LỄ HỘI BÀ THU BỒN Ở DUY XUYÊN – QUẢNG * Nguyễn Văn Sơn Hàng năm, khi mùa xuân về, người dân làng Thu Bồn xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam lại rộn rã mở hội Bà Thu Bồn được coi là Bà mẹ của xứ sở. Một đánh rước nước ngay tại dòng sông Thu Bồn được tổ chức vào đêm 11 và 12 tháng 2 âm lịch, mang theo những sắc màu lung linh rồi tụ về lăng, mở đại lễ tưởng niệm, cầu cho quốc thái dân an. Đây là một trong những lễ hội mở đầu trong chuỗi “Lễ hội Quảng Nam – hành trình di sản”. Đến nay, không một ai sống trên vùng đất Duy Tân, Duy xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn nói riêng, cũng như người dân đất Quảng nói chung lại không biết về truyền kỳ của bà. Truyền thuyết về bà gắn liền với làng Thu Bồn. Đây là một làng nép dưới bóng tre xanh bên dòng sông Thu Bồn – con sông lớn nhất đất Quảng đã đi vào thơ, vào nhạc….. Truyền thiết kể rằng: Ngày xưa có ông bà phú hộ sinh được một người con gái, mới lọt lòng đã có mái tóc dài ngang lưng, hàm răng trắng ngà. Đặc biệt cô chỉ cười chứ không khóc như bao đứa trẻ khác. Nghe chuyện lạ, mọi người ở khắp nơi đổ về xem, ai cũng cảm mến và ao ước sinh được đứa con xinh xắn như thế. Lên 5 tuổi, cô đã biết dùng các lá cây để chữa bệnh cho mọi người trong làng và về sau chữa bệnh cho khắp nơi trong vùng mà không hề nhận lấy chút thù lao hay lễ vật gì. Đến tuổi 50 bà được dân làng tôn vinh là Đức Bà Hằng Cứu Thế. Bà nhập cõi bồng lai đúng giờ Ngọ ngày 12-2 âm lịch. Theo di ngôn của bà, dân làng không dùng vải vóc mà dùng hoa lá để tẩm liệm. Cổ quan tài của bà đặt tại đình làng cho hết thất tuần (7 ngày, 7 đêm), các chức sắc thay phiên nhau túc trực lo hương khói. Đến đêm thứ 7 khi dân làng cảm nhận được mùi hoa thơm ngào ngạt bèn chạy ra đình xem đã thấy nắp quan tài tung lên, xung quanh chỉ toàn là hoa sứ mà không có xác bà. Mọi người thương tiếc, họp bàn và xây cho bà một ngôi đền, cung nghinh chiếc hòm hoa sứ về thờ phụng, hàng năm hành lễ, đền đáp “ơn cao, đức trọng” của bà. Có rất nhiều dị bản về truyền thuyết Bà Thu Bồn. Có người cho bà sống vào thời vua Lê Thánh Tông và nữ tướng tài ba của Chiêm Thành, có mái tóc dài rất đẹp. Sau khi thua trận, bà chạy về hướng thánh địa Mỹ Sơn. Khi đến ngang làng Thu Bồn, tóc của bà vướng vào cành cây, ngã từ trên lưng voi xuống! Lại có truyền thiết kể rằng: Bà có tên là Bô Bô (hay Pô Pô)…. Điều đáng chú ý là trên bài vị của bà ghi là Bô Bô phu nhân. Vua Minh Mạng đã sắc phòng là “Thượng Đẳng Thần” với duệ hiệu “Mỹ Đức Thục Hạnh Bô Bô Phu Nhân”, nhưng nhân dân nơi đây vẫn gọi bà theo tên của con sông quê hương: Bà Thu Bồn. Như vậy, bà là một vị thần người Chăm, tên là Bô Bô đã được Việt hóa về danh thị trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa cùng với sự di cư khai hoang lập làng của người Việt. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Chăm và Việt trong tín ngưỡng Bà Thu Bồn thể hiện ở chỗ và được xem là vị thần bảo hộ cho cả cư dân sống trên bờ lẫn cư dân sống dưới nước bằng nghề ghe, thuyền đánh bắt thủy hải sản. Theo truyền thống, hàng năm cứ đến ngày 12-2 âm lịch dân làng Thu Bồn lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến bà. Ngoài ra, vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng dân làng Thu Bồn vẫn có thói quen dân hương và lễ phẩm cúng bà. Có thể nói, lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian mang đặc thù của địa phương trong sự giao thoa văn hóa, khác với những lễ hội ở miền Bắc hay ở miền Việc chuẩn bị cho lễ hội được thực hiện rất chu đáo từ trước đó nhiều ngày. Trước ngày mở lễ hội, các vị chức sắc, bô lão trong làng họp bàn cách thức mở hội, cử chánh tế, lên lịch trình, phân việc cho mọi thành viên trong làng….. Ông Chánh Tế được dân làng chọn sẽ là cầu nối giữa cõi thiêng và tục, giữa thần và dân, thay mặt dân làng thể hiện lòng thành kính cũng như để đạt mọi nguyện vọng lên bà. Vì vậy, chánh tế được chọn phải là người lớn tuổi, minh mẫn, có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu về phong tục, lễ nghi của làng…. Ban lễ do dân làng lập ra, phần lớn là những người có chân khoa mục, có học hành, có chức sắc trong làng, ngoài ra còn có nhiều thanh niên lo việc khiêng kiệu….. Lễ rước sắc từ nhà ông chủ sắc về lăng bà diễn ra vào buổi chiều 11-2. Người dân kể lại, khi còn tượng bà thì có lễ rước nước từ sông lên lăng để tắm tượng. Lễ rước sắc được tổ chức sau khi bà được phong là: “Mỹ Đức Thục Hạnh Bô Bô Phu Nhân Thượng Đẳng Thần”. Sau lễ rước sắc là lễ rước nước, dân làng đứng chật cứng hai bên bờ sông – đường dẫn vào làng với thái độ trân trọng, nghiêm túc. Khi đám rước về đến sân lăng, sau 3 tiếng trống, ông chủ sắc khiêng hòm sắc vào đặt ở bàn thờ chính. Trước khi diễn ra nghi thức tế chính, có lễ cúng tiên tường, lễ vật chỉ dùng những đồ chay. Lễ tế chính diễn ra vào thời khắc chuyển giao của ngày và đêm đó, kéo dài hơn 20 lần xướng và nhiều nghi thức khác với chiêng liệu, trống hiệu, hòa lẫn tiếng nhạc xướng ….. Lễ vật tế thần gồm 2 mâm xôi và một con trâu nhỏ (nghé) thường để nguyên con, bôi toàn thân nghé màu đỏ của máu, hai chân trước quỵ xuống ở tư thế quỳ lạy. Trong những ngày này, mọi người khắp nơi tấp nập tề tựu về làng Thu Bồn rộn ràng như ngày Tết. Những người đến viếng lễ hội bà gồm nhiều thành phần khác nhau, từ người buôn bán, khai thác lâm sản đến người dân bình thường ở những làng, vùng lân cận, các khách thập phương trên mọi miền đất nước. Đặc biệt, các cư dân làm nghề đánh bắt cá, đều dâng lên thần những sản vật do chính mình đánh bắt được. Đến với lăng bà, họ cầu mong sự che chở của bà, cầu xin một năm tốt lành, ăn nên làm ra và luôn gặp được nhiều điều may mắn….. Hội Bà Thu bồn không chỉ thu hút du khách bằng phần lễ trang trọng và linh thiêng mà cả phần hội với nhiều hình thức vui chơi phong phú, đa dạng, phù hợp ở nhiều lứa tuổi như thi kéo co, hát bài chòi, đua ghe trên sông Thu Bồn….. Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc trò hát bội (hát tuồng) được bắt đầu. Từ khắp nơi, mọi người đổ xô về trước lăng bà, tiếng nói cười vui vẻ, hòa lẫn dưới những đuốc lửa bập bùng, rộn ràng cả một khúc sông, nhất là tục thả đèn xuống sông. Mọi người phấn chấn nhìn dòng sông ban đêm lung linh sắc màu. Họ thả đèn rất nhiều, gửi vào đó những ước vọng về cuộc sống, về hạnh phúc….. Đến nay, lễ hội Bà Thu Bồn đã được các cấp, các ngành ở tỉnh Quảng Có thể nói, lễ hội Bà Thu Bồn là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng hiện nay ở Quảng Nam còn duy trì mạnh mẽ trong sự kết hơp hài hòa giữa phần lễ và phần hội, giữa những giá trị vật chất và tinh thần, giữa cuộc sống đời thường và tâm linh tín ngưỡng. Lễ hội Bà Thu Bồn phản án nhu cầu tinh thần lớn lao của một bộ phận cư dân ở huyện Duy Xuyên nói riêng và tỉnh Quảng |
Cập nhật ( 07/10/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com