LỄ TANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN * Lê Minh Anh Tư duy về một thế giới sau khi chết là sự tri nhận thiêng liêng và sau sắc của con người nói Khi trong gia đình người Cao Lan có người ốm nặng, mọi thành viên trong gia đình, dòng họ nội ngoại tập trung chăm sóc và tiến hành làm lễ cúng ma cầu sức khỏe. Nếu người bệnh không qua khỏi, gia đình đem súng kíp ra ngoài sân bắn một phát chỉ thiên vừa để tiễn vong hồn lên trời vừa để báo với dân làng biết là gia đình đã có người qua đời. Trước đây, khi nhà có người yếu, con cháu nhờ người lên rừng tìm cây gỗ loại tốt có lõi, không cụt ngọn, lấy đoạn thân gỗ đẹp nhất rồi đẽo khoét thành quan tài có hình lòng thuyền, họ còn dày công bửa hoặc sẽ 1/3 thân khúc gỗ làm nắp quan tài. Làm xong họ chuyển về khu rừng gần nhà. Người Cao Lan kiên đem quan tài về nhà vì như vậy có nghĩa là mong cho người ốm nhanh chết. Khoảng vài chục năm trở lại đây họ đã chuyển sang dùng ván xẻ làm quan tài. Nhưng kiên đóng trước, chỉ khi người đã chết mới nhờ thợ đóng quan tài. Nếu đóng quan tài trước là mong người già mau chết. bên cạnh ấy, việc chọn gỗ đóng quan tài cũng được quan tâm, nhất thiết phải là gỗ lõi, không mối mục. Sau khi người bệnh tắt thở, người ta đưa đồng tiền xu vào miệng và đun nước lá Người con trai cả cầm hai nén nhang đến nhà ông thầy cúng trình bày sự việc và kính mời ông đến làm ma cho người thân của họ. Ông thầy nhận lời giở sách xem giờ khâm liệm nhập quan tài rồi báo ngay cho anh ta biết. Nếu người chết ban đêm thì ngay mờ sáng hôm sau người con trai đi chân đất đến từng nhà trong bản gọi chủ nhà ba tiếng báo rằng: Bố (mẹ) tôi đã chết nhờ bản làng đến giúp. Ông chủ nhà nghe tiếng nhưng không trả lời, rồi họ tiếp tục đi nhà khác. Trong đời sống xã hội và văn hóa thầy cúng là người được mọi người dân trong thôn bản kính trọng. Thầy là người hiểu biết về mọi lý lẽ của những nghi lễ nói Khi đoàn thầy cúng đến, gia đình đặt sẳn mấy chậu lá nước Trước khi phát tang, các bà trong thôn tập trung may trang phục tang. Áo tang của nam cũng như của nữ đều không có cúc mà chỉ buộc bằng vải nhỏ không khâu gấu áo, không có túi. Áo của nữ dài đến bắp chân, áo nam như áo bình thường. Khăn tang nam giới là miếng vải vuông quây tròn vừa đầu đính chỉ lại, con trai, con rể đều mang khăn áo tang như nhau và thắt dây ngang eo lưng. Khăn tang nữ giới là miếng vải vuông dài chừng 2m, được khâu hình chóp đội lên đầu, vải khăn để dài ra phía sau. Hàng cháu chắt lấy một vuông vải gấp đôi đưa lên trán buộc chít sau gáy. Với những người thân thích trong họ tộc nội ngoại cũng buộc như vậy. Khi khâm liệm, phát tang xong, ông thầy quay ra lập bàn thờ thánh tại phía đầu quan tài. Phía tang chủ cho thịt ngay một con lợn làm rau canh, rồi cắt lấy cái thủ lợn, luộc qua rồi đưa lên đặt vào mâm cúng người chết. Việc làm nhà xe, nhà bằng giấy trong đám tang của người Cao Lan, là một điều bắt buộc. Ngôi nhà có chiều rộng khoảng 1,5m dài 1,2m, cao khoảng 3m sao cho úp gọn trên cái quan tài nhà 2 tầng, tầng 1 được làm riêng, là một ô khung hình chữ nhật dài: khoản 2,5m rộng 1,5m cao khoảng 0,5. Mặt phía trên đan ken bằng phên nứa. Bốn mặt tầng một đều có cửa và cắt dán nhiều họa tiết hoa văn bằng giấy xanh, đỏ, tím vàng. Cấu trúc tầng 2 gồm 3 tổ hợp kiến trúc ghép liền chiều cao khoảng 2m. Tổ hợp chính ở giữa có những cột tròn, ban công của cổng vòm, hai tổ hợp hai bên cấu trúc tương tự, nhưng thấp hơn. Đỉnh chóp hình loe phễu được cắm quả chóp. Bốn góc phễu có tua rua trang trí. Bao bọc xung quanh cũng cắt gián hàng chục kiểu họa tiết hoa văn xanh, đỏ, tím, vàng. Khi làm xong cả 2 tầng, người ta úp phần 1 lên quan tài, khiên đặt tầng 2 chồng khớp lên. Như vậy nquan tài nằm gọn trong tòa lâu đài. Đây là cái lầu tượng trưng để cầu thần linh lên trời. Làm ngôi nhà xe xong, họ bắt đầu đi vào cúng tế chính thức. Trước khi người ta để thi hài kéo dài 5-7 ngày đêm cúng tế rồi mới đem chôn. Quan tài khiên đi trước, ngôi nhà khiên Đêm thứ nhất gọi là “chạo háu làn”. Phần cúng này bắt đầu từ chiều. Ngôi nhà giấy đặt giữa sân đất phía ngoài nhà. Thầy cúng cắt cử hai nhóm: nhóm 1, 2 người cầm sách vừa đi vừa đọc sớ, người đi sau cầm cái trống con, phía sau là con cháu khiêng tiền được cắt bằng giấy và các động vật như trâu, ngựa, lợn bằng giấy tượng trưng. Nhóm 2 gồm ông thợ cả và mấy thợ bạn đồng gánh cưa, đục, bào… họ đi vòng quanh ngôi nhà Nội dung cúng tế lần thứ nhất này làm lễ tam bảo – “slam páo tờu”. Nghĩa là mời đức Tam Bảo nhà Phật về chứng giám cho việc cấp nhà. Thầy cúng và các đạo tràng cúng tế và đọc tờ phúng nói rõ lý do việc con cháu làm nhà cho cha, mẹ để trả ơn nghĩa nuôi nấng sinh thành, danh sách các con cháu đóng góp, đồng thời kể về công lao của cha, mẹ đã mất. Người đến viếng ở tư thế quỳ, cầm nậm rượu. Người dâng rượu rót ít rượu vào cái chén. Cứ như vậy lần lược hết những người đội khăn trắng. Nếu là người thân thích, người ta đặt lễ chai rượu hoặc mấy ngàn đồng và cái khăn tang vào mâm cúng, có khi là con gà ván xôi rồi xuống gối lễ 3 lần, tự xưng họ tên, mối quan hệ với vong hồn và cầm khăn tang chít lên đầu. Bà con họ hàng thân thích dâng lễ như vậy cho đến nửa đêm. Trong khi đó người thầy cúng cả và các thầy cúng phụ khác cúng lễ các phần đã quy định trong sách cúng. Quá nửa đêm về sáng, làm đến phần kể về nhị thập tứ. Đêm thứ 2 là đêm dẫn đèn – “sừn tăng”, ý của đêm lễ này là con cháu đốt đèn soi đuốc đưa vong hồn đi kiểm tra nhà cửa xem được không, đủ thiếu thứ gì. Sau khi làm phép cúng khấn thần linh, thầy cúng xin âm dương. Được, cuộc đốt đèn bắt đầu. Tại bàn thờ thầy cúng chỉ có một ngọn đèn và vài bát bấc, tẩm dầu để sẵn. Mọi ngọn đèn trong nhà tắt hết. Trống, thanh la nổi lên liên hồi, kèn cũng được cất lên Tiếp đó lại làm những thủ tục dâng hương rót rượu, mời trà. Trong đêm này cũng diễn ra lễ tế long trọng của những con rể, con gái. Lễ này diễn ra rất trọng thể: Một con lợn cạo sạch lông nằm trên một chiếc bánh dày to bằng cái mâm đặt chầu vào linh sàng bố (mẹ) vợ. Con lợn này là nghĩa vụ của đôi vợ chồng con rể khiêng từ nhà mình đến phúng, một thầy cúng trong nhóm thầy cúng đọc tờ văn tế nói lên công lao của bố (mẹ) vợ, vợ chồng con rể quỳ lạy rồi dâng hương rót rượu, rót trà, dâng trầu câu đối với cha, mẹ. Nếu vong hồn có nhiều con rể phải lần lượt làm xong . Chiều và tối ngày thứ 3 là phần “lặp phan tệt slam sênh”- tức là lập cây phan, khẳng định vai trò người chết. Trên một bãi đất ngoài vườn bằng phẳng đã chuẩn bị sẵn hai cây phan để cả phần ngọn dài khoảng 3 – 4m có mấy cái lá, được treo một cái chỏm mũ bằng giấy. Từ trong chỏm mũ có một dải giấy dài xuống đển gốc để ở tư thế nằm. Dải giấy một cây có ghi dòng chữ hán: “ Buổi tối ngày thứ 3 này gồm nhiều phần. Trong đó có mục lễ điếu phúng ở linh sàng chính, mà tiến hành ở ngoài sân nhà. Người ta làm một ngôi nhà nhiều tầng nhỏ bằng nứa và giấy giống như một ngọn tháp. Thầy cúng đặt một mâm cúng có gà, chai rượu, mấy cái chén. Ông (bà) thông gia sắm một mâm cúng có một con gà luộc, 15 – 20 cái bánh Giữa cõi sống và chết. Giữa trần tục và thiêng liêng của người Cac Lan ở Vĩnh Phúc, với các nghi thức tế lễ trung chuyển đã thể hiện tính chất đặc trưng tộc người. Mặc dù, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều chi tiết hao hao với các tộc người khác, nhưng sắc thái và các nghi thức tế lễ trong tang ma là thể hiện quan niệm về cõi tâm linh và sự nhận diện linh hồn người chết của người sống. Có lẽ đấy là sức linh cho niềm tin của người Cao Lan vào quá khứ và mường tượng về tương lai. |
Cập nhật ( 17/04/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com