* Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam 1. Tục bắt lợn Ông Cầu được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng giếng âm lịch hằng năm ở xã Hà Thạch, tục gọi kẻ Thiệc, xưa thuộc tổng Phú Thọ, huyện Sơn Vi, nay được sắp nhập vào thị xã PHú Thọ. Truyền thuyết kể rằng, từ đời nhà Hùng, khi vùng đất Hà Thạch giáp sông Thao này còn là nơi khỉ ho, cò gáy, rừng già bạt ngàn, cây cối rậm rạp, bắ tên không lọt, muông thú nhiều khôn xiết kể. Có một tướng quân trên đường đi dẹp giặc ngoại bang, qua đây bỗng phát hiện ra trong số những muôn thú kia có một loài lợn rừng kỳ lạ đông tới hàng ngàn con, con nào con nấy cao lớn, béo mũm mĩm, đặc biệt là lông thì đen tuyền, thấy bóng người chúng xô nhau chạy tán loạn khắp rừng. Tướng quân cho là chuyện không bình thường bèn cho binh lính hạ trại và thành lập những nhóm thợ săn dàn hàng ngang kéo vào rừng sâu bao vây bắt lợn hoang về giết mổ lấy thịt tế thần ở đền Trung và đền Thượng – nơi thờ năm vị thánh vương là Phúc thần làng, đồng thời khao quân. Lợn phải được bắt nguyên con chứ không được bắn bằng cung nỏ hoặc dùng gươm đao. Hôm ấy là ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch, tiết xuân ấm áp, trời lất phất mưa. Mặc dù đã ra sức chống trả con người nhưng cuối cùng lợn đực hoang nanh nọc cũng đã bị bắt trói đưa về tập trung ở một bãi cỏ rộng. Tướng quân hể hả cho tổ chức một bửa tiệc lớn như dự kiến. Tiếng lợn kêu inh ỏi xen trong tiếng trống lớn, trống con, tiếng thanh la náo nhiệt của bà con dân làng chào đón quân ta càng làm cho bầu không khí đầu xuân ở một làng quê yên ả thêm đượm sắc tâm linh. Cuộc vui kéo dài thâu đêm, khi rượu thịt bắt đầu vơi, canh ba đã điểm, tướng quân đành cáo từ bà con dân làng Hà Thạch tiếp tục dẫn quân đi chinh chiến. Trước giờ ra trận, tướng quân lệnh đem số thịt lợn đen còn lại chia đều mỗi gia đình – đó chính là lệ “tản lộc” đầu xuân vẫn được duy trì cho đến ngày nay. 2. Từ đấy, tục lệ bắt lợn Theo lời các cụ già ở Hà Thạch thì lễ hội bắt lợn Ông Cầu cũng như nhiều lễ tục đầu xuân khác ở địa phương này đều có quan hệ trực tiếp đến nghi lễ phụng sự tôn thờ người nhà Hùng, các nghĩa sĩ của Hai Bà Trưng, các tướng lĩnh của mọi triều đại kế cận, nó vừa đề cao ý chí chống xâm lăng vừa thể hiện tinh thần thượng võ cũng như lòng yêu hòa bình của con dân đất Việt. Trước năm 1945, Hà Thạch là một xã quanh vùng được vinh dự thay mặt cho cả nước chăm lo việc nhang đèn thờ tự các vua Hùng trên núi nghĩa Lĩnh, được phân bổ rước kiệu lễ và cắt cử người đẹp (nam và nữ) đi ngồi quân cờ ở hội Đền mồng 10 tháng 3 âm hằng năm. Ngoài ra, Hà Thạch còn có tục kết chạ (kết nghĩa anh em) với kẻ Vầy (Sơn Vi) Do Ngãi, Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và với xã Hiền Quan (huyện Tam Nông)… Nay, tất cả những tục lệ đó từ lâu đã bặt tiếng, trừ tiếng lợn Ông Cầu cũng chỉ mới được khôi phục từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước cùng với việc tái dựng hai ngôi thiên trụ là miếu (đền) Lục Giáp (đền Trung và đền Thượng) và Phe Nam (thôn 4) bị phá hủy nặng nề qua các cuộc chiến tranh, ngay trên nền đất cũ với đầy đủ tiện nghi, nội thất, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân trong việc phụng thờ các thần linh. Ông Trần Văn Thảo (80 tuổi), ông Trần Văn Chính – trưởng, phó Ban quản lý di tích văn hóa xã và ông Đỗ Văn Sâm, ngoại lục tuần, một thành viên trong ban tổ chức lễ, hội, cho biết: “gia đình được làng chọn nuôi lợn Ông Cầu Phải là những gia đình đuề huề, vợ chồng song toàn, khỏe mạnh, “không can khoản gì”, kể cả chuyện trai trên, gái dưới hay xích mích vợ chồng, dâu con”. Từ ngày 22 tháng chạp âm lịch: người ta bắt đầu làm chuồng. Từ ngày 22 đến 25 âm lịch cùng tháng: lợn Gia đình nào được làng chọn nuôi lợn 3. Mùa xuân năm nay tôi được về dự lễ bắt lợn Đúng 15 giờ ông chủ tế phát lệnh bắt lợn Tôi theo một chiếc xe hoa chở lợn Ông Cầu về đền Trung – một ngôi đền nhỏ ở thôn 3, nằm ngay bên bờ sông Thao, cạnh đường trục dẫn lên thị xã, có cây đa xùm xòa rễ, lá. Cả đền lẫn cây đều không rõ niên đại. Trước đền là một khoảng sân rộng kê mấy dãy bàn ghế, có mái bạt che. Lợn Ông Cầu sau khi được tắm rửa sạch sẽ bằng nước sông thì được đưa ra khỏi xe hoa và dẫn vào trong đền, đứng một chỗ riêng, bên cạnh là con ngựa gỗ sơn hồng, hai thanh đao, đôi hạc nhỏ và một bát hương. Dường như lợn Trong lễ hội bắt lợn Song song với lễ hội bắt lợn Ông cầu, xã Hà Thạch còn có tục cúng “hèm thần” từ 12 giờ đêm ngày mồng 2 sáng mồng 3 Tết. Tiếp đó là lễ khai trương chợ Tiên (còn gọi là chợ Trạch) quy tụ dân tứ xứ, họp ở xóm Quán Đá hay xóm Tiên Thị, nay là thôn 4. Có chùa tháp Phật, có đền thờ Vua Có ghềnh đá, có cây đa Có giếng đá mát, có bến đò qua sông. Cũng theo lời ông Đỗ Văn Sâm thì lễ hội bắt lợn Ông Cầu cũng như các lễ hội khác trong năm phải được tiến hành trong không khí trang nghiêm, thành kính, phải tuân thủ mọi nghi lễ, thủ tục, không được đơn giản hóa hoặc làm tùy tiện, vì trong các lễ hội này đều hàm chứa nhiều huyền thoại, những chuyện thần bí, dù vẫn là sự thật, mắt thấy, tai nghe hằng ngày như lợn Ông Cầu lên chuồng, chỉ có điều chưa tìm được lời giải thích thỏa đáng. |
Cập nhật ( 04/04/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com