Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHÙA KHMER

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 năm trước
in Lịch sử - văn hóa, Tin tức - Phật sự
A A
0

19/6/2021 Hứa Sa Ni –
Trường Đại học Văn hóa TP.HCM

Cùng với Bà-la-môn giáo, Phật giáo cả hai hệ phái Đại thừa và Tiểu thừa đã thâm nhập vào xã hội Khmer từ rất lâu đời. Trãi qua bao biến động của lịch sử, đến nay hệ phái Đại thừa Phật giáo đã không còn tồn tại trong xã hội Khmer. Riêng hệ phái Tiểu thừa (Nam tông) vẫn được duy trì và không ngừng phát triển trong cộng đồng phum sróc Khmer. Ngoài những giá trị tạo nên ý thức đạo đức tốt đẹp như tính hiền hòa, chân chất, thật thà, khoan dung, vị tha, bác ái,… Phật giáo còn mang đến cho cộng đồng người Khmer những giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo, phong phú và sinh động, không chỉ biểu hiện qua nét đẹp trong phong tuc tập quán, trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, trong kho tàng văn học (văn học viết và văn học dân gian), trong lễ hội… mà còn thể hiện một cách tập trung qua những ngôi chùa cổ kính, đầy vẻ uy nghi. Phải thừa nhận rằng chưa bao giờ và chưa có ở đâu mà nền văn hóa nghệ thuật Khmer, nhất là nghệ thuật tạo hình lại được phô diễn một cách khá đầy đủ ở ngôi chùa.

Không gian kiến trúc Chùa Khmer

Xét trên bình diện tổng thể về kiến trúc chùa Khmer ở Nam Bộ hiện nay, phần lớn các ngôi chùa đều được xây cất trên những khu đất rộng rãi, cao ráo trong phum sróc, được bao quanh bởi các trục đường bộ hoặc ven theo các con sông. Bên trong khuôn viên chùa thường được trồng rất nhiều cây dầu, cây sao và một số cây thốt nốt cao vút, cùng những cây thiêng khác như cây Pô (Bồ Đề), Chri (cây si, cây đa) … Tất cả những cây này tạo thành một khu “rừng nhỏ” thoáng đãng, trầm mặc và chứa đầy chất thánh thiện. Nó không chỉ đẹp về phong cách mà tự nó đã làm cho phong cảnh trở nên có ý nghĩa. Khu rừng nhỏ này không chỉ tạo ra bóng mát, cảnh quan dễ chịu, mà còn là “khu nhà chung”, nơi lý tưởng đầy sự thích thú để các loài chim, cò, sếu, dơi dừng chân nghỉ ngơi, làm tổ cho sự sinh sôi phát triển. Tiếng kêu của loài chim này thường làm náo nhiệt và bừng tỉnh cả một góc trời mỗi lúc chiều tà. Chính từ cảnh tượng đó, người dân coi chùa là đất lành và những cây lớn của khu rừng nhỏ này cũng được coi là vật chuyển sinh khí từ tầng trời ban xuống cho đất để đảm bảo cho mùa màng được bội thu. Nhiều khi các lễ hội Khmer cũng được nảy sinh từ mảnh đất giao hoan giữa trời – đất ấy. Quang cảnh của chùa Hang, chùa “Cò” ở Trà Vinh, chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu… là những biểu hiện sinh động cho điều đó.

Khi đến thăm chùa, từ xa chúng ta có thể phát hiện ra ngọn tháp cao vút của ngôi chánh điện, ẩn hiện trong tán lá xum xuê của khu “rừng chùa”. Đến gần hơn, sẽ có một chiếc cổng to hiện ra trước mặt. Mỗi ngôi chùa Khmer thường có lối kiến trúc cổng khác nhau, song nó thường được xây kết hợp với hai bức tường rào hai bên, cho ta cảm giác như ngôi chùa đang dang rộng cánh tay chào đón khách thập phương đến viếng thăm. Từ chiếc cổng này, một con đường thẳng tắp, khá rộng sẽ dẫn ta tiến thẳng vào trung tâm ngôi chùa. Người Khmer cũng cho đây là “nhất chánh đạo”, con đường duy nhất dẫn tới Phật đài.

Dọc hai bên con đường này, đa số các chùa Khmer thường dựng lên những chiếc cột đèn được trang trí đẹp mắt, không chỉ có chức năng của những trụ đèn chiếu sáng, mà còn được dùng để giăng những tấm băng-rôn, những câu khẩu hiệu hoặc các câu tục ngữ được trích ra từ lời Phật dạy mỗi khi có dịp tổ chức lễ hội. Cách làm này không chỉ góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho chùa mà còn là hình thức giáo dục trực quan cho mọi người khi cùng tham dự lễ hội.

Vào trong một đoạn, nằm về hướng Đông của trục đường, bao giờ người ta cũng dành một khoảng đất hình chữ nhật khá rộng rãi và đắp nền cao từ một mét trở lên để xây cất Chánh điện. Đây được coi là “trung tâm” của ngôi chùa và có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà sư. Mỗi ngôi chùa Khmer khi được thành lập, bắt buộc phải có ngôi Chánh điện, vì đó là nơi dành cho các nhà sư thực hiện toàn bộ mọi lễ nghi của Phật giáo. Một ngôi chùa không có Chánh điện cũng giống như “một tài năng không có đất dụng võ”.

Tại khoảng đất trống phía trước Chánh điện (ở hướng Đông) và cả hai bên ngôi Chánh điện (hướng Nam và hướng Bắc) là cả một quần thể ngôi tháp lớn nhỏ khác nhau, được bà con phật tử xây xen kẽ với hàng cây dầu, cây sao trong khuôn viên chùa. Những ngôi tháp này, thực chất là mộ tháp để thờ bộ hài cốt của những người quá cố. Theo tập quán của người Khmer, người ta rất ít khi xây tháp tại vị trí hướng Tây (so với ngôi Chánh điện) trong khuôn viên chùa. Bởi họ cho rằng, chỉ được ở gần đức Phật, tức cạnh ngôi Chánh điện, thì linh hồn của người quá cố, mới có điều kiện được nghe Phật Pháp và khi đó mới sớm được siêu thoát. Chính vì thế khi vào ngôi chùa Khmer, quan sát ở vị trí hướng Tây trong khuôn viên chùa, chúng ta hầu như không thấy sự xuất hiện của những chiếc tháp. Đó cũng là phong tục của người Khmer.

Còn ở về hướng Tây của trục đường chính và nằm chếch về hướng Bắc so với ngôi Chánh điện chính là nơi tọa lạc của ngôi Sa-la. Đây là công trình thứ hai có vị thế quan trọng trong tổng thể kiến trúc chùa Khmer. Theo truyền thống ngôi Sa-la được xây dựng trên một diện tích hình chữ nhật (trục chính là Đông – Tây) và được kết cấu dưới dạng nhà sàn. Hiện nay ngôi Sa-la dạng nhà sàn còn rất ít, đa số nó được xây trên nền đất. Mặt chính của Sa-la thường quay sang hướng Nam. Về chức năng, ngôi Sa-la là nơi dành phần lớn cho Phật tử thực hành các lễ nghi trong sinh hoạt Phật giáo mỗi tháng 4 lần vào các ngày mùng 8, rằm, 23, và 30. Sa-la cũng được xem là nơi hội họp, thậm chí là lớp học của con em và sư sãi Khmer, hoặc cũng có thể trở thành nhà ăn cho các vị sư của chùa. Với chức năng quan trọng đó, nên ngôi Sa-la cũng được đồng bào Khmer đầu tư, trang trí không kém gì ngôi Chánh điện.

Một công trình thứ ba không thể thiếu đó là “Kod”, tức nhà Tăng, nơi dành cho các vị sư nghỉ ngơi, học tập. Mỗi ngôi chùa Khmer thường có rất nhiều Kod, nhưng điều đáng chú ý nhất là Kod dành cho vị sư trụ trì ngôi chùa. Bởi nó được xây khá qui mô và được trang trí khá kỹ lưỡng. Kod này thường được người Khmer gọi là Maha Kod (nhà Tăng lớn). Tiếp cận với hầu hết các chùa Khmer Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy, Maha Kod luôn được xây dựng đối diện với Chánh điện qua một khoảng sân rộng. Sân này thường có độ lớn bằng hoặc rộng hơn chiều dài của ngôi Sa-la. Như vậy nếu nhìn theo trục Đông – Tây, thì Maha Kod sẽ vuông góc với Sa-la. Hay nói cách khác Maha Kod được xây trải dài theo trục Bắc – Nam. Những Kod nhỏ khác đôi khi được xây liền kề với Maha Kod hoặc được bố trí bên cạnh Sa-la hoặc đối diện với Sa-la qua sân rộng ở giữa khuôn viên chùa. Còn ngay chính giữa sân sẽ luôn là nơi dành cho vị trí của cột cờ.

Ngoài những công trình cơ bản trên, các chùa Khmer còn bố trí thêm các công trình khác như: phòng học (nhiều nơi gọi là Sa-la Pali), nhà bếp, nhà để ghe ngo, nhà trưng bày kinh Phật (còn gọi là Hô-t’ray) …

Như vậy từ dãy Kod (nhà tăng), kết hợp với Sa-la và Chánh điện đã tạo thành một “vành đai” bao lấy sân rộng trong khuôn viên chùa. Rõ ràng trong kiến trúc chùa Khmer xét tổng thể có những điểm rất khác biệt với lối kiến trúc chùa Việt. Như chúng ta đã biết, các ngôi chùa Việt thường bó hẹp trong phạm vi vừa phải, các công trình thường có kết cấu “dính liền” với nhau để tạo nên những dạng chùa theo kiểu chữ Đinh, hay chữ Công hoặc kiểu chùa chữ Tam[1]. Ở chùa Khmer, từ cổng đi vào cho đến ngôi Chánh điện, Sa-la, Kod … tất cả đều được bố trí ở những vị trí rời rạc, không kề liền, liên kết nhau theo nguyên tắc của chùa Việt. Tuy nhiên, xét về không gian, thì những công trình này dường như có sự “liên hệ” khá chặt chẽ với nhau, tuân theo qui định và chịu sự chi phối của các phương hướng khá rõ. Sa-la, nơi dành cho các phật tử cầu kinh niệm phật, bao giờ cũng quay mặt hướng Nam, là phương của Bát Nhã, tức trí tuệ, nhằm thu hút năng lực vô biên, làm cho trí tuệ được bừng sáng mà diệt trừ vô minh, từ đó thông suốt phật pháp, tiến tới thức tỉnh mà soi rọi nội tâm, giữ tâm trong sạch, để rồi “cậy nhờ” ở sự giúp đỡ, che chỡ của đức Phật (hiện diện qua ngôi Chánh điện) ở phía trước cứu vớt mà thoát khỏi mọi khổ đau của kiếp người. Đó là ý nghĩa biểu tượng. Còn nếu xét dưới góc độ thẩm mỹ, ta cũng có thể đoán được rằng, Chánh điện là một công trình được người Khmer tôn vinh, đề cao bậc nhất, là công trình được trang trí tỉ mĩ, đẹp lộng lẫy trong tổng thể kiến trúc ngôi chùa, do đó nếu đặt vị trí Sa-la gần kề hoặc song song với Chánh điện thì chắc chắn sẽ làm giảm đi sự nổi bật của ngôi Chánh điện (có thể bị che khuất…). Vì thế, giữa Chánh điện và Sa-la luôn được đặt ở hai vị trí tách rời nhau có khả năng cũng không nằm ngoài ý nghĩa trên.

Hiện nay, đề cập đến vị thế, không gian kiến trúc chùa Khmer ở Nam Bộ, nhiều người thường nhận định rằng, chùa bao giờ cũng được xây dựng trong “trung tâm” phum sróc. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ về lịch sử hình thành và phát triển của phần lớn các chùa Khmer ở Nam Bộ, thì đại đa số thời điểm khởi dựng các ngôi chùa thường được bắt đầu từ những cánh rừng hoang vắng hoặc những khu đất trống trãi thưa thớt cư dân (như chùa Kom-phi-sa-ko, chùa Kos Thom ở Bạc Liêu; chùa Pri-chóp ở Sóc Trăng; chùa Svai-tôn ở An Giang …). Điều này có thể được hiểu là trước khi đi tới quyết định xây dựng chùa, người Khmer cũng phải qua công đoạn tìm kiếm lựa chọn thế đất cho phù hợp. Và, vì vậy, chứng tỏ người Khmer cũng khá coi trọng việc chọn thế đất để xây chùa chiền của mình, song nó không bị quá lệ thuộc vào thuyết phong thủy như ở các cư dân chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Cụ thể khi người dân đã lựa chọn được một khu đất nào đó để làm chùa, thì khi đêm xuống, dưới ánh trăng mờ nhạt, những người lớn tuổi trong phum sróc sẽ đi vào khu đất để quan sát hình thù của một cái cây cổ thụ lớn nhất trong khu đất đã chọn, rồi bàn bạc xem có thể xây cất chùa được không. Nếu họ thấy hình thù của cái cây cổ thụ tựa như hổ, sư tử, thì tuyệt đối không thể xây chùa, vì đó là biểu hiện của điều không lành. Nhưng nếu họ thấy hình thù là một con voi, thì ngay lập tức mọi người sẽ mời các vị sư từ các nơi khác đến để thực hiện nghi thức đánh dấu đất thiêng mà tiến hành xây cất chùa.

Như vậy, ta thấy ít nhiều người Khmer cũng đã tuân thủ những nguyên tắc và qui định cổ truyền trong việc xác định rõ vị trí của khuôn viên xây cất chùa, của từng công trình trong chùa, với các tòa nhà buộc phải có tối thiểu (Chánh điện, Sa-la, Kod) của một ngôi chùa Phật giáo… Đó là một khía cạnh của bản sắc, của truyền thống Khmer vậy./.

                                                                                                  HSN

Tài liệu tham khảo:

  1. Trần Lâm Biền (1990), Phật giáo và văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
  2. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
  3. Hà Văn Tấn (1992), Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

 


[1] Hà Văn Tấn (1992), Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trang 19.

 

Related Posts

Bà con và các em học sinh lưu thông trên cây cầu mới

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

21 giờ trước
0

Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

2 ngày trước
0

Bạc Liêu:[Video] Phật giáo Bạc Liêu góp thêm hương xuân tại “Chợ quê ngày Tết” năm 2023

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khởi công xây dựng nhà tình thương tại huyện Hồng Dân

3 ngày trước
0
jhh

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

4 ngày trước
0

Nước đủ nóng thì trà tự thơm

1 tuần trước
0
Next Post

Bạc Liêu: Nếp sống thiền môn trong An cư Kiết hạ

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa tổ chức bàn giao nhà tình thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lễ rằm tháng giêng (Thích Giác Tâm)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vãn cảnh chùa ngày xuân

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

2 tháng trước
0
Chưa được phân loại

Chùa Long Phước thông báo Khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 210

3 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 208

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 207

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo tổ chức Đêm Trung thu và trao 600 phần quà cho các cháu thiếu nhi

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan PL.2566 – DL.2022

6 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

02/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
11/1
2
12
3
13
4
14
5
15
6
16
7
17
8
18
9
19
10
20
11
21
12
22
13
23
14
24
15
25
16
26
17
27
18
28
19
29
20
1/2
21
2
22
3
23
4
24
5
25
6
26
7
27
8
28
9
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 2.599
  • 3.422
  • 56.473

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Ngân hàng Vietcombank CN Bạc Liêu
  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu - Số tài khoản: 9999698898 - Sđt: 0983 891 191 (TT.Thích Giác Nghi)
  • Tên tài khoản: Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu - Số tài khoản: 1943883891

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học