KHOA CỬ XƯA Ở TRUNG QUỐC * Trần Phước Thuận
Trước thời Chu ở Trung Quốc, chế độ thế tập rất thịnh hành, các dòng họ quí tộc đời đời truyền nối làm quan, nhà vua không được tùy ý bổ nhiệm hoặc bãi miễn, trừ khi họ phạm tội nặng. Tuy nhiên cũng có một vài trưởng hợp đặc biệt nhà vua cũng tuyển chọn những người có thực tài trong giới bình dân để bổ nhiệm trọng trách, như trong trường hợp vua Thành Thang phong Tướng (Tướng quốc) cho Y Doãn, một người cày ruộng ở đất Sằn hoặc vua Văn nhà Chu phong Đại tể ( thời chiến quốc gọi là Thừa tướng) cho Khương Tử Nha, một ông câu bên bờ sông Vị. Đến thời Chiến quốc (479 TCN – 221 TCN), mặc dù chế độ Thế khanh thế lộc vẫn còn tồn tại, nhưng các nhà nước thời đó thời đó dần dần thực hiện chế độ khách khanh, những người tài giỏi được giới thiệu và cất nhắc đa số từ giới bình dân và thường được nhà vua đãi ngộ tương xứng. Việc tuyển chọn quan văn tướng võ lúc đó chưa có một căn cứ hoặc qui định nào. Sau thời Chiến quốc, Tần Thỉ Hoàng (221 TCN – 220 SCN ) dẹp tan lục quốc thống nhất thiên hạ, tuy ôg có gây ra những điều lầm lỗi, nhưng lại có công thống nhất văn tự, đó là yếu tố nòng cốt cho sự hình thành khoa cử sau này. Mãi đến thời Hán (206TCN – 220 SCN) mới có chế độ Sát cử, các quan đại phu ở triều đình hoặc quận thú ở các nơi cứ mỗi năm tiến cữ một vài người, mỗi người được tiến cử đều phải qua sự khảo sát của người tiến cử, việc khảo sát này cũng còn tùy tiện, chưa có một mô hình thống nhất. Những người được tiến cử lại được triều đình tùy lúc đặt cho một cái tên đại diện cho một loại nhân tài, điển hình như : Hiền lương phương chính, Hiếu để lực điền, Khảo liêm, Hiếu liêm, Mậu tài , Tú tài… Những người được tuyển chọn đôi khi cũng có thực tài nhưng cũng không thiếu chi những người dốt nát được tiến cử, điều này đã được the hiện qua dân ca đương thời “cử Tú tài bất tri thư, cử Hiếu liêm phụ biệt cư “ (người đựơc tiến cử Tú tài lại không biết chữ, người được tiến cử Hiếu liêm cha phải dọn nhà ra ở riêng). Thời Ngụy Tấn (Ngụy 220 – 265, Tấn 265 – 420) lại có chế độ Cưu phẩm trung chính. Khởi đầu từ Ngụy Văn Đế Tào Phi, nhà vua đặc phái quan Trung chính về các châu quận để phụ trách việc tuyển chọn nhân tài và những người có đạo đức. Số người được tuyển chọn gồm có 9 loại “ thượng thượng, thượng trung, thượng hạ, trung thượng, trung trung, trung ha,hạ thượng, hạ trung, hạ hạ.” Chín loại nhân tài nầy được đưa vào sử dụng trong guồng máy nhà nước từ cấp quận huyện cho đến triều đình. Do vậy phương pháp tuyển chọn đó còn gọi là “cửu phẩm quan nhân pháp”. Nhưng thật ra các quan Trung chính khi tuyển chọn nhân sĩ, đa số họ chỉ chú ý đến dòng tộc, gia thế, hình vóc, thầy dạy của người được chọn, còn về khả năng thực sự của người đó thì ít được quan tâm. Các đối tượng được tuyển chọn hầu hết thuộc dòng họ quan quyền hay gia đình giàu có, điều này gây trở ngại cho con đường tiến thân của tầng lớp nghèo, nên có thể nói chế độ Cửu phẩm trung chính là sự biến thể của chế độ Sát cử về mặt hình thức. Các tên gọi : Hiếu liêm, Tú tài … thời Ngụy Tấn vẫn đuợc sử dụng, nhưng lại được chia theo cửu phẩm quan nhân. Sau thời Tấn, đất nước Trung Quốc lâm vào cảnh loạn lạc, mỗi người hùng cứ một phương, họ xưng vương đế cấu xé lẫn nhau. Phương Nam có Tống, Tề, Lương, Trần bốn nhà nối nhau gọi là Nam triều, phía Bắc có Bắc Ngụy, Bắc Chu, Bắc Tề thay nhau trị vì xưng là Bắc triều. Thời kỳ đó gọi chung là Nam Bắc triều (420 – 581) các vương triều chỉ tập trung vào việc chiếm đất giữ đất và cũng cố ngôi vị, việc tuyển chọn nhân sĩ trong thời kỳ nầy không có gì đổi mới, chung quy cũng chỉ áp dụng các phương pháp cũ kỹ lỗi thời là Sát cử và Cửu phẩm quan nhân. Chỉ khác ở chỗ họ tập trung số người được tuyển chọn vào những mục tiêu chính trị quân sự. Nhưng đến khi nhà Tùy (581 – 618) thống nhất đất nước thì việc tuyển chọn quan lại bắt đầu có sự đổi mới. Tùy Dưỡng Đế ( 605 – 616 ) tuy bị người đời sau (nhất là đời nhà Đường ) kết tội là ông vua hoang dâm vô đạo, chẳng biết oan hay ưng, nhưng riêng đối với lịch sử khoa cử Trung Quốc ông là người tạo được đầu công. Ông đã nhận thấy chế độ Sát cử của thời Hán và Cửu phẩm trung chính của thời Ngụy chỉ thích hợp với giai cấp qúi tộc, gây cản trở khiến cho nhân tài trong trăm họ không có cơ hội tiến thân, nhất là những người lao động nghèo lại càng không phải là đối tượng được sát cử. Nhà vua cũng nhân chân được phương pháp sát cử quá tùy tiện, không có một khuôn mẫu rõ ràng, không chọn được người có thực tài để giúp nước. Cuối cùng ông đã bất chấp các lề luật cũ và sự phản đối của giai cấp giai cấp quí tộc, ông mạnh dạn xuống chiếu thành lập khoa thi, mà đối tuợng dự thi gồm mọi người trong nước không phân biệt nghèo giàu, chỉ trừ những người có tội hoặc thân nhân làm kỹ nữ. Theo lệnh của nhà vua khoa thi đựoc thực hiện, khoa tiến sĩ được tổ chức đầu niên hiệu Đại Nghiệp (605) là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Trung Quốc và cũng là khoa đầu tiên của học vị Tiến sĩ. Đây là buổi bình minh của khoa cử nên dĩ nhiên có nhiều thiếu sót, nhưng cũng phải công nhận rằng Tùy Dưỡng Đế là người đầu tiên biết dùng văn học và khoa cử để tuyển chọn nhân tài. Tiếc thay, sáng kiến và công lao của ông đã bị người đời quên lãng. Đến thời Đường (618 – 907), ngoài khoa Tiến sĩ, Đường Thái Tông (627 – 650) còn cho mở thêm các khoa mục khác như: Minh kinh, Minh pháp, Minh toán, Minh thư, Tú tài … Tú tài bây giờ không còn là một danh xưng được vua ban do sự tiến cử mà là tên gọi của một khoa thi và cũng là một học vị cho người thi đỗ khoa thi ấy. Nhưng tiếc thay, đến thời Đường Cao Tông ( 650 – 683 ) khoa thi Tú tài bị bãi bỏ. Khoa cử thời Đường do thừa kế khoa cử thời Tùy nhung cũng có ảnh hưởng đôi phần về lối Sát cử thời Hán, nên ngoài các môn thi chủ yếu như thi phú và thời vụ sách còn phải căn cứ vào người tiến cử và xuất thân của thí sinh. Thí sinh dự thi phải được thầy dạy, người bảo hộ hoặc quan địa phương tiến cử nên dù dự thi ở khoa mục nào (Tiến sĩ, Minh kinh, Minh pháp, hay Tú tài …) đều được gọi là cử tử hay cử nhân. Vì vậy cử nhân lúc bấy giờ chưa phải là một học vị. Các khoa thi lúc đầu do bộ Lại tổ chức nhưng sau đó triều đình giao cho bộ Lễ chủ trì, đặc biệt khoa thi Tiến sĩ được tổ chức tại bộ Lễ, nên còn được gọi là thi bộ Lễ. Cư tử các nơi đều phải nộp lý lịch về bộ Lễ để xin dự thi, còn gọi là đầu trạng, cho nên về sau người đỗ đầu thi Điện (thi Đình) gọi là Trạng nguyên. Thí sinh trúng cách trong kỳ thi bộ Lễ (đến thời Minh gọi là thi Hội) được gọi là Tiến sĩ, nhưng Tiến sĩ lúc bấy giờ chưa đủ tư cách làm quan, chỉ mới đủ điều kiện để dự thi tuyển cũng do bộ Lễ tổ chức. Tiến sĩ nào trúng tuyển trong kỳ thi này mới chính thức được bổ nhiệm. Người không đạt trong kỳ thi tuyển có thể về nhà ôn thi hoặc đến làm Mạc liêu cho các quan địa phương để thực tập cho quen công vbiệc trong thời gian chờ đợi thi lại. Một danh nhân trong thời Đường Thái Tông là Hàn Dũ (768 – 824) đã thi đỗ Tiến sĩ nhưng thi tuyển ở bộ Lễ cả 3 lần đều hỏng, phải đến lần thứ tư mới đỗ và mới được phong quan. Sau khi thi tuyển ở bộ Lễ, đôi khi nhà vua còn đích thân khảo hạch lại, hình thức khảo hạch đó là tiền thân của Điện thí sau này. Các Tiến sĩ đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển của bộ Lễ và khảo hạch của nhà vua sẽ được dự yến ở vườn Hạnh – Tr àng An, gọi là Thám hoa yến. Khi dự yến bộ Lễ chọn vài ba ông tân khoa trẻ trung tuấn tú làm Thám hoa sứ và Thám hoa lang (Thám hoa sau này trở thành học hàm cho người thi đỗ đứng hàng thứ ba trong kỳ Điện thí). Sau khi ăn yến do vua ban, các Tiến sĩ trúng tuyển còn được đề tên ở tháp Nhạn chùa Từ Ân tại Tràng An để làm kỷ niệm và để tăng thêm phần vinh hiển (đó cũng là tiền thân của cách dựng bia Tiến sĩ sau này). Khoa thi thời Đuờng cứ mỗi năm mở một lần nhưng không phải mở các khoa mục hàng năm, mà chỉ tính vào khoa Tiến sĩ và Minh kinh, còn các khoa mục khác đều không có định kỳ rõ rệt, tùy theo nhu cầu của từng thời điểm nhà vua sẽ chỉ định mở khoa thi nào. Lúc bấy giờ bộ Lễ đã biết áp dụng các biệ pháp bảo mật như : Kiểm tra đồ đạt và tài liệu của thí sinh lúc vào trường thi, bài thi của thí sinh cũng được dán phách khi chấm điểm. Sau đời Đường là thời Ngũ Đại (907 – 960), chỉ trong 53 năm lại liên tiếp xảy ra liên tiếp năm lần cướp ngôi của các dòng họ : Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Châu. Thời kỳ này dân chúng loạn lạc triều đình bất an nên khoa cử không được chú ý. Nhưng đến thời Tống (960 – 1279), khoa cử lại tiếp tục phát triển, ngòai các khoa mục cũ của thời Đường còn có các khoa mục mới như : Tam sử, Tam truyện, Tam lễ, Ngũ kinh, Cửu kinh … nhưng chẳng bao lâu Tống triều lại theo biến pháp của Vương An Thạch ghép các khoa mục lại làm một khoa Tiến sĩ. Tể tướng Vương An Thạch chê khoa cử thời Đường dùng thi phú để chọn nhân sĩ là không đúng, ông cho rằng thi phú không thiết thực trong việc trị quốc, con người có tài kinh bang tế thế không cần phải “xuất khẩu thành thi”. Ông đã quyết định đổi ra lối thi kinh nghĩa, người đi thi Tiến sĩ phải thông suốt : Thi, Thư , Lễ, Nhạc, Xuân thu, Dịch và các tác phẩm khác của nhà Nho. Kể như Vương An Thạch người mở đầu cho lối văn bát cổ. Từ thời Đường đến thời Tống cứ mỗi năm thi một lần, nhưng đến thời Tống Anh Tông (1064 – 1067) thì ấn định cứ ba năm mở một khoa, định lệ này được áp dụng luôn đến các thời Nguyên, Minh và Mãn Thanh. Người đỗ Tiến sĩ thời Tống được phân làm năm bậc : nhất giáp, nhị giáp, tam giáp, tứ giáp và ngũ giáp, mõi giáp lại không có số lượng nhất định. Thi tuyển ở bộ Lễ đến thời Tống đã chính thức trở thành Điện thí. Đây là một giai đoạn thi chính thức chứ không chứ không phải như thi tuyển hoặc khảo hạch ở thời Đường, thí sinh phải đạt ở kỳ điện thí mới được gọi là Tiến sĩ còn được gọi là “Thiên tử môn sinh”. Lúc đầu thời Tống, Điện thí còn có thi đỗ thi trượt nhưng tới thời Tống Nhân Tông(1023 – 1063) về sau nếu thí sinh đã trúng cách ở kỳ thi bộ Lễ thì kể như đã đỗ, Điện thí chỉ để xếp hạng chứ không bị đánh hỏng. Điểm đặc biệt nhất của khoa cử thời Tống là sự ra đời của khoa thi Hương. Ở thời Đường, cử tử hoặc cử nhân đều do sự tiến cử mà được công nhận nhưng đến thời Tống những người thi đỗ trong kỳ thi Hương mới được gọi là Cử nhân, nhưng cử nhân ỏ đây cũng không phải là một học vị cố định mà chỉ là một điều kiện cho thí sinh dự thi bộ Lễ – một học vị tạm thời vì nếu thí sinh thi hỏng ở kỳ thi bộ Lễ thì kỳ sau phải đi thi Hương lại rồi mới được dự thi bộ Lễ tiếp tục. Người Mông Cổ đánh bại nhà Tống lập ra nhà Nguyên (1206 – 1368). Họ kỳ thị chủng tộc, nên người Mông Cổ ưu tiên được làm quan, đó là một đặc quyền của dân tộc thống trị, khoa cử không được chú ý. Mãi đến đời Hốt Tất Liệt mới có mở khoa thi, người Hán cũng được dự thi, nhưng đề thi lại có hai loại : Loại dễ cho các thí sinh người Mông Cổ và một số dân tộc vùng sa mạc, loại khó cho các thí sinh người Hán vá các dân tộc phía nam. Những người thi đỗ cũng được chia làm hai bảng : Bảng hữu (bên phải) ghi danh người Mông Cổ và dân tộc phía Bắc, bảng tả (bên trái) ghi danh người Hán và dân tộc phía nam. Đến các thời Minh (1368 – 1644) và Thanh (1611 –1911) khoa cử được đặc biệt chú ý, các khoa thi được tổ chức gần như hoàn bị ở mọi mat. Triều đình ấn định thành ba cấp thi: thi Viện, thi Hương và thi Hội. Thi Viện để lấy Tú tài, thi Hương để láy Cử nhân, thi Hội để lấy Tiến sĩ. Cả ba cấp thi đều dùng lối văn bát cổ làm chính. Có thể nói thời Minh là thời truởng thành và thời Thanh là thời kỳ chín muồi của khoa cử Trung Quốc, trước khi nó mang màu sắc của văn minh phương Tây. Khoa cử thời Thanh gần như kế thừa hoàn toàn khoa cử thời Minh, chúng chỉ khác nhau một vài chi tiết, còn cơ bản thì hoàn toàn giống nhau. Thi Viện là cấp thi đầu tiên trong khoa cử, được tổ chức ở địa phương và được phân làm ba giai đoạn : thi Huyện, thi Phủ và thi Viện. Người dự thi không phân biệt tuổi tác, chỉ trừ phái nữ, mọi người đều được dự thi và đều được gọi là đồng sinh (có nghĩa là học trò bé, cho nên mới có câu chuyện “Bạch phát thương thương lão đồng sinh”). Thể lệ dự thi thật rất rối và phịền phức, trước tiên đồng sinh phải ghi danh và nộp bản khai lý lịch ba đời, phải có sự bảo đảm liên hoàn của năm đồng sinh, gọi là ngũ đồng kết, lai phải được một lẫm sinh (sinh viên được nhà nước trợ cấp) cùng huyện bảo đảm, gọi là lẫm bảo. Ngũ đồng kết và lẫm bảo xác định cho đồng sinh về lý lịch tốt : Khai thật tên họ quê quán, xuất thân trong sạch của tổ phụ, không thuôc dòng họ của kỷ nữ, người diễn tuồng, sai dịch, tội đồ; không có tang cha mẹ trong vòng 27 tháng tính đến ngày thi. Tóm lại là bảo đảm từng lời khai trong bản khai lý lịch là đúng, nhưng chú trọng hơn cả ở hai điểm không mạo tịch và nặc tang (không mạo quê quán và giấu tang). Sau đó mới được dự thi. Như trên đã nói, thi Viện gồm ba giai đoạn : Giai đoạn đầu thi ở huyện gọi là thi Huyện, thường được tổ chứ vào thàng 2 hàng năm, trường thi do Tri huyện chủ trì, thi Huyện có tất cả năm trường, mỗi trường thi một môn. Nếu thí sinh trúng cách cả năm trường gọi là xuất án, người cao điểm nhất gọi là Huyện án thủ. Giai đoạn thứ hai thi ở phủ gọi là thi Phủ, thường được tổ chức vào tháng 4, do Tri phủ chủ trì. Thí sinh cũng ghi danh như lúc dự thi huyện nhưng có kèm theo kết quả xuất án, nội dung thi cũng giống như thi Huyện nhưng cao hơn một chút. Người đỗ đầu thi Phủ gọi là Phủ án thủ. Giai đoạn thứ ba quan trọng nhất gọi là thi Vịên, cứ ba năm một lần, do quan Đề đốc học viện (gọi tắc là quan Học chính, Học đạo hoặc Học đài), người được triều đình phái đến phụ trách, mỗi tỉnh chỉ có một người. Thí sinh phải trúng cách qua kỳ thi Phủ mới đủ tư cách thi Viện và cũng làm đủ thủ tục ghi danh như các kỳ thi Huyện, thi Phủ, nhưng lần này ngoài ngũ đồng kết và lẫm bảo còn phải có thêm một lẫm sinh khác bảo đảm vào trường thi gọi là phái bảo. Điểm đặc biệt của thi Viện là quan Học chính đến từng phủ để khảo thí. Trường thi Viện được lập tại các phủ chứ không lập tại nha môn học đài tại tỉnh thành. Thi viện gồm có hai trường, lấy đỗ tùy theo nhu cầu của mỗi huyện. Thường thì huyện lớn lấy 50 người, huyện trung bình lấy 30 người và huyện nhỏ lấy 20 người. Các dân tộc thiểu số đều có ưu đãi riêng. Thí sinh trúng cách ở kỳ thi Viện được gọi là Tú tài, người đỗ đầu gọi là Viện án thủ, Tú tài là học vị nhỏ nhất trong khoa cử Trung Quốc. Người đỗ Tú tài mới được vào học ở trường huyện và khi đó họ mới được gọi là sinh viên huyện học, hoặc nếu được học ở trường phủ thì được gọi là sinh viên phủ học. Các sinh viên vào trường học phải mặc đồng phục Tú tài; đời Minh đội khăn vuông, đời Thanh đội mũ chóp bạc, mặc áo bào màu lam. Trước khi vào học tất cả trạng nguyên tân khoa đều phải dự một kỳ khảo thí đầu niên để kiểm tra chất lượng (cũng như ngày nay sau khi học sinh tốt nghiệp Trung học, nếu muốn vào Đại học phải dự kỳ thi tuyển; chỉ có khác là ngày xưa kỳ khảo thí đầu niên chỉ xếp thứ bậc chứ không bị đánh hỏng như tuyển vào đại học ngày nay) và sau đó được phân làm ba lọai : Lẫm sinh, tăng sinh và phụ sinh. Lẫm sinh gọi đầy đủ là lẫm thiện sinh viên, sinh viên loại một của kỳ khảo thí đầu niên, được nhà nước cấp học bổng và học tại các trường phủ hoặc huyện. Đời Minh mỗi tháng cấp sáu đấu gạo, đời Thanh mỗi năm cấp hai lạng bạc cho mỗi lẫm sinh. Lẫm sinh lại có tư cách bảo đảm cho đồng sinh nên họ còn có thêm thu nhập phụ gọi là bảo kim. Tăng sinh là loại lẫm sinh được tăng thêm ngoài định mức. Thông thường thì mọi trường phủ lấy 40 lẫm sinh và mỗi trường huyện lấy 20 lẫm sinh, các lẫm sinh đều là sinh viên loại một, vì vậy lẫm sinh trên thực tế có khi thiếu có khi thừa, nếu năm đó số sinh viên loại một hơn mức quy định gọi là tăng sinh, nhưng quyền lợi và vị trí của họ cũng như lẫm sinh. Phụ sinh, ngoài những sinh viên loại một là lẫm sinh và tăng sinh, các sinh viên còn lại ở các trường phủ và huyện đều được gọi chung là phụ sinh. Riêng sinh viên trường Quốc Tử giám tai kinh đô không phân làm ba loại như thế mà chỉ có hai loại : cống sinh và giám sinh. Cống sinh là những sinh viên ưu tú ở các trường phủ huyện được tuyển chọn rất kỹ cả hai mặt văn chương lẫn đạo đức để đưa về kinh đô học ở quốc tử giám. Cống sinh có tới năm loại : bạt cống, ưu cống, tế cống, ân cống và phó cống; gọi chung là ngũ cống, đều là những người có chân tài thực học. Giám sinh là loại sinh viên đặc biệt của Quốc tử giám, loại này chưa đỗ Tú tài nhưng vẫn có tư cách sinh viên. Giám sinh có 2 loại : ấm giám và quyên giám. Ấm giám là con cháu các quan chưc có công với triều đình (điển hình như Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng). Quyên giám là con cháu nhà giàu có nạp đủ lệ phí cho triều đình để mua tư cách sinh viên, tuy nhiên loại nầy cũng rất hạn chế (như Mã giám sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh hoặc Chu Tiến trong Nho Lâm Ngoại Sử). Cũng bởi do quyền tước và tiền bạc mới có tư cách sinh viên nên ấm giám và quyên giám thường là những người hữu danh vô thực. Từ thời Minh trở về sau đã có định lệ cứ ba năm thi Hương một lần, tổ chức vào mùa thu, trường thi đặc tại các tỉnh thành. Các quan chánh, phó chủ khảo và phòng quan đều phải là những Tiến sĩ lâu năm : chánh phó chủ khảo do bộ Lễ chỉ định, giám khảo do Tuần phủ tại tỉnh đó phụ trách, phòng quan còn gọi là quan duyệt quyển do các Tri phủ, Tri huyện hoặc xuất thân là Tiến sĩ đảm nhiệm. Sinh viên ở các trường phủ, huyện học xong năm đầu sẽ được dự một kỳ túc khảo để xác định khả năng. Kết quả chia làm sáu bậc, từ bậc một đến bậc bốn mới được phép dự thi Hương, bậc năm bậc sáu phải bị phạt nhưng được học lại, nếu sinh viên nào qua năm lần túc khảo mà cứ bị lịệt vào bậc năm bậc sáu sẽ bị loại ra khỏi trường và không được dự thi Hương. Riêng cống sinh và giám sinh của Quốc tử giám thì đương nhiên được dự thi hương không cần túc khảo. Thi hương gồm 3 trường (ở Việt Danh sách những người thi đỗ đươc chia làm hai bảng : chính bảng và phó bảng. Người đỗ chính bảng được gọi là Cử nhân hay Hiếu liêm, người đỗ phó bảng được gọi là Phó Hương cống. Người đỗ đầu gọi là Giải nguyên. Tất cả đều được dự yến tại tuần phủ nha môn gọi là Lộ minh yến. Sau đó làm lễ bái sư, nhận đồng niên và vinh qui bái tổ. Mỗi người đều được triều đình ban áo mão cờ biển và 20 lạng bạc. Riêng Cử nhân được độ mão có chóp vàng và trước từ đường được dưng cột cờ treo biển do nhà vua phong tặng. Thi hội cũng 3 năm tổ chức một lần, cứ năm trước thi Hương năm sau thi Hội. Thi Hội được bộ Lễ tổ chức vào tháng 3 – mùa xuân, tại kinh độ. Khảo quan thi hội gọi là tổng tài, gồm một chánh phủ khảo vàba phó chủ khảo, đều là những đại thần do Hoàng đế khâm mệnh. Đồng khảo quan có 18 người do bộ Lễ đề nghị gọi là thập bát phòng quan, tất cả đều phải là Tiến sĩ xuất thân. Thi hội cũng có ba trường, mỗi trường thi ba ngày. Trường nhất mở ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, trường nhì mở ngày 12 tháng 3 và trường ba mở ngày 15 tháng 3. Các thủ tục dự thi, kiểm soát vào trường thi, chi tiết chấm thi, quyển son, quyển mực … đại khái giống như thi Hương. Danh sách người thi đỗ được yết bảng vào rằm tháng 4 là mùa hoa hạnh nở nên còn được gọi là hạnh bảng. Bảng treo ở trước đại đường bộ Lễ có đống ấn bộ Lễ. Người thi đỗ gọi là Cống sĩ, người đỗ đầu gọi là Hội nguyên. Số lượng người thi đỗ không cố định, vào thời Thanh khóa đông nhất có 406 người đỗ, khóa ít nhất có 96 người đỗ. Trung bình có 20 thí sinh dự thi có một người đỗ. Sau khi hạnh bảng được công bố, triều đình tổ chức thi Điện, những người có tên trong hạnh bảng đều được phép dự thi. Địa điểm thi tại Bảo Hòa điện, tại đây có bàn viết cho thí sinh (không phải dựng liều chõng như các kỳ thi Hương, thi Hội). Hoàng đế đích thân làm chủ khảo (hoặc một đặc mệnh đại thần thay thế). Các hoàng thân làm quan giám thí, Lễ bộ thượng thư làm quan đề điệu, tám vị đại thần khác làm quan duyệt quyển. Đề thi chỉ có một đề, thường la đề về thời sự chính trị (lễ, hình, nông, công, tài chánh, giáo dục, trị thủy, lại trị …). Bài thi viết khoảng 1000 chữ và phải nộp trong ngày. Điểm đặc biệt của thi Điện là không có đánh hỏng người dự thi mà chỉ để xếp hạng và công bố học vị chính thức vì vậy thi Điện có thể hiểu là giai đoạn chót của khoa thi Hội. Mười bài thi của mười thí sinh giỏi nhất được các quan duyệt quyển trình lên Hoàng đế, chính tay nhà vua chấm điểm và xếp thứ bậc; sau đó tiếp kiến họ gọi là Tiểu truyền lô, từ bài thứ 11 trở đi đều do các quan duyệt. Tiếp theo là các vị tân khoa đều được Hoàng đế tiếp kiến ở điện Thái Hòa gọi là Đại truyền lô. Lễ này thật long trọng, có mặt hầu hết các đại thần, nhà vua xuống chỉ tuyên đọc danh sách tam giáp, danh sách người thi đậu được chia làm ba bảng: Đệ nhất giáp tứ Tiến sĩ cập đề, Đệ nhị giáp tứ Tiến sĩ xuất thân, Đệ tam giáp tứ đồng Tiến sĩ xuất thân. Chỉ riêng nhất giáp có 3 người là: Trạng nguyên, Bảng nhản, Thám hoa. Còn nhị giáp và tam giáp không có số lượng nhất định. Sau Đại truyền lô, các tân khoa tiến sĩ được bộ Lễ đãi yến gọi là Ân Vinh yến hoặc là Quỳnh lâm yến, rồi đến văn miếu bái tạ Khổng Tử gọi là thích hạt (cởi áo ngắn thay vào áo dài). Danh sách tiến sĩ của từng khoa thi đều được bộ Lễ dưng bia ở nhà Thái học gọi là Tiến sĩ đề danh bia (các danh bia từ hai thời Minh và Thanh hiện nay được bảo tồn ở di chỉ nhà thái học tức thư viện thủ đô Bắc Kinh). Sau khi dự các lễ chính do triều đình tổ chức, các Tiến sĩ tân khoa được ban tiền bạc áo mão, võng lọng hoặc ngựa xe … để vinh quy bái tổ. Về đến địa phương các Tiến sĩ còn được các quan phủ huyện đón tiếp long trọng và tiếp đến phải thực hiện các lễ tạ từ đường, lễ bái sư, thăm viếng người trưởng thượng. Đa số Tiến sĩ đều xuất chính (ra làm quan) chỉ có một số ít không ra làm quan, nhưng số này cũng được nhà nước và xã hội phong kiến và biệt đãi. Chế độ Khoa cử Hán Nho ở Trung Quốc đã chấm dứt ở khoa Tiến sĩ sau cùng năm 1905 ( khoa Tiến sĩ Nho học sau cùng ở Việt Ngày xưa ở Trung Quốc có quan niệm rất rõ về con đường xuất thân của quan lại; nếu các quan lại xuất thân từ Cử nhân hay Tiến sĩ, nói chung xuất thân khoa giáp, gọi là chính đồ (chính đồ ở đây là một đường lối chứ không phải tên một khoa thi như các khoa thi chính đồ do các chúa Nguyễn tổ chức ở Đàng trong), đây là con đường làm quan vẻ vang nhất. Còn các con đường khác như : quyên ban,tập ấm, ân tứ đặc biệt … đều gọi là dị đồ có nghĩa là đường riêng không phải đường chánh, vì vậy việc đề bạt hay thăng chức đều có quy định riêng, khác xa với chính đồ. Như vậy kẻ sĩ trong các vương triều Trung Quốc là tầng lớp được mọi người tôn trọng và đã có một vị trí rất cao trong xã hội phong kiến. Khoa cử Hán Nho là công cụ gần như duy nhất để tuyển lựa và hợp pháp hóa những con người “cầm cân nẩy mực” lãnh đạo nhân dân. Nhưng từ các ưu điểm này lại nẩy sinh ra các khuyết điểm, đó là khoa cử đã trở thành miếng mồi ngon câu dẫn mọi người đua nhau đi học đi thi để xuất chính, vô hình trung khoa cử gắn liền với việc làm quan, vấn đề di thi lâu ngày đã trở thành bổn phận “phải trả nợ” của kẻ sĩ. Thối quen này không những chỉ tồn tại ở Trung Quốc mà còn lan rộng ra các nước trong khu vực Hán tự như Nhật Bản, Đại Hàn và Việt SÁCH THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, Trung Hoa sử cương, 1944 2. Ngô Vinh Chính – Vương Miện Quý, Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB VH-TT – 1994 3. Huỳnh Minh Đức, Văn học sử Trung Quốc, NXBTrẻ 1929 4. GeorgeSoulie de Morant, Histoire de la Chine, Pari – 1929 5. Dương Quãng Hàm, Việt 6. Đàm Gia Kiện, Lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB KHXH Hà Nội – 1993 7. Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, NXB Trẻ – 1966. 8. I.S Lisevich, Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa, ĐHSP.TPHCM – 1993. 9. Hồ Ngu Thụy, Tam khôi bị lục, TT Học Liệu SG – 1968. 10. Nguyễn Kim Thản, Từ điển hán việt hiện đại, NXB Thế Giới – 1994 11. Viện KHXH.VN, Từ điển Trung Việt, NXB KHXH.HN – 1993. 12. Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Quốc, ĐHSP – TPHCM 1990 |
Cập nhật ( 17/05/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com