Làng Rèn
*Phan Mỹ Xuyên
Bạc Liêu là vùng đất vốn dĩ có truyền thống dân tộc đánh giặc ngoại xâm,và còn là nơi có nhiều di tích lịch sử,với nhiều anh hùng dân tộc vang danh sinh sống và làm việc tại nơi đây.Và đến nay để tưởng nhớ công lao ấy Đảng và nhà nước ta đã khắc tên nhưng người anh hùng này trên các tên đường,tên trường học,tên cầu….Hồng Dân cũng là một huyện của Bạc Liêu có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống,cảnh đẹp của sông nước…
Từ khi thống nhất đất nước đến nay Hồng Dân là huyện có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.Điển hình là: khu căn cứ Cái Chanh, Chùa Kos Thum,thuộc xã Ninh Thạnh Lợi,huyện Hồng Dân,Và các làng nghề truyền thống như:dệt chiếu,đan lát,rèn dao,nghề mộc…Hồng Dân có thể nói là nơi có nhiều ấn tượng trong lòng người dân từ suốt quá trình đấu tranh xây dựng đất nước,và còn là vùng đất anh hùng của dân tộc.Phần lớn các làng nghề truyền thống chỉ tập trung chủ yếu ở ấp Thống Nhất,Thị trấn Ngan Dừa,huyện Hồng Dân.
Ngan Dừa nổi tiếng với nghề rèn dao,nghề này được xem như là nghề trọng điểm của vùng.Tham gia chuyến đi thực tế sáng tác tại Hồng Dân tôi đã tìm hiểu,biết thêm về nghề rèn dao Ngan Dừa.Rèn dao là nghề truyền thống của vùng,được lưu giữ từ hơn ba đời.Những năm trước đây có khoảng hơn 11 hộ gia đình làm nghề rèn nhưng đến nay chỉ còn 8 đến 9 hộ.Do đời sống của một số hộ gia đình gặp khó khăn,rèn dao phải tốn nhiều công sức và thời gian nhưng sản phẩm bán ra chủ yếu là cho người dân trong vùng 1 cây dao làm ra với giá chỉ từ 50 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng.Trung bình một ngày chỉ làm ra cũng tạo ra được sản phẩm,phải qua 1 ngày cắt sắt ngày hôm sau mới tạo thành phẩm.
Một cây dao phải nung qua từ 7 đến 8 lửa.Tuy là ngày nay có nhiều phương tiện cải tiến nhưng người dân ở địa phương này sử dụng sức người là chủ yếu chưa sử dụng máy móc vào sản xuất.Điều đặc biệt của làng nghề rèn Ngan Dưà là họ không cạnh tranh về giá bán,mà chỉ cạnh tranh về chất lượng.Để đảm bảo về chất lượng thì người thợ rèn cần phải có lòng yêu nghề,lòng quyết tâm và đặc biệt là tay nghề.
Nghề nào cũng có một nét riêng của nó,nghề rèn cũng vậy ngôi nhà của những người thợ rèn được làm bằng những chiếc lá trầm đan lại vơí nhau gọi là kiểu lò rèn.Dù là cuộc sống của người dân ở đây chưa được cải thiện chất lượng cuộc sống chưa cao nhưng họ rất mộc mạc chân tình,đầy nghĩa tình mang đậm nét của một vùng quê sông nước miệt vườn.Khi có đoàn đến tham quan làng nghề của mình họ rất vui vẻ đón tiếp nhiệt tình,hết lòng chia sẻ,giới thiệu về nghề của mình,và những bí quyết để tạo được chất lượng về sản phẩm.
Cũng chính thế mạnh này đã làm nên những làng nghề truyền thống rất đặc trưng,chỉmột làng nghề thôi nhưng đã thể hiện sự giao lưu về văn hóa.Song sự thay đổi không làm mất đi đặc trưng không gian văn hóa của làng nghề mà còn làm phong phú thêm và tạo sức sống cho các làng nghề nhằm phát huy bản sắc văn hóa của huyện,giới thiệu quảng bá về hình ảnh quê hương,xứ sở,góp phần phát triển văn hóa du lịch kinh tế–xã hội của vùng đất con người Bạc Liêu.
|