảy các Tượng Phật;Bồ Tát;Bích Chi La Hán Thiện Thần trên 36 từng Trời Đao Lợi Thiên cung theo pháp hội Kỳ Hoàn Tịnh Xá thời Phật còn tại thế.Đặc biệt có bộ phù điêu Sám Bài gồm 5 vị Phật và bồ Tát kỵ thù do thợ Tàu vẻ linh động vô cùng ít thấy trong các chùa xưa;2 bên vách thờ 18 vị La Hán và 10 vị Diêm Vương;riêng mổi trụ cột có tượng 4 Thiên Vương và 8 vị Kim Cang ;Địa Tạng Vương Bồ Tát;qua 2 lồi đi ra sau Hậu Tổ có thở Quan Vân Trường và Đạt Ma Sư Tổ.sau lưng chánh điện có bàn thờ Quan Âm với Thiện Tài Long Nử kế tiếp là nghi Quả đường có tượng Chuần Đề cởi chim công;cuối cùng là bàn thờ Hậu Tổ liệt thờ chư Tổ 5 dòng phái Thiền tông mà dòng Lâm Tế là chánh được chia ra làm 3 bản chánh và tả hửu 2 bên ;trên bàn nầy ngoài 30 long vị chạm trổ sơn son thếp vàng có 5 tượng bắng danh mộc gồm Tổ Khai Sơn và chư tổ Nhứt Thừa;Hoằng Ân và Bửu Thọ;bên ngoài chùa chạy dọc theo có hành lang rộng rải để khách thập phương để vô ra cúng lạy ;riêng 2 bên hông chùa có Đông Lang làm nhà thờ linh ký tự;sau là khu mộ Tháp trân tàng linh cốt chư vị Tổ sư trụ trì chùa;đặc biệt có Mô Phật Thầy được đông đảo thập phương thiện tín lễ lạy suốt ngày;bên hông kia là Tây Lang dùng làm nhà khách ;sau là nhà trủ chuyên lo việc trai soạn.vị đại thì chủ chùa là ông bà Nội của Phu nhân cố Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ hiến cúng điền sản thâu huê lợi hắng năm cho nhà chùa.Trong đợt trùng tu kỳ công nhứt vào năm 1957 do cụ tổ Bửu Thọ xây đửng 3 ngôi cổ lầu theo văn minh pha hòa Ấn Hồi làm ngôi chùa cao ra và nổi bật lên bầu trời núi non tĩnh mịch;chùa có 2 bảo vật vô giá là Đại hồng chung tiếng kiêu u trầm ko thua gì chuông Thiên mụ và trống Sấm mổi lần chuyển Bát Nhả vang dậy 1 góc trời.từ dưới đường lộ leo hằng chục nấc thang lên sân chùa ngay cổng Ngủ môn có thờ tượng Quan Âm Tống Tử;qua cổng trước sân chùa có cập voi trắng đen thay vì Sư tử coi như vật trấn môncúng 2 vị Thiện hửu và Ác Hửu lộ vẻ hung ác và từ ái trên nét mặt.Toản bộ tượng trong chùa đều bằng cây danh mộc đến nay có đến hơn 200 vị và số ít bằng đồng thau
Trụ trì đầu tiên là Tổ Tiên Giác;kế đến là Phật Thầy hiệu là Pháp Tạng-Minh huyên đời thứ 38 ;Tổ Nhứt Thừa cùng đời 38;sau nửa mấy Ngày sau đây cùng đời với nhau là tổ Huệ Quang ;Tổ Trang Nhiêm;tổ Thuần hậu ;tổ Như Đắc;tổ Bửu Thọ- Như Mật tất cà đều đờ thứ 39;sau cùng là HT Huệ Kỉnh húy Hồng Cung thuộc đời 40 mới vừa viên tich mấy tháng trước đây.
Tây n nằm trong hệ thống chùa Lâm Tế pháp phài Nguyên Thiều từ Trung Hoa truyền sang từ thế kỷ thứ 17;tiên khởi lập chùa Thập Tháp Di Đà tại Qui Nhơn;sau ra Thuận hóa lập chùa Hà Trung;rồi lên Xuân kinh lập chùa Quốc Ân;dòng nầy vô nam trước tiên lập 2 chùa tại Biên hòa là Đại giác và Kim Cang;su theo di dân vào Nam định cư tại đất Sai gòn lập các chùa :Khải Tường;Kim Chương;Từ Ân;Giác Lâm; Giác Viên;kế xuống lục tĩnh lập Tây an và Phù Dung tại Hà Tiên.
Trong năm 1871 tổ tiên giác có mở giới đàn thật long trọng để truyền trao giới pháp cho hậu học Tăng ni khắp lục tĩnh nam kỳ qui tụ về thọ giới thật như mở hội.trong hệ thống pháp phái tây an có nhiều vị làm sáng danh con nhà Thích tử thiền môn ;điển hình là những vị Tăng Cang Quốc Sư triều Nuyễn như :ngài Thiệt thành-Liễu Đạt;Tổ ấn -Mật Hoằng;Tổ Tông-Viên Quang bạn đồng song với phó Tổng Trấn thành Gia Định Trịnh hoài Đức;Tổ Tiên Giác- Hải Tịnh;Tế Chánh -Bổn Giác và sau cùng là Hoằng Ân-Minh Khiêm;quí Ngài nầy trước sau được các vua nhà Nguyễn tuyên triệu ra Huế làm Tăng Cang thống lảnh tăng chúng các ngôi quốc tự như Thiên Mụ; Thiền Lâm và Quốc Ân.Từ thời Tây thuộc ho đến 2 trào Cộng Hòa miền Nam và Trường Viển Đông Bát Cổ hiệp cùng bộ Văn hòa giáo dục[phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách văn Hóa] ra nghị định chùa TA là DI TÍCH LỊCH SỬ LIỆT HẠNG đáng được trân trọng và bảo tồn cấm phá hoại và sửa mới[xin nói thêm đây là tài liệu theo sự truyền thừa phái Lâm Tế;khác với phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy;người viết hoàn toàn có trách nhiệm khi đặt bút viết bài khảo cứu nầy;vả lại kẻ hèn nầy là đệ tử qui y thế độ tại TA ;mà Bổn Sư truyền giới là ĐLHT Bửu Thọ ban pd lả Huệ thanh; húy Hồng Khoa đời thứ 40] |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com