KIẾM CỔ * Trần Phò Vương Chấn Hoa nổi tiếng là nhà sưu tập cổ vật thưộc về thời đại đồ đồng- lãnh vực còn hiếm người dám thử sức. Vả lại, những cổ vật ông ưa thích nhất lại là binh khí nên công việc càng thêm gian nan. Thế nhưng, Vương Chấn Hoa đã tạo được vị trí nổi bật vì bộ sưu tập của ông chẳng những đạt tiêu chuẩn về chất lượng mà còn xứng đáng được xếp vào cấp “bác vật quán”. Do đó, sau cuộc triển lãm tại Bắc Kinh, Viện bảo tàng lịch sử Đài Bắc đã chính thức mời Vương Chấn Hoa tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt về binh khí thời Thương-Chu. Trong cuộc triển lãm này, Vương Chấn Hoa Đã trưng bày nhiều cổ vật quý giá như thanh bảo kiếm của Ngô Vương Phù Sai. (Ngô Vương Phù Sai là nhân vật chính trong câu truyện lưu truyền qua nhiều thế hệ và đã trở thành điển tích của thành ngữ “nằm gai nếm mật”). Cuộc triển lãm thu hút trên 10.000 người thưởng ngoạn và nhà sưu tập Vương Chấn Hoa cũng nứt tiếng không kém gì thanh bảo kiếm của Ngô Vương Phù Sai. Trước đây hơn 10 năm, Vương Chấn Hoa bắt đầu sự nghiệp sưu tập của mình không phải với những cổ vật bằng đồng. Cũng như đa số các nhà sưu tập khác, Vương Chấn Hoa bước vào lãnh vực này bằng việc tìm kiếm những bức tranh, nhất là thư họa. Vào thời điểm ấy, khuynh hướng chung là tập trung vào những tác phẩm nghệ thuật bằng ngọc và mọi người đều có vẻ lạnh nhạt với những cổ vật bằng đồng. Do đó, trước đây chỉ có viện bảo tàng mới chú ý tới các cổ vật bằng đồng hay bằng sắt nặng nề. Nhờ thế, khi Vương Chấn Hoa quyết định đi vào “ngõ hẹp”, hầu như không có ai cạnh tranh với ông. Theo Xuân thu tả truyện, “hai việc lớn của quốc gia là tế tự và quân sự”. Như vậy, vào thời cổ đại, tế tự là công việc trọng đại của đất nước. Hơn nữa, hai công việc này đều dùng tới đồ đồng. Rõ ràng, người đương thời rất coi trọng những công cụ làm bằng đồng. Thế nhưng, tại sao đến thời hiện đại, giá trị của đồ đồng không bằng gốm sứ và thư họa? câu hỏi này thôi thúc Vương Chấn Hoa chuyên tâm vào việc sưu tập đồ đồng. Trong việc thẩm định đối tượng, vần đề trọng yếu nhất là lý giải văn tự trên cổ vật. Trước đây, khi sưu tầm thư họa, Vương Chấn Hoa đã có kinh nghiệm về thư pháp. Ông cho rằng việc giám định thư họa phải mang tính khoa họa. Không có chứng cứ xác thự, người ta không thể đaư ra những nhận định có dủ sức thuyết phục. Cho nên, khi muốn mua một bức thư họa, ông phải đối chiếu, phân tích hình thức thư pháp, lạc khoảng một cách tường tận và phải tìm cách giải được các điểm nghi ngờ. Nhờ “năng khiếu khỏa cổ” này, Vương Chấn Hoa đã thành công trong công việc sưu tập đồ đồng. Vào thời cổ đại, đồ đồng chia thành hai loại: một là “lễ khí” (đồ dùng trong tế lễ), hai là binh khí. Về lễ khí, cố cung Bcắ Kinh và nhiều viện bảo tàng lớn trên thới giới đã có một bộ sưu tập khá phong phú, tất cả đều được coi là tài sản, quý giá của quốc gia. Chẳng hạn “Mao Công Đỉnh” đã sớm trở thành bảo vật chủ yếu của viện bảo tàng quốc gia. Qua một thời gian lao vào con đường này, Vương Chấn Hoa nhận ra sự thực: các binh khí cổ đại ít được người ta chú ý. Thế là ông nổ lực nghiên cứu. Theo các tư liệu khảo cổ, binh khí bằng đồng xuất hiện sớm nhất, vào khoảng cuối đời nhà Hạ (thế kỷ 18 trước Công nguyên). Các nhà khỏa cổ khai quật ở Hà Vương Chấn Hoa đã tìm hiểu tình hình phát triển của binh khí bằng đồng qua các thời đại và xác định một phương hướng sưu tầm binh khí của họ Vương đến nay đã vượt qua con số 100. Trong cuộc triển lãm ở Viện Bảo tàng lịch sử Đài Bắc, ông cho trưng bày 60 cổ vật ưng ý nhất. Trong số đó, nổi tiếng nhất và gây xôn sao dư luận là bảo vật “Ngô Vương Phù Sai kiếm”. Mấy năm qua, ai cũng biết Vương Chấn Hoa chuyên tầm tìm những bảo kiếm của thời cổ: mổi khi có tin tức về một cuộc khai quật đồ đồng, ông lập tức tìm tới. 3 năm trước, Hong Kong nhận được tin Trung quốc vừa khai quật được một thanh kiếm cổ, trên có khắc 8 chữ, nhưng qua nhiều năm tháng, nét chữ khắc cạn đã mờ nên người ta không còn đọc được. Học giả Trương Quang Viễn, nhà ngôn ngữ học chứ danh ở Đại học Hong Kong, trong một lần tình cờ nhìn thấy chuôi kiếm, đã đọc được chữ viết như sau: “Công Ngô Vương Phù Sai, tự tác kỳ nguyên dụng” có nghĩa là: “Đây là thanh kiếm chuyên dụng của Ngô Vương Phù Sai”. Sau sự kiện này, các nhà sưu tập cự phách ở Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản đau nhau tìm tới. Qua vài lần trả giá, Vương Chấn Hoa chỉ còn lại một đối thủ, đó là một nhà sưu tập thuộc Viện bảo tàng Nhật Bản. Nhưng họ Vương đã quyết định trước một ngày. Từ khi biết thanh kiếm cho đến khi mua được nó, ông đã trải qua một thời gian thử thách 7 tháng. Ông nói: “Trong bảy tháng trời, ngày nào đối đối với tôi cũng cực kỳ căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên. Suốt thời gian này, lúc nào tôi cũng tơ tưởng đến thanh kiếm! may mắn thay, cuối cùng nó đã thuộc về tay tôi!”. Trong công việc sưu tập, Vương Chấn Hoa rất coi trọng hai chữ “duyên phận”. Ông cho biết, có nhiều cổ vật có duyên mà không có phận. Ông nói, “Kiếm Ngô Vương Phù Sai như có linh tính. Khi bước vào phòng, có thể cảm nhận sự tồn tại của nó: trong phòng, đèn điện bổng mờ, bổng tỏ. Cậu chuyện về Việt Vương Câu Tiển và Ngô Vương Phù Sai thời chiến quốc bổng hoện lên trong trí óc rõ mồn một!”. Sưu tầm cổ vật không phải là nghề đơn giản. Nó là một cuộc chơi công phu, vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian và đòi hỏi niềm say mê trí tuệ. Vương Chấn Hoa vốn là nhà kinh doanh địa óc. Khi sự nghiệp đang phất lên, ông lại quay sang công việc sưu tầm. Vì thế, có người bảo: “Trên đời này, sao lại có người ngốc thế!”. Thế nhưng, chỉ có bản thân nhà sưu tầm mới biết rõ mình tinh khôn, uyên bác hay ngốc ngếch. Để hiểu được đồ đồng thời thượng cổ, quả là việc không dễ vì nó đòi hỏi những kiến thức thuộc nhiều lãnh vực. Vương Chấn Hoa vốn am tường cổ ngoạn, phải nghiên cứu thêm về binh khí. Muốn làm được điều đó, ông phải có hiểu biết về văn tự cổ đại, phải có kiến thức sở học, hóa học và khoáng vật học. Người ta dễ nghĩ rằng nàh cửa Vương Chấn Hoa chắc hẳn sẽ bày la liệt các thanh kiếm, các vật dụng bằng đồng. Thế nhưng, bước vào nhà ông, không ai thấy một binh khí cổ đại nào. Tất cả đều được gởi vào kho bảo hiểm của ngân hàng. Vương Chấn Hoa viện dẫn ba lý do. Một là, các bảo vật này trước khi khai quật, đều không trực tiếp đón nhận ánh sáng mặt trời. Ngoại trừ trường hợp đem ra triển lãm, người ta không nên làm phiền chúng. Vả lại, đấy cũng là một cách thể hiện lòng tôn kính đối với vật thiêng. Hai là, binh khí vốn là “hung khí”, người ta không biết trong quá khứ, nó đã “sát hại” bao nhiêu người nên không thể để nó trong nhà. Ba là, giữ các cổ vật ở trong kho bảo hiểm thì an toàn hơn. Mặc dù nức tiếng thiên hạ với những thanh bảo kiếm, nhưng Vương Chấn Hoa quan nhiệm: “Sưu tầm là niềm say mê của tôi, tôi làm việc đó vì yêu thích chứ không hề muốn nổi tiếng. Khi trưng bày cho mọi người thưởng ngoạn, luận bàn, tôi cảm thấy niềm say mê của tôi có ích cho con người. Tôi vinh hạnh được có thêm những người bạn mới, những học giả, những nhà sưu tập uyên bác những tay chơi đồ cổ… Phải chăng, tất cả đều làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa!./.
|
Cập nhật ( 21/10/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com