Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

LỄ NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

04/06/2008

 LỄ NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

          Âm nhạc từ xưa đã được phổ biến rộng rãi trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của nhân loại, ai nhạc khiến lòng người thương cảm, hòa nhạc khiến tâm người an lạc, quân nhạc khiến chí người phấn chấn, thánh nhạc khiến thần người lắng tịnh. Âm nhạc không có sự ngăn cách giữa nhân ngã, âm nhạc là một thứ ngôn ngữ của thế giới hữu tình, như tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi tí tách, tiếng côn trùng nỉ non, tiếng cầm thú gầm rống, tiếng gió thổi vi vu, tiếng lá cây xào xạc, nhẫn đến tiếng vui buồn, tiếng thương ghét của loài người, do sự cộng hưởng không đều của những tần số âm thanh ấy vô tình đã tạo thành một khúc nhạc tự nhiên.

         Âm nhạc từ xưa đã được phổ biến rộng rãi trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của nhân loại, ai nhạc khiến lòng người thương cảm, hòa nhạc khiến tâm người an lạc, quân nhạc khiến chí người phấn chấn, thánh nhạc khiến thần người lắng tịnh. Âm nhạc không có sự ngăn cách giữa nhân ngã, âm nhạc là một thứ ngôn ngữ của thế giới hữu tình, như tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi tí tách, tiếng côn trùng nỉ non, tiếng cầm thú gầm rống, tiếng gió thổi vi vu, tiếng lá cây xào xạc, nhẫn đến tiếng vui buồn, tiếng thương ghét của loài người, do sự cộng hưởng không đều của những tần số âm thanh ấy vô tình đã tạo thành một khúc nhạc tự nhiên. Những âm thanh chân thiện mỹ này chính là sức mạnh của vũ trụ và cũng là âm nhạc hòa điệu của nhân loại.

          Trong Phật giáo, âm nhạc là một trong sáu món cúng dường. Với âm điệu thiền vị, nhạc khúc trầm hùng nó có sức tác động rất lớn trong việc chuyển hóa và trị hiệu thân tâm.

          Tìm về nguồn gốc khởi thủy của nhạc lễ Phật giáo thì nó được bắt nguồn từ “Phệ Đà”. Đây là một thứ âm nhạc cổ đại trong văn hóa Ấn Độ. Kinh chép : Đức Thế Tôn cũng thường dùng Dà đà (Kệ tụng) để là phương tiện hoằng dương chánh pháp. Đồng thời Ngài cũng cho các Tỳ kheo chuyên chú vào việc đọc kinh (Thanh bái), Luật thập tụng chép : Thế tôn khen ngợi Tỳ kheo Bạt Đề rằng : “Cho phép ông được trì tụng kinh văn theo cách Dà đà”.

          Vì nhạc khúc du dương và giai điệu thanh tịnh có khả năng chuyển hóa lòng người, tiêu tan vọng niệm. Cho nên, khi Phật tại thế, sau những buổi thuyết pháp, Chư thiên thường trổi nhạc để cúng dường, ca ngợi công đức của Tam bảo. Kể từ đó, âm nhạc đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trong các pháp hội.

          Phật giáo Việt Nam vào buổi sơ khai đã được các vị cao Tăng Ấn Độ theo thuyền buôn đặt chân đến Giao Châu truyền đạo, các Ngài đã dạy dân bản xứ biết thắp hương, lễ Phật, đọc lên những kệ tụng quy y theo điệu khúc được gọi là “Phạm bái” (Phạm là thanh tịnh; Bái là tán tụng, ca vịnh). Dần dà những điệu khúc đó được chuyển dịch sang ngôn ngữ tiếng Việt mà người dân Việt Nam quen gọi là “Kể hạnh”. Về sau này các vị cao Tăng như : Khương Tăng Hội (Ở Giao Châu), Trúc Pháp Lan, Chi Khiêm, Cưu Ma La Thập (Ở Lạc  Dương) đã đưa những điệu khúc ca vịnh đó dung hợp vào những làn điệu dân gian để chuyển hóa thành những nét nhạc đặc trưng của từng vùng, từng miền và chính thức trở thành một nghi thức hành lễ của Phật giáo.

          Như vậy, Phật giáo Việt Nam ở thời kỳ mới du nhập, các vị sư truyền giáo lấy âm nhạc làm nghi lễ làm phương tiện chính để truyền đạo. Điều này chúng ta có thể thấy được qua tín ngưỡng “Tứ pháp” của Phật giáo Việt Nam (Ở lưu vực sông Hồng) vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

          Âm nhạc của Phật giáo Việt Nam ngày xưa đã đạt đến một trình độ thánh thiện, điều đó có thể tìm thấy qua những tư liệu của các Tổ sư để lại. Thế nhưng nhạc lễ của Phật giáo Việt Nam ngày nay về hình thức lẫn nội dung quả thật thua kém tiền nhân rất xa, nó không còn bộc lộ được nét sống tâm linh siêu việt như lễ nhạc cổ điển thuở trước. Phải chăng tâm thức của Tăng sĩ trẻ ngày nay đã bị thế tục hóa, ngoại cảnh thì tác động quá nhiều mà định lực thì con kém chưa vững chãi. Hơn nữa Hán văn không còn được chú trọng, nên đọc thì có đọc mà hiểu thì không được bao nhiêu. Như vậy, thì làm sao có thể thâm nhập chân lý ngay khi chúng ta xướng tụng. Chính vì thế mà vai trò của những người làm công tác nghi lễ ngày nay cần phải biết uyển chuyển như thế nào để vừa có thể duy trì truyền thống cao đẹp của Thầy Tổ xưa, vừa có thể khế hợp với căn cơ của quần chúng ngày nay.

          Do vậy, lễ nhạc cần phải được thiết lập nghiêm chỉnh căn cứ trên truyền thống cũ. Những thang âm, điệu thức của Thiền gia phải được duy trì và sáng tạo. Việt hóa những căn bản chữ Hán để khế hợp với căn cơ người thời nay (Những người không có trình độ Hán văn).

          Còn về nhạc cụ có thể phương tiện dùng bằng những chất liệu ngày nay (Kỹ thuật mới), phải có sư giao lưu giữa ba miền, tạo điều kiện gặp gỡ thường xuyên giữa các nhà nghiên cứu có kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm hành trì về lễ nhạc Phật giáo.

          Những buổi lễ truyền thống như Tết Nguyên Đán, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ tưởng niệm Hòa thượng tôn mtúc trong Phật giáo … phải được sử dụng những nét nhạc cổ điển truyền thống.

          Nghi lễ Phật giáo nên chia thành hai loại :

          1.- Nghi lễ truyền thống

          2.- Nghi lễ đại chúng

                   – Nghi lễ truyền thống thì sử dụng những nét nhạc cổ điển của Phật giáo Việt Nam đặc trưng theo từng miền.

                   – Nghi lễ đại chúng thì đơn giản hóa, phải thống nhất những văn bản Việt ngữ để khi xướng tụng mà mọi người vẫn họa theo được. Và phải biết áp dụng sao cho phù hợp với thời gian và không gian.

          Thế nên, thống nhất nghi lễ là thống nhất những bản kinh, pháp ngữ, kệ tán để mọi người cùng sử dụng chung một nghi thức, một văn bản, một tư liệu. Còn giọng điệu của từng địa phương phải giữ gìn đúng bản sắc để nét nhạc truyền thống không bị thất truyền, pha tạp.

          Thống nhất nghi lễ Phật giáo là một vấn đề cấp thiết, không chỉ những người làm vai trò nghi lễ có trách nhiệm mà tất cả  những Ban, Ngành khác của Giáo hội đều phải phối hợp đồng đều, quan tâm hỗ trợ để cùng có một cái nhìn nhất quán. Nghi lễ Phật giáo giống như Quốc ca của một dân tộc không thể để những người thiếu hiểu biết đánh giá sai lầm.

          Chúng tôi nghĩ rằng khi nói đến âm nhạc Phật giáo là nói đến văn hóa Phật giáo, vì nó phản ảnh được đời sống an lạc, giải thoát Tăng sĩ. Âm nhạc của Phật giáo Việt Nam có đủ tư cách để nói lên những tinh thần thoát tục, siêu phàm, tùy duyên mà bất biến, bất biết mà tuỳ duyên. Đã đến lúc Tăng Ni trẻ Phật giáo Việt Nam chúng ta phải bảo tồn những di sản cao quý của Thầy Tổ, chớ nên hời hợt, xem thường bảo vật của cha ông, “Đừng giống như một bác nông phu kém hiểu biết, sử dụng cái thống cổ ra đựng lúa  cho vịt ăn, trong khi đó những nhà bảo tồn di sản văn hóa thế giới đang ra sức tìm kiếm những cổ vật đó để lưu trữ và nghiên cứu tại các Viện Bảo tàng”. (Trích lời GsTs Trần Văn Khê).

                                                                                               

Thượng Tọa Thích Lệ Trang

Trưởng Ban Nghi lễ Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh

Cập nhật ( 11/02/2009 )

Related Posts

fgd

Bạc Liêu: Phật giáo huyện Phước Long thành tựu xây dựng Tôn tượng Quán Thế Âm Bồ tát tại Trụ sở Ban Trị sự

1 tuần trước
0
Quang cảnh buổi họp mặt

Bạc Liêu: Phật giáo tỉnh hoan hỷ họp mặt Mừng Xuân Di Lặc 2023

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Dâng hương ước nguyện đầu năm

2 tuần trước
0
Sắc Xuân nơi cửa thiền

Bạc Liêu: Lắng nghe mùa Xuân về nơi thiền môn thanh tịnh

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Chùa Hoà Bình cũ rực rỡ đèn hoa trong Lễ Khánh thành Tháp Xá lợi Phật và Hồ sen Biểu tượng Dòng sông Ni Liên

3 tuần trước
0
ll

Bạc Liêu: Hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu”

2 tháng trước
0
Next Post

Tết CHUÔL CHNAM THMÂY của ngườiI KHMER Nam bộ

Ấn tượng sáng trăng - Cảm nghỉ của một người ờ xa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lễ rằm tháng giêng (Thích Giác Tâm)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vãn cảnh chùa ngày xuân

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

2 tháng trước
0
Chưa được phân loại

Chùa Long Phước thông báo Khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 210

3 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 208

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 207

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo tổ chức Đêm Trung thu và trao 600 phần quà cho các cháu thiếu nhi

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan PL.2566 – DL.2022

6 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

02/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
11/1
2
12
3
13
4
14
5
15
6
16
7
17
8
18
9
19
10
20
11
21
12
22
13
23
14
24
15
25
16
26
17
27
18
28
19
29
20
1/2
21
2
22
3
23
4
24
5
25
6
26
7
27
8
28
9
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 2.451
  • 3.422
  • 56.325

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Ngân hàng Vietcombank CN Bạc Liêu
  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu - Số tài khoản: 9999698898 - Sđt: 0983 891 191 (TT.Thích Giác Nghi)
  • Tên tài khoản: Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu - Số tài khoản: 1943883891

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học