Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Không nên xem việc niệm chú Đại Bi là dễ dàng (Thích Từ Hạnh)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

KHÔNG NÊN XEM VIỆC NIỆM CHÚ ĐẠI BI LÀ QUÁ DỄ DÀNG

* Thích Từ Hạnh

Chúng ta không nên xem việc tu niệm Chú Ðại Bi là quá dễ dàng, đơn giản! Chú Ðại Bi này cần phải có thiện căn sâu dày từ nhiều đời trước mới có thể gặp được. Nếu không có thiện căn thuộc loại thâm hậu từ đời trước thì chưa nói đến tụng niệm Chú Ðại Bi, mà chỉ muốn nghe thấy ba chữ "Chú Ðại Bi" cũng khó có cơ hội; cho đến tên gọi cũng khó được nghe tới, huống hồ là thấy! Bây giờ, chúng ta không những được thấy mà còn có thể trì tụng nữa, đó là việc hết sức hy hữu; có thể nói là "trăm ngàn vạn kiếp khó tìm gặp" — dù trải qua trăm kiếp, ngàn kiếp, vạn kiếp cũng khó mà gặp được vậy. Hiện chúng ta nhờ có thiện căn chín muồi ở đời trước nên mới được nghe đến ba chữ "Chú Ðại Bi," mới được tham học, trì tụng chương cú thần diệu của Chú Ðại Bi, và mới có thể thuộc được Chú Ðại Bi. Ðó là do có thiện căn, có chủng tử khó nghĩ bàn từ đời trước nên nay mới được như thế. (Hoà Thượng Tuyên Hoá).

 

-Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni:

…Ngay lúc đó, Quán Thế Âm Bồ-tát từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục cho chỉnh tề, rồi chắp tay hướng về Ðức Phật và bạch với Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Con có Chú Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni, nay xin nói ra là vì muốn cho chư chúng sanh được an lạc, được trừ tất cả các bệnh, được thọ mạng dài lâu, được giàu có sung túc, được dứt trừ tất cả ác nghiệp trọng tội, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng tất cả các công đức bạch pháp, được thành tựu tất cả các thiện căn, được xa lìa tất cả sự sợ hãi, được mau có đủ tất cả những thứ mong cầu. Cúi xin Ðức Thế Tôn từ bi hứa khả cho”.

 

"Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, đồng nam hay đồng nữ nào muốn trì tụng, thì nên phát khởi lòng từ bi đối với mọi chúng sanh, và trước tiên phải theo con mà phát những thệ nguyện như vầy …"

 

1) "Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện chóng biết tất cả pháp;
2) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện sớm được Trí Huệ Nhãn;
3) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện chóng độ các chúng sanh;
4) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện sớm được thiện phương tiện;
5) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện chóng lên thuyền Bát-nhã;
6) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện sớm vượt qua biển khổ;
7) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện chóng đắc Giới Ðịnh Ðạo;
8) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện sớm lên núi Niết-bàn;
9) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện chóng về nhà Vô-vi;
10) Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm, con nguyện sớm đồng thân Pháp tánh.

Nếu con hướng núi đao, núi đao tự sụp đổ;

Nếu con hướng nước sôi, nước sôi tự khô cạn;

Nếu con hướng địa ngục, địa ngục tự tiêu diệt;

Nếu con hướng ngạ quỷ, ngạ quỷ liền no đủ;

Nếu con hướng Tu-la, ác tâm tự điều phục;

Nếu con hướng súc sanh, liền đắc đại Trí Huệ."

 

"Phát những nguyện này xong, hãy chí tâm xưng niệm danh hiệu của con và cũng phải chuyên niệm danh hiệu Ðức Bổn Sư của con là Ðức A-Di-Ðà Như Lai; sau đó phải luôn trì tụng Thần Chú Ðà-La-Ni này. Nếu mỗi đêm tụng đủ năm biến thì có thể tiêu trừ được trọng tội trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử."

 

Quán Thế Âm Bồ-tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu chư nhân thiên tụng trì Thần Chú Ðại Bi, thì lúc lâm chung, mười phương chư Phật đều đến cầm tay tiếp dẫn; và muốn sanh về cõi Phật nào cũng đều được tùy nguyện vãng sanh."

 

Lại bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu các chúng sanh tụng trì Thần Chú Ðại Bi mà còn bị đọa vào ba ác đạo, thì con nguyện sẽ không thành Chánh Giác.

 

Tụng trì Thần Chú Ðại Bi, nếu không được sanh về các cõi nước của chư Phật, thì con nguyện sẽ không thành Chánh Giác.

 

Tụng trì Thần Chú Ðại Bi, nếu không chứng đắc vô lượng Tam-muội và biện tài, thì con nguyện sẽ không thành Chánh Giác."

 

Tụng trì Thần Chú Ðại Bi mà nếu ngay trong đời hiện tại, tất cả những sự mong cầu lại không được kết quả toại ý, thì không gọi là Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni; chỉ trừ bất thiện, trừ chẳng chí thành.

 

Nếu các người nữ chán ghét thân nữ, muốn thành thân nam, tụng trì Thần Chú Ðại Bi Ðà-La-Ni, như không được chuyển thân nữ thành thân nam, thì con thề sẽ không thành Chánh Giác; người nào còn sanh chút lòng nghi tất không được toại nguyện.

 

Nếu các chúng sanh xâm tổn tài vật, đồ ăn thức uống của Thường Trụ, thì dẫu một ngàn đức Phật ra đời cũng chẳng được sám hối, mà dù có sám hối cũng không tiêu trừ được; nay tụng Thần Chú Ðại Bi thì tức khắc được tiêu trừ.

 

Nếu xâm tổn tài vật, đồ ăn thức uống của Thường Trụ, thì phải đối trước mười phương Sư mà sám hối, mới có thể tiêu trừ; nay tụng Ðại Bi Ðà-La-Ni thì mười phương Sư liền đến chứng minh, tất cả tội chướng đều được tiêu tan.

 

Tất cả các tội Thập Ác, Ngũ Nghịch, báng nhân báng Pháp, phá trai phá Giới, phá chùa hủy tháp, trộm của Tăng-kỳ, làm nhơ Phạm hạnh thanh tịnh; bao nhiêu nghiệp ác tội nặng như thế đều được dứt sạch.

Chỉ trừ một việc, nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ, huống hồ tội nặng? Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân xa của Bồ-đề.

Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì Ðại Bi Tâm Chú, thì sẽ được mười lăm loại thiện sanh." "Thiện sanh" tức là sự sinh sống tốt lành.

 

Nếu loài người ở nhân gian hoặc chư thiên ở cõi trời có thể học thuộc và siêng năng thọ trì Kinh Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni cùng Chú Ðại Bi, thì họ sẽ được mười lăm việc tốt lành; "và không phải chịu mười lăm loại ác tử." "Ác tử" là những cái chết tức tưởi do rủi ro, bất trắc. Nếu quý vị thành tâm trì tụng Chú Ðại Bi thì sẽ tránh được mười lăm loại "ác tử."

 

Các loại ác tử đó là:

Một là không bị chết vì đói khát, khốn khổ;

Hai là không bị chết vì gông, tù, đòn roi;

Ba là không bị chết vì oan gia thù nghịch;

Bốn là không bị chết vì chiến trận tương tàn;

Năm là không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại;

Sáu là không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp;

Bảy là không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu;

Tám là không bị chết vì trúng phải độc dược;

Chín là không bị chết vì cổ độc tác hại;

Mười là không bị chết vì điên loạn, mất trí;

Mười một là không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp;

Mười hai là không bị chết vì kẻ ác thư ếm;

Mười ba là không bị chết vì tà thần, ác quỉ thừa cơ làm hại;

Mười bốn là không bị chết vì ác bệnh triền thân;

Mười lăm là không bị chết vì tự sát, tự tử

Người nào tụng trì Thần Chú Ðại Bi thì chẳng những không bị mười lăm loại ác tử như thế, mà còn sẽ được mười lăm loại thiện sanh:

Một là sanh ra ở nơi thường gặp bậc thiện vương;

Hai là thường sanh ra ở thiện quốc;

Ba là thường gặp thời đại tốt;

Bốn là thường gặp thiện hữu;

Năm là thân căn thường được đầy đủ;

Sáu là Ðạo tâm thuần thục;

Bảy là không phạm cấm giới;

Tám là tất cả quyến thuộc đều hòa thuận, có ân nghĩa;

Chín là đồ dùng, tiền tài, vật thực thường được đầy đủ;

Mười là luôn được người khác cung kính, giúp đỡ;

Mười một là tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt;

Mười hai là những việc mong cầu đều được toại nguyện;

Mười ba là long, thiên, thiện thần thường theo ủng hộ;

Mười bốn là sanh ở nơi nào cũng được thấy Phật nghe Pháp;

Mười lăm là được nghe Chánh Pháp và tỏ ngộ nghĩa lý thâm sâu

Nếu người nào trì tụng Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni thì sẽ được mười lăm chỗ thiện sanh như thế. Tất cả hàng Trời, người nên thường xuyên trì tụng, chớ sanh biếng nhác.

 

Quán Thế Âm Bồ-tát nói lời ấy rồi, liền ở trước chúng hội chắp tay đứng thẳng, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, tươi mặt cười nụ, tuyên thuyết chương cú thần diệu Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà-La-Ni. Đà-La-Ni đó như vầy:

 

NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐA RA DẠ DA. NAM MÔ A RỊ DA. BÀ LÔ KIẾT ĐẾ, THƯỚC BÁT RA DA. BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA BÀ DA. MA HA TÁT ĐỎA BÀ DA. MA HA CA LÔ NI CA DA. ÁN. TÁT BÀN RA PHẠT DUỆ. SÓC ĐÁT NA ĐÁT TẢ. NAM MÔ TẤT KIẾT LẬT ĐỎA Y MÔNG A RỊ DA. BÀ LÔ KIẾT ĐẾ THẤT PHẬT RA LĂNG ĐÀ BÀ. NAM MÔ NA RA CẨN TRÌ. HÊ RỊ MA HA BÀN ĐA SA MẾ. TÁT BÀ A THA ĐẬU DU BẰNG. A THỆ DỰNG. TÁT BÀ TÁT ĐÁ, NA MA BÀ TÁT ĐA, NA MA BÀ GIÀ. MA PHẠT ĐẶC ĐẬU. ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN, A BÀ LÔ HÊ. LÔ CA ĐẾ. CA RA ĐẾ. DI HÊ RỊ. MA HA BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA. TÁT BÀ TÁT BÀ. MA RA MA RA. MA HÊ MA HÊ, RỊ ĐÀ DỰNG. CU LÔ CU LÔ YẾT MÔNG. ĐỘ LÔ ĐỘ LÔ, PHẠT GIÀ RA ĐẾ. MA HA PHẠT GIÀ DA ĐẾ. ĐÀ LA ĐÀ LA. ĐỊA LỴ NI. THẤT PHẬT RA DA. GIÁ RA GIÁ RA. MA MA PHẠT MA RA. MỤC ĐẾ LỆ. Y HÊ DI HÊ. THẤT NA THẤT NA. A RA SAM PHẬT RA XÁ LỢI. PHẠT SA PHẠT SAM. PHẬT RA XÁ DA. HÔ LÔ HÔ LÔ MA RA. HÔ LÔ HÔ LÔ HÊ RỊ. TA RA TA RA. TẤT LỴ TẤT LỴ. TÔ RÔ TÔ RÔ. BỒ ĐỀ DẠ, BỒ ĐỀ DẠ. BỒ ĐÀ DẠ, BỒ ĐÀ DẠ. DI ĐẾ RỊ DẠ. NA RA CẨN TRÌ. ĐỊA LỴ SẮT NI NA. BA DẠ MA NA. TA BÀ HA. TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. MA HA TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. TẤT ĐÀ DU NGHỆ. THẤT BÀN RA DẠ. TA BÀ HA. NA RA CẨN TRÌ. TA BÀ HA. MA RA NA RA. TA BÀ HA. TẤT LỖ TĂNG A MỤC KHƯ DA. TA BÀ HA. TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. GIẢ CÁT RA A TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. BA ĐÀ MA YẾT TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. NA RA CẨN TRÌ, BÀN GIÀ RA DA. TA BÀ HA. MA BÀ LỢI THẮNG, YẾT RA DA. TA BÀ HA. NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐA RA DẠ DA. NAM MÔ A LỊ DA. BÀ LÔ KIẾT ĐẾ. THƯỚC BÀN RA DẠ. TA BÀ HA. ÁN, TẤT ĐIỆN ĐÔ. MẠN ĐÀ RA. BẠT ĐÀ DA. TA BÀ HA.

 

Quán Thế Âm Bồ-tát tuyên thuyết Chú này xong, đại địa chấn động sáu cách, trời mưa hoa báu xuống lả tả, mười phương chư Phật thảy đều hoan hỷ; thiên ma ngoại đạo sợ hãi đến dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng—hoặc đắc quả Tu-đà-hoàn, hoặc đắc quả Tư-đà-hàm, hoặc đắc quả A-na-hàm, hoặc đắc quả A-la-hán, hoặc đắc Nhất Địa, Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa, Ngũ Địa, cho đến Thập Địa; vô lượng chúng sanh phát Bồ Đề tâm.

Cập nhật ( 02/09/2012 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Lịch sử Phật giáo Nam tông việt Nam (ĐĐ Thiện Minh)

Miền Vĩnh Nghiêm (Minh Mẫn)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 91
  • 724
  • 204.026

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học