LẠM DỤNG THUỐC XỊT MUỖI SẼ GÂY BỆNH * Tường An Thời tiết thay đổi, ao tù nước đọng khiến muỗi phát triển nhiều. Đa số người dân đều sử dụng các loại hóa chất phun lên tường để xua đuổi và tiêu diệt muỗi trong nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không biết cách sử dụng, hoặc sử dụng quá mức, thuốc sẽ gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt muỗi sẽ lờn thuốc và nguy cơ gây bệnh tật rất cao. Không phải cứ có muỗi là phun hóa chất. Hiện nay, người dân có thói quen thường xuyên dùng thuốc xịt muỗi, diệt côn trùng phun trong nhà để phòng tránh muỗi đốt gây bệnh tật. Không cần theo chỉ dẫn, cứ lúc nào thấy có muỗi là xịt. Hiện đại hơn, nhiều gia đình đã không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn để thuê người phun xịt lên tường diệt muỗi trong khoảng thời gian 3-6 tháng. Chị Minh Hằng ở Quan Hoa, Cầu Giấy hà Nội cho biết: nhà tôi ở gần đồng, nhiều muỗi nên tôi không quan tâm lắm đến khoảng cách giữa các lần xịt thuốc, cứ khi nào thấy có muỗi lại thuê xịt. trong năm nay tôi đã phun hai lần rồi, đó là chưa kể khoảng vài chục bình nhỏ”. Làm như chị Hằng có tốt không? Theo bác sĩ Lê Thị Sơn – Trưởng khoa Sốt rét ba diệt, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, không phải cứ có muỗi là ta phun hóa chất để tiêu diệt mà cần phải sát định đó là loại muỗi gì, có truyền bệnh cho người không. Hiện có tới 20 loài muỗi và tính trung bình cứ 7 ngày bọ gậy lại phát triển thành muỗi, vì vậy dù có phun liên tục ta cũng không bào giờ diệt hết muỗi. Hiện nay, các loại hóa chất chỉ được dùng trong 3 trường hợp: ổ bệnh dịch (phải có bệnh nhân bị bệnh); xử lý nơi có nguy cơ cao: ổ dịch cũ, vệ sinh môi trường kém, đầu mối giao thông, thiếu nước sinh họat, trình độ dân trí kém…và xử lý sau bão lụt úng. Đối với những loài muỗi không truyền bệnh thì áp dụng các biện pháp dân gian để tiêu diệt và hạn chế, như làm sạch nhà cửa, diệt bọ gậy…Đối với muỗi truyền bệnh (chủ yếu là muỗi truyền dịch sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản), phải căn cứ vào mức độ ổ dịch nhỏ, lớn, vừa để xử lý. Chẳng hạn ổ dịch bệnh có một bệnh nhân thì chỉ được phép xử lý trong vòng bán kính 500m trở lại…những nơi có nguy cơ cao cũng chỉ sử dụng 6 tháng 1 lần. Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi, không đúng liều lượng vì như vậy, muỗi sẽ kháng thuốc và bùng phát, lúc đó hóa chất sẽ hết tác dụng và nguy hại rất lớn. Lạm dụng thuốc xịt muỗi sẽ gây bệnh Các sản phẩm diệt côn trùng thường được sản xuất theo ba nhóm, nhóm thứ nhất có gốc clo hữu cơ (gồm các chất aldrin, DDVP, DDT, BHC, lindane), nhóm thứ hai có gốc phốt pho hữu cơ (gồm dichlorvos, parathion ethy, pirimiphos methyl, mathathion, diazinon) và nhóm thứ ba có gốc pyrethoid. Thuốc xịt muỗi nhóm 1 và 2 đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng do rất độc. Người dùng có thể bị nhiễm độc nếu không mang khẩu trang, nhẹ thì bị kích ứng da, chảy nước mắt, ngứa hắt hơi, trường hợp nặng sẽ bị co giật, ngừng thờ dẫn tới tử vong. Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn cho biết, hiện nay những sản phẩm thuốc diệt côn trùng được phép lưu hành đều thuộc nhóm thứ ba như: Pemethrin, Permarcide, Icon, Fendona, Kothrin. Các loại thuốc này, hóa chất sẽ bám trên bề mặt tường, tủ, bàn ghế. Côn trùng đậu vào sẽ bị hóa chất làm tê liệt hệ thần kinh và chết. Tùy vào liều lượng, địa bàn thời tiết phun mà thuốc diệt muỗi có tác dụng ngắn hay dài ngày. Thông thường thuốc có tác dụng từ 3-6 tháng, có thể diệt côn trùng trong diện rộng, hiệu lực cao. Các loại thuốc này đều được chiết xuất từ hoa cúc, ít mùi nếu sử dụng đúng liều lượng thuốc chỉ độc với côn trùng, không độc đối với người. Nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng hoặc sử dụng các hóa chất chưa phân hủy hết tồn tại trong không khí, đất và nước sẽ tích tụ dần quá ngưỡng quy định, gây dị ứng, viêm nhiễm đường hô hấp…Vì vậy, đối với những nhà sạch sẽ, cao ráo không nên dùng phun hóa chất để diệt. Đối với những nhà ẩm ướt, nhiều cây cối, chum vại…thì chỉ phun một lần vào mùa dịch từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm. Khi phun thuốc nên để trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già rời khỏi khu vực phun từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ để đề phòng những tác dụng phụ của thuốc. Các loại bình xịt muỗi nhỏ, người dùng cũng phải hết sức cẩn thận bởi trên thị trường vẫn có nhiều thuốc giả hoặc kém chất lượng. Tốt nhất chỉ nên mua loại thuốc được Bộ Y tế cho phép luu hành. Khi sử dụng nên đọc kỷ hướng dẫn ghi trên nhãn mác và thực hiện đúng các yêu cầu, tránh lạm dụng./. Chú Thích. Có hai loại muỗi khác nhau truyền bệnh viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết. vài vậy, mỗi loại cũng có cách phun và giờ phun khác nhau. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là Aedes aegypti. Loài muỗi này chỉ hút máu người, sống trong nhà, chủ yếu đẻ trứng vào các bể, chum vại, các dụng cụ phế thải chứa nước mưa, nước sinh hoạt. Để phòng chống sốt xuất huyết, đầu tiên là diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành ở gầm giường, gầm cầu thang…Loài muỗi này hoạt động vào ban ngày mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng (vì sau một đêm đậu nghĩ, muỗi đã bị đói) tiếp theo và thời gian trước lúc Mặt trời lặn. Vì vậy, diệt loài muỗi này phải phun thuốc vào buổi sáng. Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản là Culex tritaeniorhynchus. Loài muỗi này sống ở ngoài nhà là chủ yếu, ban ngày bay ra ruộng để đẻ, ban đêm bay vào các chuồng gia súc và nhà ở để hút máu. Số lượng muỗi hoạt động ở chuồng gia sút cao hơn so với nhà ở. Thời gian hoạt động của loài muỗi này thường từ 19-22 giờ. Do vậy, khi diệt loài muỗi này, phải tiến hành phun thuốc vào ban đêm (từ 19-22 giờ). |
Cập nhật ( 03/05/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com